Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

CHÙA BA VÀNG ( tp UÔNG BÍ, Q. NINH ): XUÂN 2015



Khác với chùa Bái Đính ( kiến trúc kiểu Tàu ), chùa Ba Vàng là ngôi chùa hoàn toàn mang phong cách VN trên một vùng thiên nhiên tươi đẹp. Chùa chỉ cách Trung tâm TP Uông Bí chưa đầy 10km. 
 Tiếc là trong Nhà Tổ, ngoài thờ đức Thích ca, 3 vị vua nhà Trần , tầng trệt lại đưa ông Hồ và ông Giáp vào thờ! Công sản là vô thần , làm như vậy được sao ?
Ngày 10 tháng Giêng, Ất Mùi:


Clip chùa Ba Vàng :
Một số ảnh :





Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

“Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”



Nguyễn Tiến Dân.
Kính gửi: ông Trương Tấn Sang, 
Chủ tịch nước CHXHCN Việt nam.
Tên tôi là: Nguyễn Tiến Dân.
Địa chỉ: 208 Định Công Thượng – quận Hoàng Mai – Hà nội.
Điện thoại: 0168-50-56-430
Như đã viết trong bức thư trước, lần này, xin hầu chuyện ông với đề tài “Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”. Đề tài mà rất nhiều người đã đề cập. Tiếc thay, do không có thực tế, nên họ chỉ đề cập được 1 cách phiến diện.

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

BẢN GỠ BĂNG GHI ÂM PHÁT BIỂU TẠI LỄ TƯỞNG NIỆM 17.2.2015 của GS Tương Lai


9 giờ sáng ngày 17.2.2015, gần 50 người là thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, No U Sài Gòn và các nhân sĩ trí thức đã tập trung về chân tượng đài Đức ngài Trần Hưng Đạo tại Sài Gòn để dâng hoa và thắp nhang tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong các trận chiến bào vệ tổ quốc chống quân xâm lược Tàu Cộng. Tại đây, giáo sư Tương Lai đã ứng khẩu đọc một bài phát biểu hùng hồn và xúc động nói lên lòng biết ơn của mọi người trước sự hy sinh của các chiến sĩ ở Hoàng Sa, biên giới phía Bắc và Gạc Ma. Ông cũng nhấn mạnh đến quyết tâm không thể nào lay chuyển của toàn dân Việt Nam trong cuộc chiến chống quân Tàu cộng xâm lược.

BẢN GỠ BĂNG GHI ÂM PHÁT BIỂU TẠI LỄ TƯỞNG NIỆM 17.2.2015 của GS Tương Lai


Hôm nay là ngày 17.2, chúng ta có mặt ở đây cũng như đúng ngày này năm ngoái, dưới chân tượng Đức Thánh Trần để tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu kiên cường chống bè lũ Trung Quốc xâm lược trong cuộc chiến tranh biên giới để chúng ta, nhân dân ta bình yên đón Tết.

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

Toàn cảnh mặt trận biên giới Vị Xuyên 1984-1989



Trường Sơn 

Rạng sáng 12/7/1984, trên cả ba hướng, các đơn vị đồng loạt nổ súng tiến công nhưng trận đánh không thành công. Sau đó, BTL Quân khu 2 dùng Sư 313 và 356 mở chiến dịch giành lại điểm cao 685, 300-400
Ngày 26/3/1984, trong khi Quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia bắt đầu đợt hoạt động lớn truy quét tàn quân Khmer Đỏ thì ở khu vực biên giới Việt-Trung, Trung Quốc cũng ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch tiến công lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), Trung Quốc tập trung 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh trên thê đội một, áp sát hướng Vị Xuyên-Yên Minh.

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (1)



http://infonet.vn
Cuối năm 1978, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược mà phía Trung Quốc gọi là “phản kích tự vệ chống Việt Nam”, giới cầm quyền Bắc Kinh đã tập trung một bộ phận lớn quân đội ở khu vực biên giới.
Lời Tòa soạn:
Đã 36 năm trôi qua nhưng ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam về một trang sử hào hùng của Tổ quốc, ký ức về sự hy sinh của hàng ngàn đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất biên cương khởi đầu từ ngày 17/2/1979 ... vẫn chưa hề phai mờ.  Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 với 30 ngày khốc liệt để hậu thế chúng ta thêm hiểu hơn về lịch sử của đất nước, để tôn vinh những người con ưu tú đã ngã xuống giống như chúng ta vẫn thường tôn vinh những anh hùng, liệt sỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc.
Với mong muốn giúp cho độc giả có một cái nhìn khái quát nhất nhưng toàn cảnh nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979, Infonet xin giới thiệu loạt bài viết được chắt lọc, tham khảo và tổng hợp từ các tài liệu, sách báo đã từng được xuất bản như: 
Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 1 và 2; 
Lịch sử các quân đoàn 1, 2, Binh đoàn Pắc Bó; 
Lịch sử các sư đoàn 3, 316, 337, 338, 346, 395; 
Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng; Lịch sử Bộ đội Biên phòng
Lịch sử Dẫn đường Không quân
Lịch sử Pháo binh QĐNDVN
Báo Quân đội Nhân dân tháng 2 và 3-1979
China’s Aggression: How and Why It Failed – Nguyen Huu Thuy
Chinese Military Strategy In The Third Indochina War - Edward C. O’Dowd
China’s War With Vietnam 1979 – King C. Chen
----------------------------------------

Bài 1: Tương quan và Thế trận

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Bình luận về hai bức thư của sinh viên Nhật và Tiểu My



Nguyễn Đình Cống
Nguồn Boxitvn.blogspot.com

( Nâng cao dân trí – Tâm thư một Sinh viên Nhật gởi Thế Hệ Trẻ Việt Nam và Thư hồi đáp của một bạn trẻ Việt Nam

http://tooanh.blogspot.com/2015/02/nang-cao-dan-tri-tam-thu-mot-sinh-vien.html )

Vừa qua trang Bauxite đăng bức thư của một bạn sinh viên Nhật “VIỆT NAM- NHÀ GIÀU VÀ NHỮNG ĐỨA CON CHƯA NGOAN” và thư hồi âm của bạn Tiểu My “LÀ MỘT NGƯỜI VIỆT-KHÓ LẮM! THẬT VẬY!”. Tôi xin có vài lời bình luận.
Bạn sinh viên Nhật chỉ ra một số nhận thức và việc làm đáng chê trách của chúng ta như : 1. Cho là rừng vàng biển bạc không bao giờ cạn nên khai thác bừa bãi; 2. Ích kỷ, chỉ lo bản thân mình, làm ô nhiễm đất đai, xả rác ra nơi công cộng; 3. Không biết xếp hàng; 4. Chửi hay hơn hát, đứng thẳng người để chửi đổng, cúi rạp trước quyền lực bất công; 5. Tìm cơ hội mánh mung, lừa lọc; 6. Một thế hệ trẻ không có niềm tin. Cuối cùng đưa ra lời than “vì sao nên nỗi”.

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Nâng cao dân trí – Tâm thư một Sinh viên Nhật gởi Thế Hệ Trẻ Việt Nam và Thư hồi đáp của một bạn trẻ Việt Nam




Đây là hai lá thư có hiệu lực thức tỉnh nhất đối với tuổi trẻ Việt Nam, đập mạnh vào lương tri của con người. (Các) tác giả đã phơi bày những sự thật đau lòng không phải bằng thái độ chỉ trích hay dạy bảo mà bằng những lời lẽ rất thuyết phục, thấm đậm tình người.
Hai lá thư này cần được đưa vào sách giáo khoa về công dân giáo dục và rất thích hợp để trích dẫn trong các bài viết về lịch sử và văn hóa dân tộc.
Lê Xuân Khoa
Cùng các bạn:
Tôi đồng ý với GS Lê Xuân Khoa, thầy học sử địa 60 năm trước hồi trung học của tôi, là bài viết của Châu Sa và Tiểu My phải được đưa vào "Quốc Văn Giáo Khoa Thư thế kỷ 21" mà GS Phạm Toàn cùng bạn hữu đang soạn thảo (không cần tiền tỷ của Bộ Giáo dục – Đào tạo). Tôi cũng đề nghị chúng phải được lên trang mạng BauxiteVN mà GS Nguyễn Huệ Chi và GS Vũ Cao Đàm đang hướng về "nâng cao dân trí" vì thần tượng Võ Nguyên Giáp cũng đã chết theo ngài và theo thông tin của Đèn Cù.
Để đóng góp vào "nâng cao dân trí", tôi đề nghị ta bỏ bớt lý luận tháp ngà, không chỉ ăn mày gương quá khứ của Phan Châu Trinh, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi..., mà nên đi vào đời sống của nhân loại, của Việt Nam thế kỷ 21. Tôi đề nghị, và nhiều người trong nước đang hưởng ứng, là ta tổ chức một quyển sách luân lưu hằng năm, phổ biến trên Internet nhưng cũng chọn lựa in ra và bán rất rẻ, về đề tài Thế Nào Là Hạnh Phúc Việt Nam? Phải cổ động rất nhiều người tham dự, như Reader's Digest, bằng hình thức có giải thưởng khuyến khích (bài được lựa đăng) và giải thưởng vàng, bạc, đồng hằng năm.
Tôi đã tình nguyện cống hiến hết hết tài sản làm việc này, vì con cháu tại Mỹ không giàu nhưng may đã biết tự lập và rất ủng hộ tôi dùng tài sản còn lại để làm việc thực tế thay vì chỉ nói. Rất mong các bạn tiếp tay.
Phùng Liên Đoàn, 75 tuổi
· Chương Trình II: Nâng cao dân trí bằng cách viết “thế nào là hạnh phúc?”

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Quản lý giao thông và xử phạt người tham gia giao thông ở tỉnh Bắc Giang chẳng giống nơi nào !



 Tô Oanh

1.     Mười lăm năm vẫn thiếu một biển báo giao thông : Tại ngã tư thị trấn Kép của huyện Lạng Giang ( nơi giao cắt giữa TL 37 và QL1A ) , nhiều người tham gia giao thông đi từ Bố Hạ đến đây để quẹo phải về TP Bắc Giang liền bị dừng xe bắt ký biên bản vi phạm giao thông. Nguyên nhân là do đã 15 năm nay nơi đây thiếu một cái biển bảo “khu đông dân cư “. Biết chuyện này, ngành CSGT đã tổ chức tại đây một “ điểm bắn tốc độ “ gần như thường xuyên. Nhiều khách vãng lai qua đây chưa biết phải chạy 40km/h liền bị “ sập bẫy “ và phải nộp phạt chí ít cũng 750 ngàn đồng một lượt. người viết những dòng này từng gửi thư đến phòng CSGT và Sở Giao thông vận tải BG ( tháng 8 năm 2008 )  để phản ánh thực trạng này, nhưng cho đến nay nơi này vẫn thiếu cái biển báo và người dân đi xe máy cứ bị mất tiền oan vì đi quá quy định 40km/h…! Tôi từng góp ý cho các chiến sỹ CSGT, thì được họ nói là “ lỗi ở ngành giao thông chứ chúng cháu xử phạt ở địa điểm này là đúng quy định “. Ngành GT sai mà CSGT “ đổ tội “ lên đầu người dân là sao ? Được chút tiền phạt, nhưng người dân sẽ nghĩ gì về bộ máy công quyền, và lòng tin của họ với nhà nước, với đảng liệu có suy giảm ?