Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

THÁNG BA

Luu-Thành


         Tháng ba hoa gạo rụng rồi
Bầy chim sáo cũng từng đôi xa đàn
         Từ ngày mình tới hội làng
Áo the , nón thúng dịu dàng quai thao
        Thế rồi từ đó xa nhau
Mình về nhớ cái yếm đào mình mang
       Muốn đưa chân một quãng đường
Nhưng mình dừng lại , vấn vương câu thề

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

HOA XOAN



Cỏ dại -ThanhbaoNguyen

Hoa xoan nở rộ tháng Ba
Tím rơi rụng cả sân nhà người ơi
Cánh hoa mỏng tím chơi vơi
Đu đưa trong gió gọi mời trăng lên
Tối đêm hoa rụng bên thềm
Mà không nỡ quét vì thêm nhớ người
Nhớ mùa năm ấy hoa rơi
Người ra đi mãi... về nơi phương nào

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

MÙA DÂU CHÍN...



Luu-Thành

Tan học cùng nhau xuống nương dâu 
Đang mùa trái chín thích làm sao 
Từng hàng dâu tốt xanh xanh lá 
Trái chín thơm lừng ngọt biết bao 
+ 
Hai đứa ta đi ở hai đầu 
Mải mê hái trái đụng vào nhau 
Tại hàng dâu hẹp không chỗ tránh 
Áo trắng hoen màu bởi trái dâu 

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

ĐỢI AI?


Luu Thành


Người về ngồi đợi đăm chiêu
Trông trăng trăng rụng , ngó chiều chiều rơi
Xin ai nhắn lại đôi lời
Chờ mây bay tím một đời nhớ nhau...?




MIẾNG TRẦU

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

THÁNG BA






Tháng Ba 
      Hoa ban
               Tím đường
                       Hoa cà 
                           Tím ruộng.
                                Hoa sim
                                        Tím đồi.
Tháng ba
           Nồng nàn
               Hương bưởi
                    Tím trời
                             hoa xoan.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

CHỜ NHAU...



Lưu-Thành..

Từng đêm lên mạng.. 
Đưa ngón tay dò sóng phương xa 
Trong màn đêm.. 
.................Bay giữa Thiên hà 
Bồn chồn chờ.. 
.................Cửa sổ bung ra. 
Anh ghé thăm nhà em trên Netlog 
Em còn đó không ? 

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Nỗi đau Hà Nội!



Mạc Văn Trang
Nguồn Boxitvn
Những ngày đầu năm Ất Mùi (2015) Hà Nội có nhiều chuyện lùm xùm phản văn hóa, khiến người Hà Nội phản ứng dữ dội, có người gọi là “ném đá”! Nhưng đó là những chuyện liên quan đến một vài cá nhân kệch cỡm, một vài hủ tục của địa phương riêng lẻ. Riêng hai chuyện mới xảy ra, vẫn đang diễn biến, phải nói là NỖI ĐAU HÀ NỘI.
Chuyện thứ nhất, ngày 14 tháng 3 năm 2015, những người dân yêu nước đến Đài tưởng niệm các Liệt sỹ và Tượng đài Lý Thái Tổ để dâng hương hoa, tưởng nhớ anh linh 64 liệt sĩ đã hy sinh trên đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988, thì bị một đám thanh niên quậy phá, gây sự, mắng mỏ, ghi hình, đe dọa… Đám thanh

KHÓC THƯƠNG 2000 CÂY BỊ BỨC TỬ



Thơ Trần Mạnh Hảo


Chúng bức tử hai nghìn cây Hà Nội
Ông Nghị và ông Thảo giết trời xanh
Cả đất nước khóc hàng cây vô tội
Hai nghìn cây hồn lìa xác đoạn đành…

MỘT THOÁNG HỒ TÂY



CỎ DẠI -THANH BẢO NGUYÊN

Tây hồ một thoáng chiều nay
Đào mai khoe sắc đắm say lòng người
Tết nay đã đến cận rồi
Bâng khuâng chợt nhớ tiếng cười của em

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

GẶP MƯA



Luu-Thành


Xin trời cho nước mưa tuôn
Mây bay đi để nỗi buồn nhẹ tênh
Anh về viết lại thơ tình
Hong khô tà áo chúng mình ngó nhau?

NẮNG BUÔNG LƠI




CỎ DẠI - THANH BẢO NGUYÊN
Ngày
Đốt nắng phía bờ anh
Rát bỏng
Không ngẩng nhìn
Vẫn cháy sém má môi
Mắt
Dõi theo
Thương nhớ xa vời
Con đường cũ
Ghập ghềnh hun hút

NIỆM KHÚC TÌNH YÊU




 CỎ DẠI - THANH BẢO NGUYÊN
Biết bao nhiêu là đủ
Khi tình ta trao nhau
Cuộc tình dài bao lâu
Bấy nhiêu sao vẫn thiếu

 Tình đi không quên nẻo
 Mãi theo nhau lối về
 Nhớ lại thuở xưa kia
 Sao tình ta vụng dại

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

HÀNH ĐỘNG CỦA NHỮNG KẺ VONG ÂN BỘI NGHĨA



Xuân Dương
 (GDVN) - Lễ dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ Gạc Ma đã bị một số thanh niên tự xưng là dư luận viên ngăn cản.
Ngày 14/3/2015, kỷ niệm 27 năm lính Trung Quốc xả súng sát hại 64 chiến sĩ công binh hải quân nhân dân của chúng ta, chiếm đoạt đá Gạc Ma.

Một số người dân Thủ đô Hà Nội đã tập trung trước khu vực tượng đài Vua Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) để dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ đã hy sinh anh dũng trong trận chiến không cân sức chống giặc ngoại xâm ngày 14/3/1988. Trong trận chiến này, 64 chiến sĩ công binh hải quân đã anh dũng hy sinh bảo về biển đảo thân yêu của tổ quốc.

Lời Xin Lỗi Muộn Màng..



Luu-Thành


Gió muộn phiền quét qua miền ảo ảnh 
Người xa người còn thương nhớ không nguôi 
Trăm năm một thoáng mây trôi 
Còn đây vương mãi nụ cười thế nhân
Xin bước lên những núi sông chia rẽ 
Chan chứa lòng vì một lẽ tha nhân 
Bên nhau trên Net hóa gần 
Bỏ quên phiền muộn mình cần có nhau?

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

NHỚ MÌNH



Luu Thành

Người đi ……
……..chiếc bóng năm canh
Riêng , chung …
……. ai để hóa thành giấc mơ
Người về…..
…… ta những ngẩn ngơ
Vầng trăng xẻ nửa , cứ ngờ mất nhau
……..

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

HOA MÔI..

( MB gọi là hoa xoan )

Lưu-Thành

Xưa gặp nhau trong một đợi chờ 
Khi chia tay rồi em thương anh nhớ 
Nhưng hoàng hôn tím dần sau khung cửa 
Anh lại bần thần nhớ nụ hoa môi 
+ 
Rét tháng Ba , gió bớt lạnh rồi 
Em e ấp bên cây sầu đông ấy 
Anh thương một bờ vai em tin cậy 
Được vòng tay ôm trọn nét xuân vui 

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

VỀ THÁNG HAI



VỀ THÁNG HAI
Luu Thành

Uớc gì lại đứng cạnh nàng
Gói mùi hương ấy anh mang theo về
Mang về cả nắng đồng quê
Cả hương hoa bưởi đêm khuya trong vườn

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

BỜ HỒ HOÀN KIẾM SÁNG 14/3/2015: Tưởng nhớ 64 Liệt sỹ trên đảo Gạc ma năm 1988 !





MƯỜI BỐN THÁNG BA





Bạn có lần nào đứng bên bờ biển rộng
Lúc màn đêm nghe tiếng sóng vọng về
Ngoài khơi xa văng vẳng tiếng ầm ì
Đang cuồn cuộn trong đại dương sâu thẳm
Có tiếng oan hồn từ Gạc – ma tàu đắm
Sáu mươi tư người
………… máu loang thắm biển xanh
Mười bốn tháng ba..
……………..Những liệt sĩ lưu danh
Đã ngã xuống vì quê hương nước Việt
Đất Mẹ bao dung nhớ các anh da diết 

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988


Nguyễn Đông
 http://st.f1.vnecdn.net/responsive/i/v17/graphics/icon_print.gifNguồn VNexpress.net  Thứ tư, 13/3/2013 | 
 
Sáng 14/3/1988, trung úy Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc giữa đảo Gạc Ma (Trường Sa). Tàu Trung Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên đảo, nã đạn.
>
Gặp mặt cựu binh trong trận chiến ở Trường Sa 1988/ Tưởng niệm liệt sĩ hy sinh trên biển

Theo thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó chính trị Trung đoàn Công binh 83 giai đoạn 1988-1997, cuối năm 1987 Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, bao gồm việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội.
Sau Tết Nguyên đán, các chiến sĩ Trung đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) nhận lệnh từ Sơn Trà (Đà Nẵng) vào Cam Ranh (Khánh Hòa) cùng với lực lượng bảo vệ đảo của Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) ra Trường Sa cắm mốc chủ quyền và xây dựng đảo chìm ở Trường Sa theo chiến dịch CQ-88.
20h ngày 11/3/1988, tàu 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhổ neo từ Cam Ranh chở theo lính công binh của Trung đoàn 83 và lực lượng giữ đảo của lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn) - cách đất liền khoảng 500 km. Đảo chìm Gạc Ma lúc đó chỉ là những bãi san hô nổi lên giữa biển, có tên trong Bản đồ Việt Nam.