Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

10 đề xuất với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT của TS.

Lương Hoài Nam
TS. Lương Hoài Nam là một doanh nhân ngành Hàng không nhưng rất quan tâm tới giáo dục. Ông đã viết 10 điều này từ cuối năm 2016. BigSchool hỏi ông: Có cập nhật gì thêm ở thời điểm này? Ông cho biết: Không cần ...vì cũng còn mới! Xin chia sẻ cùng các bạn.
Cụm từ "tị nạn giáo dục" được nhắc đến không ít lần, kể cả ở Quốc hội. Là một người dân với hai đứa con được cho sang Singapore và Anh ăn học từ trung học, biết khá rõ về giáo dục cả ở Việt Nam lẫn ở các nước này, tôi muốn đề xuất với tân Bộ trưởng Giáo dục mười nội dung sau đây.
Thứ nhất, cần xoá bỏ sự cào bằng giữa các học sinh về nội dung giáo dục. Khi các con tôi học ở Singapore và Anh, điều đầu tiên làm chúng tôi ngạc nhiên là số môn học giảm một nửa. Các cháu chỉ học 6 môn thay vì 12 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc cho luồng học được các cháu chọn, 3 môn hoàn toàn tự chọn. Lý do là cả Anh và Singapore đều phân luồng giáo dục ngay sau tiểu học 6 năm. Đức thậm chí phân luồng sớm hơn - sau lớp 4. Trung Quốc giống Anh - phân luồng sau lớp 6. Đó cũng là tinh thần chung của Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về phân loại giáo dục của UNESCO (ISCED 1997 và 2011).
Mỗi học sinh có các tố chất và điều kiện khác nhau. Xã hội cũng cần người làm những công việc khác nhau. "Con cá" cần tập trung học bơi, được đánh giá theo năng lực bơi và ra đời đi bơi. "Con chim" cần tập trung học bay, được đánh giá theo năng lực bay và ra đời đi bay. Không thể dạy (và đánh giá) "cá" và "chim" với các nội dung giáo dục giống nhau trong suốt 12 năm học.

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Vinh thiền TRẤN QUỐC

Bùi Văn Bồng



Với Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện, …
Một góc hồ rực sáng chữ CÔNG
Rêu phong gợi nhớ thời Khai Quốc
Bồ đề xôn xao gió sông Hồng

Lại một thời chùa mang tên An Quốc
Mơ ước bình an trong bão lốc hưng vong
Đất thiêng lưng Cá Vàng hóa đảo
Dựng vinh thiền Tam Bảo đứng uy nghi

Trấn Quốc - tự bao đời giữ nước
Mái chùa cong như lưỡi kiếm thần
Một dáng nét thuần phong quen thuộc
Tình Yên Hoa mơ ước với cao xanh

NGHI NGÚT

"Yêu như là đào huyệt để chôn nhau"
TMH

Lửa dẫu tắt tình than còn nghi ngút
Đêm nồng nàn em lút cả bình minh
Con chim yêu dập nát nửa thân mình
Còn ngoái cổ tỏ tình rên rỉ hót

Mùa trút lá thu lạnh lùng quay gót
Lửa riu riu tìm chiếu lót linh hồn
Em đi rồi sao bỏ lại hoàng hôn
Bỏ lại đêm dồn thành hắc ín

Giáo dục Việt Nam: Nỗi đau nhiều kiếp chưa tan

( H1 )
- Quảng Cáo -
I- Ai đề xuất tư tưởng tích hợp ?
Khi nghe tin chương trình Giáo dục Phổ thông mới đã tiến hành gộp 3 môn Vật Lý – Hóa Học – Sinh Vật vào một môn để cho một giáo viên dạy, và gộp 2 môn Lịch Sử – Địa Lý cũng vào một môn và cũng cho một giáo viên dạy, thì hồn xiêu phách lạc. Bởi đó sẽ là tai họa lớn cho nền Giáo dục Việt Nam.
Không đi vào phân tích chi tiết, xin đưa ra vắn tắt mấy lý do cơ bản sau đây:
1. Đi ngược với xu thế chuyên môn hóa
Muốn đi xa, đua tranh đỉnh cao, thì phải rất tinh nhuệ. Vì thế cần phải được chuyên luyện. Thế giới khoa học và giáo dục từ đó mà lan tỏa, đi sâu vào các vấn đề rất tinh vi. Đó là quá trình vi phân hóa của tự nhiên.
- Quảng Cáo -
Cùng là dạy môn Vật Lý với cùng nội dung mà thầy giỏi sẽ dạy tốt hơn thầy không giỏi. Cùng một con người nhưng học chuyên về Vật Lý thì sẽ có kiến thức Vật Lý tốt hơn là bắt học cùng lúc 3 môn Lý – Hóa – Sinh.

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Hoàng Quốc Hải: VỀ TRUYỆN “BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC”


Nhà văn Hoàng Quốc Hải. Ảnh: Internet.

VỀ TRUYỆN “BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC”
Hoàng Quốc Hải 
     Bài này đã đăng báo Văn Nghệ số 4, ra ngày 27.1.2018, phát hành cả nước từ ngày 25.1.2018. Bản tác giả gửi đến Văn Nghệ và các trang mạng có tiêu đề là "Về truyện Bắt đầu và Kết thúc", nhưng bị Báo Văn Nghệ đổi thành "Về truyện Mở đầu và Kết thúc". Đọc cái tiêu đề của Văn Nghệ, người ta sẽ bảo: ông lão lẩm cẩm, đến cái tên truyện còn ghi nhầm thì còn viết bài phê phán cái gì! Báo Văn Nghệ thâm thật! Hay là có nội gián?

Mấy năm nay, nhiều nguồn tin không thể kiểm chứng tải về từ nhiều nước, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc do người có học đi du lịch đem về. Trong đó họ nói,Trần Ích Tắc trá hàng để làm tình báo, Trần Quốc Toản không phải hy sinh khi truy đuổi giặc bên bờ sông Như Nguyệt, mà ông chỉ bị thương, giặc bắt đưa ông về Tàu. Ông qui thuận, nên được trọng đãi. Hiện con cháu ông rất thành đạt. Họ đã được xem cả gia phả, tộc phả của cả gia quyến Trần Ích Tắc và Trần Quốc Toản. Nhưng khi hỏi bằng chứng thì chẳng ai có bằng chứng gì. Có kẻ còn khẳng định: Chỉ riêng tôi có tài liệu gốc, tôi sử dụng cho riêng tôi, tại sao tôi phải chứng minh cho mọi người. Lý sự thế, thì đúng là giả mạo rồi, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, không ai làm như vậy. Thế mà nhiều người vẫn nhắm mắt tin theo, rồi phao tin đồn nhảm.

Liệu ta có thể tin, giặc đủ bình tĩnh bắt sống Trần Quốc Toản đưa về Tàu, trong khi chúng hết sức hoảng loạn tháo chạy bởi quân ta truy kích. Đến nỗi tổng chỉ huy Thoát Hoan còn phải chui vào rọ, chịu cho lính kéo đi như kéo một con chó.

Luận điệu này là đòn tâm lý chiến, nó khuyến khích những kẻ khờ khạo tin theo, rằng theo giặc sẽ đời đời phú quí, dòng dõi dài lâu.Thật là hiểm độc.


Tên bài viết bị Văn Nghệ đổi thành "Về truyện Mở đầu và Kết thúc"
Nhân nói đến truyện ngắn BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC của nhà văn Trần Quỳnh Nga, tôi không phải người đầu tiên phát hiện ra truyện này. Bởi hạ tuần tháng chạp năm ngoái (2017), tôi vào Sài Gòn, khi chúng tôi đang thắp hương ban thờ cố nhà văn Hồng Duệ tại Thủ Đức, thì có chuông điện thoại. Nhà nhiếp ảnh Đỗ Kha từ Quảng Ninh hỏi tôi với giọng gay gắt: Anh đã đọc truyện ngắn “Bắt đầu và kết thúc” trên Văn Nghệ số 50 chưa? Rồi anh xổ ra một tràng đầy bức xúc và giận dữ, không cho tôi nói xen vào. Kết thúc anh hỏi: “Ý kiến anh thế nào?”. Tôi nói chưa đọc số báo đó và tôi đang ở Sài Gòn.  Về Hà Nội, tôi tìm đọc. Đọc xong tôi thấy băn khoăn quá, liền gọi điện cho thư ký tòa soạn Lương Ngọc An, vài hôm sau lại gọi cho Tổng biên tập Khuất Quang Thụy. Cả hai nhà văn đều hỏi tôi có chuyện gì. Tôi nói, tôi không yên tâm về nội dung truyện “Bắt đầu và kết thúc”, và rằng tôi sẽ viết ý kiến của mình gửi đến Tòa soạn. Các bạn rất vui vẻ khuyến khích - Vậy anh viết đi. Tôi chưa kịp viết thì trên các mạng xã hội đã có phản ứng. Các ý kiến khen chê trao đi đổi lại thật là sôi động, nhưng vẫn giữ được bình tĩnh.

Như đã hứa với hai vị chịu trách nhiệm tờ báo, nên tôi viết bài này.

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

NGƯỜI DÂN ĐỒNG TÂM GỬI THƯ CẦU CỨU TRUNG ƯƠNG!

  -Nguyễn Đăng Quang-

Người dân xã Đồng Tâm lại một lần nữa gửi thư ngỏ cầu cứu đến Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội. Trong thư ngỏ mới nhất đề ngày 20/01/2018 vừa qua, họ khẩn cầu: Mười nghìn người dân xã Đồng Tâm tha thiết thỉnh cầu đến các Ông bà Đảng và Nhà nước cử những người có tâm huyết, có chuẩn mực đạo đức, biết thương dân về xã chúng tôi để nghe tâm tư nguyện vọng, nghe tiếng kêu cứu, nức nở, ai oán, u sầu… của người dân! Đừng để người dân thấp cổ bé họng chúng tôi kêu không thấu tới trời thì oan ức quá!”. Trong thư ngỏ này, người dân xã Đồng Tâm thể hiện mong muốn là vụ việc và nỗi oan ức, bất công của họ được giải quyết sao cho thấu tình, trọn nghĩa! Một động thái chính trị rất khôn ngoan, mở đầu bức Thư ngỏ này, thêm một lần họ tái khẳng định: Nhân dân xã Đồng Tâm chúng tôi xin khẳng định rằng chúng tôi không chống lại Đảng, không lật đổ chính quyền! Chúng tôi chỉ căm thù và chống lại bọn tham nhũng vì chúng là giặc nội xâm; bọn chúng đã lợi dụng quyền lực để cướp đất của người dân hun đúc lợi ích khùng để hình thành những nhóm lợi ích!”.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), do lập được nhiều chiến công, xã Đồng Tâm đã được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lương vũ trang”. Trong kháng chiến đã vậy, từ sau hòa bình (1954) đến nay, tổng số tài nguyên đất đai mà nhân dân Đồng Tâm đã cống hiến cho Nhà nước để phục vụ cho mục đích xây dựng quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia cũng như phát triển kinh tế địa phương là rất lớn. Có thể nói hiếm có địa phương nào đã hy sinh quyền lợi và tài sản cho đất nước nhiều và lớn như người dân xã Đồng Tâm! Theo thống kê, diện tích đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm có tổng cộng 800ha, trong hơn 60 năm qua dưới chính thể mới, người dân nơi đây đã bàn giao cho Nhà nước 400,25ha, bằng đúng 50% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Trong đó, có 2 lần quan trọng nhất là:
        + Năm 1960, Nhà nước thu hồi 325ha giao cho Bộ Quốc phòng để xây dựng Trường bắn Quốc gia Miếu Môn. Lần thu hồi này, người dân không được bồi thường, hỗ trợ gì.

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

TÓC MÂY..........

L.T



Ước mong thăm Huế một lần
Ngắm Hương giang , sóng phù vân bềnh bồng
Mây chiều núi Ngự mênh mông
Tưởng nghe tiếng gió rừng thông dạt dào
……
Bâng khuâng duyên dáng má đào
Tóc mây buông giữa xôn xao Xuân về
Ngọt ngào giọng Huế đam mê ?
Cuốn hồn tôi , khúc tình si với người..
……
Đêm nay trăng dạo giữa trời
Còn tôi say ngả nghiêng cười với - Hoa
Rưng rưng thương ánh trăng tà
Tôi yêu Huế đó như là yêu em !

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

VĂN TẾ 74 TỬ SĨ HY SINH TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA NGÀY 17 – 19.01.1974

Tác giả: Nguyễn Phúc Vĩnh Ba



Hỡi ơi!

Nhẹ tựa lông hồng,
Nặng tày non Thái.

Những cái chết đã đi vào quốc sử, con cháu nghe mà xót dạ bàng hoàng,
Bao con người vì gánh vác giang sơn, cây cỏ thấy cũng chạnh lòng tê tái.

Anh linh kia hoài phảng phất thiên phương,
Chính khí đó sẽ trường tồn vạn tải.

Mới hay,

Giòng giống Việt luôn còn nòi nghĩa dũng, thịt tan xương nát sá chi,
Trời đất Nam đâu thiếu bậc anh hùng, máu đổ thây rơi nào ngại.
 
Kính các anh vị quốc thân vong
Bày một lễ thâm tình cung bái.

Nhớ các anh xưa,

Tuổi trẻ thanh xuân,
Khí hùng chí đại.

HẬN HOÀNG SA

Kha Tiệm Ly





Bốn bốn năm mà như hằng thế kỉ
Hoàng Sa quặn mình bao vết chém đau
Mắt tổ quốc chưa bao giờ ráo lệ
Quàng khăn tang nên sóng hóa bạc đầu


Máu hùng anh nhuộm lòng biển đỏ
Càng đớn đau càng sục chí kiên cường
Quân thù hỡi! Bạch Đằng Giang rực lửa
Mi chờ đi, ngày nhặt xác sa trường!

Trăm triệu anh em cùng chung hòn máu
Như Hoàng Liên cao mãi chí ngang tàng
Năm tháng xót thương người em hải đảo
Cuồn cuộn căm hờn sông nước Cửu Long Giang

Muôn lạch suối chung lòng về biển cả
Ngàn núi non luôn bền chí phục thù
Người bé lớn giáo mài, gươm tuốt vỏ
Thề một lòng cùng trả hận thiên thu

*
Vỗ kiếm, giận đời chưa thỏa chí
Đối diện quân thù một trận đá tro bay
Ôm nhục nước nén vào tim chánh khí
Rượu ba miền không đủ một ta say! 

BẢN LÊN TIẾNG CỦA HỘI GIÁO CHỨC CHU VĂN AN VỀ VIỆC THẦY GIÁO VŨ VĂN HÙNG BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM


Trưa 4/1/2018, thầy giáo Vũ Văn Hùng (Vũ Hùng), cựu TNLT đi tham dự buổi gặp mặt kỷ niệm thành lập Hội Giáo chức Chu Văn An (HGCCVA). Sau khi buổi họp mặt buộc phải dừng và chia tay một cách bất thường thì thầy Vũ Hùng bị mất tích. Gia đình bạn bè gọi ĐT chỉ nghe chuông, không thấy trả lời, đi dò tìm hỏi CA, đến 10h đêm mới biết thầy đang bị giữ ở CA phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân Hà Nội. Khi đến nơi chị Mai (vợ VVH) thấy chồng mình bị còng tay, hỏi CA đang canh giữ lý do gì thì họ trả lời thầy Hùng “đâm người”, bạn bè hỏi thì họ trả lời “do say rượu đi xe máy đâm phải người ta, đang nhập viện”. Hỏi biên bản, người làm chứng thì đều trả lời vu vơ … Ngay sau khi gặp được chồng ở phường TXB, họ lập tức cho taxi đến áp tải thầy đi đâu gia đình bạn bè không ai biết, thầy chỉ kip nói với vợ, “anh bị gài bẩy, vu cáo”. Chị Mai xin đi theo họ ngăn lại, hỏi CA phường này chở đi đâu, được trả lời “không biết”. Đến sáng 5/1, chị Mai tiếp tục đến CA phường TXB hỏi, họ mới cho biết thầy bị đưa lên quận Thanh Xuân và cho số ĐT của điều tra viên Kim Minh Đức để liên lạc. Chị Mai tiếp tục đến CA quận Thanh Xuân tìm chồng, đến trưa mới nhận được thông báo của CA quận “về việc bắt người phạm tội quả tang”, tạm giữ thầy Hùng về “hành vi gây rối trật tự công cộng” điều 318 BLHS. Ngày 6/1, chị Mai cùng anh em bạn bè đã tìm gặp luật sư Ngô Anh Tuấn ký hợp đồng bảo vệ pháp lý cho thầy Hùng. Buổi chiều cùng ngày luật sư đã gọi điện đến CA để làm thủ tục pháp lý, nhưng phía CA với lý do là ngày nghỉ và hẹn đến chiều 8/1 mới làm việc. Đầu giờ chiều ngày 8/1, luật sư có mặt ở phòng trực CA quận, họ lại hẹn đến 3h mới làm việc. Làm xong thủ tục thì lý do hết giờ nên luật sư vẫn chưa được gặp thân chủ. Trưa 10/1, luật sư mới được vào gặp thân chủ (Vũ Hùng), còn chị Mai vẫn chưa được gặp chồng (mặc dù mọi thủ tục pháp lý đã làm xong từ chiều 8/1) nhưng với lý do “phải trình lãnh đạo xem xét mới được gặp”. Sau đó chị Mai đã nhiều lần ĐT và nhắn tin cho CA để hỏi về việc thăm gặp chồng nhưng không được trả lời. Mãi đến khoảng 3h20 chiều ngày 13/1(hết lệnh tạm giữ), chị Mai mới được vào thăm gặp chồng 5p dưới sự giám sát chặt chẽ của CA, chỉ được hỏi thăm sức khỏe. Tối ngày 13/1, CA điện thoại cho chị Mai thông báo chồng chị có lệnh tạm giam. Chiều ngày 15/1, chị Mai đến CA quận mới nhận được thông báo bằng văn bản, chồng chị bị giam “về hành vi cố ý gây thương tích” theo điều 134 BLHS. Mọi thông tin từ phía thầy Hùng bị ngăn chặn, chỉ biết được sau buổi gặp mặt buộc phải chia tay bất đắc dĩ, ra bến xe buýt đợi xe về bị hai kẻ mặc thường phục bám sát, gây sự và lao vào tát thầy. Sau đó thầy Hùng đi xe buýt về cửa hàng chị gái, rồi tiếp tục đi bộ về nhà, gần đến nhà trên đoạn đường vắng, bị vây và bắt cóc. 

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

VIẾT GÌ VỀ TRUYỆN NGẮN “BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC”?


Chu Mộng Long 


Chu Mộng Long

Mọi người muốn tôi viết một bài về truyện ngắn Bắt đầu và kết thúc của nhà văn trẻ Trần Quỳnh Nga, đăng trên báo Văn nghệ số 50, 2017. Người phát hiện truyện ngắn này là cụ Hoàng Quốc Hải. Cụ nói chuyện với tôi qua điện thoại với sự giận dữ về “một áng văn chương phản lịch sử”.

Đọc đi đọc lại Bắt đầu và kết thúc, tôi thấy không có gì đáng viết. Tốt nhất hãy để tờ báo văn nghệ này chết hẳn trong lòng bạn đọc sau những vụ lùm xùm đấu đá, những nợ nần và những cầu cứu các nguồn tài trợ trong lẫn ngoài nước. Nhưng đã lỡ hứa với cụ Hoàng Quốc Hải nên đành phải viết, coi như giúp cho tờ báo mình thích một thời sống thêm. Hơn nữa có người bạn vừa khoe hình em Quỳnh Nga xinh đẹp vào inbox của tôi để câu view, bèn viết cho em nó vài dòng để giúp em nó nổi tiếng thì cũng đáng bậc mày râu.

                                          Tác giả Trần Quỳnh Nga. Ảnh: VHHT
Thực ra, văn chương phản lịch sử là chuyện thường tình. Xưa nay từng có không ít tác phẩm văn học phản lịch sử, bằng hư cấu bất tận trong và ngoài sự kiện lịch sử, thậm chí bác bỏ lịch sử để thay đổi nhận thức về lịch sử. Ngay từ thời cổ đại, Aristotle đã từng khẳng định: Thơ thật hơn lịch sử. Thơ mà ông nói ấy mang nghĩa văn chương nói chung, gồm sử thi, bi kịch và hài kịch. Hư cấu không là chuyện mơ mộng viễn vông mà là khơi sâu vào bản chất của sự kiện, đánh thức sự kiện, làm cho cái xác của sự kiện trỗi dậy thành sinh thể có hồn. Sử gia không thể và không được phép làm điều nhà văn được phép làm, bởi chức năng của anh ta là chỉ tái hiện sự kiện và đánh giá trên cái xác của sự kiện. Lịch sử chỉ là nấm mộ của quá khứ điêu tàn. Văn chương sống động bởi cái quá khứ ấy được thổi vào một linh hồn sống động như là cái hiện tại đang diễn ra.

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

VÀI LỜI VỀ TRUYỆN NGẮN "BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC"

Tiến sĩ Văn học,
nguyên Giáo viên Trường Chu Văn An, Hà Nội



Rất lâu không đọc báo Văn nghệ, ngẫu nhiên thấy một truyện ngắn được share trọn vẹn trên một trang Fb quen nên tò mò mà đọc, đó là “Bắt đầu và kết thúc” của Trần Quỳnh Nga! Đọc xong, bày tỏ vài dòng trên trang cá nhân, một học trò nói: “Nên để lời bình cho những gì đáng bình”; đồng nghiệp thì khuyên:” Hãy để nó tới thế nào thì đi như thế, vô tăm tích”! 

Vậy nhưng vẫn thấy cần phải nói vài lời về một truyện ngắn không thể không suy nghĩ! 

1. Giải thiêng, giải ảo, đối thoại với lịch sử... là những xu hướng khiến tiểu thuyết lịch sử ngày càng thu hút được sự quan tâm, hứng thú của người đọc! Đó là loạt truyện ngắn đạt tới mức “kinh điển” thời đổi mới như Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp, tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh - những tác phẩm khiến người đọc bất ngờ nhận ra những góc độ mới của lịch sử, những gương mặt mới của nhân vật lịch sử, đa diện và chân thực, gần gũi và dễ cảm thông, giúp giải đáp thuyết phục hơn những câu hỏi hình như vẫn luôn hiện hữu đâu đó khi ta ngước nhìn những pho tượng sơn son thiếp vàng xa xôi và khó hiểu! 

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

VỚT TRĂNG

LT

Tình tôi như ánh trăng mơ
Gió bay rớt xuống bên bờ Hương giang

Em qua vớt ánh trăng vàng 
Vớt luôn câu chữ của ngàn năm thơ

Trăng xinh tỏa bóng bên bờ
Thơ tôi nũng nịu đợi chờ ái ân
Trăng soi bóng nước tần ngần
Quyện câu lục bát chung vần với nhau

Trăng vàng rơi xuống bên cầu
Câu thơ vui sẽ bớt sầu cùng em
Đêm nay là biết bao đêm
Thơ tôi say ngủ êm đềm với em 


Trăng khuya lấp lánh bên rèm
Soi qua kẽ vách bỗng thèm như thơ


THẢO LUẬN VỀ TRUYỆN NGẮN "BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC" - Phần 4



Thanh Ngân Ngô : Báo Văn Nghệ hết hơi rồi, hay làm tay sai cho Tàu mà cho đăng bài này nhỉ ?

lam hồng nguyễn Nặng lời quá. Suy diễn xu thời, không nên.


