Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA


Hoàng Quốc Hải  

SƠ GIẢN PHẢ HỆ NHÀ TRẦN
 Để bạn đọc tiện theo dõi các nhân vật trong truyện, tác giả tạm sắp xếp một giản yếu tới tối giản về phả hệ nhà Trần.
 Song có một điều lộn xộn cần nói, đó là việc hôn nhân của họ Trần. Vì muốn giữ gìn sự trường tồn của dòng họ, nhà Trần nghiêm cấm con trai, con gái kết hôn với người ngoại tộc. Cho nên, bạn đọc sẽ thấy anh em con chú bác ruột lấy nhau như cặp Trần Thủ Độ (Thái sư) lấy Trần Thị Dung (Linh từ quốc mẫu)
 Cô cháu ruột lấy nhau như cặp Thiên Thành công chúa (em ruột Trần Liễu, Trần Cảnh) lấy Trần Quốc Tuấn (con Trần Liễu).

ĐỒI THÔNG HAI MỘ



Nguồn : http://phituanhung-families-friends.blogspot.com/2008/10/doi-thong-hai-mo.html
      Là tập thơ kể về bi kịch tình duyên giữa Đinh Lăng và Mỵ Dung vào thời Nguyễn Huệ – Quang Trung. Phần cuối câu chuyện xảy ra tại vùng dân tộc Thái (Tây Nghệ An,Tây Bắc), nơi có tự do yêu đương nam nữ ( theo kiểu phương Tây ) còn tồn tại đến ngày nay.

1  Anh Đinh Lăng giờ đây đâu nhỉ
Anh của em yêu quí nhất đời
        Anh đi mù mịt xa khơi
Phượng hoàng tung cánh phương trời mãi bay

Tạ lỗi Trường Sơn ( thơ )


Đỗ Trung Quân
Bài “Tạ lỗi Trường Sơn” Đỗ Trung Quân viết năm 1982, sau khi đi Thanh niên Xung phong về, đã qua chiến trường Campuchia, sau "Những bông hoa trên tuyến lửa". Bài thơ này được anh Hoàng Ngọc Biên và dịch giả Diễm Châu [đã qua đời] đưa vào danh mục SẼ IN của nhà xuất bản Trình Bày với cái tên Chung Do Kwan. Nhưng sau đó dịch giả Diễm Châu mất, nhà xuất bản cũng bận nhiều cho việc biên dịch văn chương và tác giả bài thơ sống ở Việt Nam nên chưa chọn được thời điểm thuận tiện để in (dưới tên Chung Do Kwan như là một tác giả Châu Á - là cách bảo vệ tác giả của nhà Trình Bày). Việc công bố nó sau 27 năm [ 1982- 2009] là chính tác giả công bố trên blog Chung do kwan của mình. Bài thơ viết khi 27 tuổi, 27 năm sau mới trình diện được.
Huỳnh Ngọc Chênh

Tạ Lỗi Trường Sơn
             Đỗ Trung Quân (1982)

1.

Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến

Hầu chuyện Trần Xuân Bách: “Dân chủ đưa Đảng vào lòng dân tộc”


Tống Văn Công
Cuối tháng 9 năm 1989, tôi từ Sài Gòn ra, vừa đến trụ sở báo Lao Động (51 – Hàng Bồ, Hà Nội) thì cô Phạm Thị Châu, trưởng phòng hành chính đến gặp. (Cô Châu hiện nay là cán bộ báo Dân Trí.) Cô trao tấm danh thiếp của anh Trần Xuân Bách gửi cho tôi và háo hức kể: Xe đỗ trước cơ quan, bác ấy đi vào, nói “Tôi xin gặp anh Tống Văn Công”. Em trả lời: “Thưa bác, anh Công về Sài Gòn. Hiện đang có mặt hai phó tổng biên tập là anh Huy Đan và Phạm Văn Nhàn. Bác có thể gặp anh nào ạ?”.  Bác ấy mở cặp lấy cac vi dít đưa cho em, nói: “Khi nào anh Công ra, đồng chí đưa giùm tôi nhé, nói là tôi đang đợi anh ấy gọi”. Từ lâu tôi đã được ba người bạn có dịp gần gũi anh Trần Xuân Bách là nhà văn Nguyễn Khải gần anh khi còn làm báo quân khu 3 thời chống Pháp, dịch giả Lê Minh Đức gần anh ở Ban Dân vận TƯ và  Đinh Gia Bảy ủy viên Đảng đoàn, ủy viên Ban thư ký Tổng Liên đoàn Lao động VN từng làm việc dưới quyền của anh Bách lúc giúp bạn ở Campuchia, kể  nhiều chuyện về anh Bách, một người tài đức song toàn. Tôi cũng được đọc nhiều bài viết của anh, rất hâm mộ, nhưng chưa có dịp gặp, không ngờ tôi lại được anh tìm! Trước khi vào Sài Gòn, tôi đã dự hội nghị nghiên cứu Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 (khóa 6), nên cảm nhận việc anh Trần Xuân Bách đến tìm là điều quan trọng.
Xin nhắc lại một số kết luận của Nghi Quyết TƯ 7: