Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

NHƯNG LỜI TRĂN TRỐI ( 2 )




 Trần Đức Thảo

Trong lúc, cùng với người, với đời, đáng bước vào giai đoạn vất vả về vật chất, khủng hoảng về tinh thần, thì Thảo lại như thấy vui, vì đây là dịp may rất sống động trong môi trường cách mạng để trải nghiệm, để thấy tận mắt hướng vận hành, cách vận hành của cách mạng. Như vậy lá công cuộc nghiên cứu thực tại, ngay ở hiện trường, đã có có mục tiêu rõ rệt! Đối với một nhà triết học, biết đặt vấn đề như thế là đã tìm ra phương hướng, thoát khỏi tình trạng bế tắc về mặt tư duy. Sự vui mừng ấy cũng giống như của một nhà toán học, khi đã đặt xong được phương trình, đã xác định ra những ẩn số! Giải phương trình ấy sẽ đưa tới đáp số là Sự Thật! Chung quanh ai cũng cau có, bực bội vì cuộc sống túng thiếu, Thảo lại thấy như đang gặp may, vì biết từ nay minh đã bắt đầu một hành trình mới, có mục tiêu rõ rệt, có phương hướng và phương pháp tư duy để đi tới. Mà là đi tới với một niềm tin mãnh liệt.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

NHƯNG LỜI TRĂN TRỐI ( 1 )




            Trần Đức Thảo


1/ Lời nhà XB
Trong những huyền thoạì về người Việt đi học ở Pháp thì hai câu chuyện nổi tiếng nhất có thể nói là hai trường hợp Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo. Một người thi lấy hai bằng tiến sĩ (văn chương và luật học) ở tuổi 23, còn người kia thì nổi tiếng là học giỏi, giỏi về một ngành ít ai ở Việt nam theo học, triết học phương Tây mà lạị còn là triết học của Đức (Hegel, Marx, Husserl…) giỏi tới mức có lúc tranh cãi với Jean-Paul Sartre ồ Pháp trên tạp chí Les Temps Modemes mà còn được xem là thắng thế.
Thế rồi hai cuộc sống lại là hai thảm kịch thuộc vào hàng lớn nhất của người trí thức Việt nam trọng thời cận hiện đại. Đi theo kháng chiến (chống Pháp), cả hai đã được mời làm giáo sư Đại học, thậm, chỉ cả khoa trưởng Luật trong trường hợp ông Tường, nhưng chẳng bao lâu, sự độc lập tư tưởng của họ đã đưa họ đến chỗ đối đầu với chế độ toàn trị đang phủ trùm xuống miền Bắc. Trần Đức Thảo tham gia vào phong trào đòi dân chủ, tự do cho các văn nghệ sĩ và trí thức bằng một bài viết trên tờ Giai Phẩm mùa Đông (Tập I năm 1956) chỉ trích các “bệnh nặng nề: quan liêu, mệnh lệnh. giáo điều, bè phái, sùng bái cá nhân” và một trên báo Nhân Văn số 3 (ra ngày 15-10-1956) khẳng định: “Người trí thức hoạt động văn hoá cần tự do như khí trời để thở”.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Thấy gì ở ngày chủ nhật ( 16/2 ) vừa qua



.
Nguồn : Nguoibuongio1972
 Một sân khấu dựng lên dang dở để chiếm lấy khoảng không. Một đám thanh niên tình nguyện hát một bài hát nhí nhảnh. Một đám sồn sồn rửng mỡ nhảy nhót trong nền nhạc Tàu. Một gã lùn rao giảng về chiến tranh và hòa bình. Cùng lô xích xông mật vụ đứng quay phim....

 Không có cảnh bắt bớ thô bạo, chỉ có những hoạt động văn hóa trá hình phá hoại cuộc tưởng niệm ý nghĩa ngày 17/2 của những người dân Việt yêu nước. Một tinh thần thiêng liêng bị một văn hóa tinh thần nhộm nhoạm tấn công ngay giữa trung tâm thủ đô.