Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

GS NGÔ BẢO CHÂU CÓ XÚC PHẠM HỒ CHỦ TỊCH KHÔNG?



Trần Đình Sử
GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU
CÓ XÚC PHẠM HỒ CHỦ TỊCH KHÔNG?
Ông Nguyễn Trọng Bình phân tích: "Năm2016, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên trang cá nhân, GS Châu có nói rằng: “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
Bình tĩnh phân tích cặn kẽ từng chữ trong câu nói trên sẽ thấy không có một chi tiết nào, cơ sở nào để nói rằng GS Châu xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh như lời của những kẻ đã cố tình “chụp mũ” cho ông. Câu nói trên chỉ có thể hiểu ở hai tầng nghĩa sau đây nếu người đọc có một sự hiểu biết ở mức trung bình:
Một, câu nói trên trước hết cho thấy quan điểm riêng của GS Ngô Bảo Châu trong vấn đề thể hiện sự tôn kính của cá nhân này với một cá nhân nào đó (mà mình thần tượng). Nói khác đi, kính trọng và nhớ ơn ai đó là một chuyện còn cách thức thể hiện sự kính trọng và nhớ ơn đó ra bên ngoài là một chuyện khác. “Có yêu mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi” – ý này nếu là người có hiểu biết nhất định về tư tưởng và giáo lý nhà Phật sẽ biết con người sau khi mất đi nếu “thoát khỏi vòng luân hồi” cũng đồng nghĩa với việc được “về” với cõi “niết bàn”, hay xứ “tiên cảnh”; và chỉ có những người với phẩm hạnh cao vời - những bậc chân tu đắc đạo mới mong “về” được cõi ấy. Như thế, ý của GS Châu ở đây là nếu chúng ta cầu mong cho thần tượng mình “thoát khỏi vòng luân hồi” chính là chúng ta đang thể hiện lòng tôn kính cao nhất và thánh thiện nhất dành cho họ; còn để họ “sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” nghĩa là họ mãi mãi không được “siêu thoát”, vẫn trong bể trầm luân của kiếp người.
Hai, đặt trong bối cảnh và thời điểm xuất hiện câu nói trên, cùng với sự liên tưởng với xã hội và đất nước Việt Nam hôm nay, cho phép chúng ta suy luận thêm một tầng nghĩa khác trong câu nói trên của GS Ngô Bảo Châu là: ông muốn ngầm phê phán, đả kích những kẻ nào nhân danh lợi dụng hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh để che đậy những việc làm tệ hại của mình; những kẻ tuy ngoài miệng nói “học tập theo Bác” nhưng thực chất là mang Bác ra làm tấm bình phong và nhất là qua đó phỉnh lừa đám đông dân chúng vốn cuồng tính và mê muội.
Tóm lại, với câu nói trên Ngô Bảo Châu hoàn toàn không có một ý nào xúc phạm mà ngược lại còn rất tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh theo góc nhìn và quan điểm của cá nhân ông trên tinh thần giáo lý nhà Phật" (Bài trên trang Viet -study của THD, xin phép ông Dũng).
.

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Lưu Hiểu Ba, ngọn lửa vẫy gọi



Bài đọc trong lễ tưởng niệm Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình
Tương Lai

Đó là ngọn lửa của trí tuệ và lòng quả cảm của người trí thức đích thực, người đấu tranh cho nhân quyền hàng đầu của Trung Quốc, giải Nobel Hòa bình 2010.
Bị bắt năm 2008 và bị kết án 11 năm tù giam với cáo buộc “âm mưu lật đổ nhà nước”, Lưu Hiểu Ba vừa qua đời ở tuổi 62 tại một bệnh viện thuộc thành phố Thẩm Dương sau một thời gian ngắn điều trị bệnh ung thư gan. Giáo sư Lưu Hiểu Ba là biểu tượng của một nhân cách trí thức với bản lĩnh “uy vũ bất năng khuất”, bền bỉ và quả cảm đấu tranh cho khát vọng tự do và dân chủ chống lại chế độ toàn trị phản dân chủ đang thống trị hơn một tỷ dân Trung Quốc.
Sau khi đã thụ án được 8 năm, ngày 23/5/2017 ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan và được đưa ra khỏi nhà tù để điều trị tại một bệnh viện ở tỉnh Thẩm Dương. Chính quyền Bắc Kinh đã khước từ yêu cầu của gia đình giáo sư Lưu Hiểu Ba và một số Chính phủ cùng với Tổ chức Nhân quyền Quốc tế về việc cho ông sang Mỹ hoặc Đức chữa bệnh. Lý do sự khước từ đó chẳng có mấy khó hiểu đối với nhà cầm quyền Trung Quốc cũng như với mọi nhà nước của chế độ toàn trị phản dân chủ khác. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc thì càng là điều cấm kỵ vì tên tuổi của Lưu Hiểu Ba gắn liền với cuộc đấu tranh vạch trần vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.
Vào năm đó, giáo sư Lưu Hiểu Ba đang thỉnh giảng tại Đại học Columbia ở New York Hoa Kỳ đã không chút do dự mà quyết định bay ngay về Bắc Kinh để đồng hành với sinh viên và thanh niên Trung Quốc trong cuộc đấu tranh đòi tự do trong các cuộc biểu tình ôn hòa. Chính ông đã tham gia thương thuyết với quân đội được điều đến để bắn giết không nương tay những người trẻ tuổi trên quảng trường Thiên An Môn. Ông đã góp phần cứu hàng trăm người biểu tình thoát khỏi họng súng của những công cụ chỉ biết bóp cò theo lệnh.

Cũng chính vì vậy, sau vụ thảm sát Thiên An Môn đến trước năm 2008, nhà trí thức Lưu Hiểu Ba liên tục bị khủng bố, đe dọa và đã từng hai lần bị bắt đi tù. Vào tháng Giêng năm 1993, ông được mời sang Úc tham gia phỏng vấn trong cuộc thực hiện bộ phim tài liệu biến cố Thiên An Môn. Đã có lời khuyên ông nên ở lại Úc nhưng ông quyết liệt từ chối và khẳng định rằng “cuộc đời tôi là để góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho Trung Quốc và điều đó có nghĩa là tôi phải sống tại quê nhà. Đó là quê hương của tôi”.

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

BẾN SÔNG MÙA MƯA LŨ



Liberty Thúy Hạnh


Nhớ không em dòng sông mùa mưa lũ

Nước băng băng phủ trắng cả bãi bờ

Chiếc thuyền nan dạt trôi về bến cũ

Ruộng ngô non ngụp trong nước sững sờ



Em có thấy mênh mông mùa mưa lũ

Phía bờ kia nay bỗng hoá xa xăm

Thương con vạc không còn nơi trú ngụ

Vạt lau thưa chấp chới một cánh cò



Em có nghe tiếng sấm lúc hoàng hôn

Tiễn ngày đi bằng cơn mưa ướt lạnh

Ký ức tối mờ còn đâu em lóng lánh

Giấc mơ xa không chắn nổi cơn bão gần