Chu Mộng Long lam hồng nguyễn Không nặng lời thì nói thế này nè bạn quý. Với anh Thỉnh và ban lãnh đạo báo Văn nghệ trong hoàn cảnh bây giờ nếu có tiền là các anh ấy có thể làm tất cả. Tàu hay Tây hay Ta gì theo tất. Ai nhiều tiền là theo để... cứu đói, cứu nghèo. Thật đấy, nếu cần tôi chứng minh cụ thể chứ không suy diễn tí nào.

lam hồng nguyễn Chu Mộng Long Đổi sự sâu sắc lấy ...giả vờ nhẹ dạ. Không có Tàu thì cũng có Tây. CNXH của anh Thỉnh, nguyên tắc cao nhất là miễn vui là được. mà nếu không vui, anh ấy sẽ khen cho nó vui. Hehehehehehe!

lam hồng nguyễn Nó cũng giống như tờ báo VN thôi. Phát hành được vài ngàn tờ, lượng người đọc ít hơn một FB loại trung bình, vẫn cứ được ngợi ca là "mũi nhọn xung kích trên lĩnh vực văn nghệ", là "nơi quy tụ tinh hoa vhnt của cả nước". Xã hội càng suy đồi, người ta càng thích tặng và đeo huân chương. Nếu lâu lâu không có một scandal nào đó, văn nghệ sĩ có mua, đọc tờ "mũi nhọn" này nữa không?

Thanh Ngân Ngô lam hồng nguyễn Suy diễn xu thời là đúng đấy bạn ạ. Tôi không là quan, cũng ko nhà báo hay nhà phê bình VH...là một người dân thôi, tôi gạt hết mọi quan tâm về tham nhũng, dân oan, CA đánh dân... sang 1 bên, tôi chỉ quan tâm nhất đến vẫn đề lãnh thổ , lãnh hải, sự xâm lược ăn cướp biển đảo VN , xâm lược về kinh tế,văn hóa của TQ đối với VN ( Dự án bắt học tiếng Tàu trong trường PT, dự án đổi chữ viết........) thôi nhé. Trong nội bộ kiểu gì cũng là đồng bào, đất nước, từ từ sẽ xong. Nhưng dính đến TQ, nhất là nói sai lịch sử là những điều nhạy cảm bạn nhé.

THẢO LUẬN VỀ TRUYỆN NGẮN "BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC" - Phần 3



Hoài Hương Truyện LS hư cấu chi tiết nhg kg có nghia là hư cấu sự kiện sự việc. Trách nhiệm là ng viết.

Phạm Lưu Vũ Truyện hay. Chả có gì phải phê phán.

Tạ Xuân Sinh : Hay với người không hiểu lịch sử     .

Phi Ngọc Nguyên: Xem lại tư cách Tổng biên tập báo này

Quocthu Kiều Hoa đào rụng trắng như tuyết...!!!... đọc đến đây thấy mùi bọn hán gian việt gian rồi...

Đoàn Lê Giang Ờ nhỉ, hoa mai mới trắng như tuyết chứ!

Nguyễn Xuân Diện Máu đào của chiến binh Đại Việt nhập thổ và biến thành tuyết trắng Nguyên Mông, tức là thành lãnh thổ của chúng.

Chu Mộng Long : Vậy là nó cũng giỏi xây dựng biểu trưng đấy!

Tạ Xuân Sinh :Truyền này mà đăng lên thì thật không còn gì để nói nữa rồi, bôi nhọ lịch sử, lẫn lộn thực giả....

Minh Thọ Chết cha! Hay trước đây Trần Ích Tắc bị... "oan khiên" và tác giả có bằng chứng nên "giải oan" cho ông ta?

Nguyên Triêu Dương : Thêm một cá thể muốn được để tiếng

Đinh Bá Truyền Theo sách "An Nam chí lược" của Lê Tắc thì công chúa An Tư theo Thoát Hoan về Tàu và có 2 người con với ông này!

Nguyễn Xuân Diện Anh Đoàn Lê Giang cũng đã cho biết điều này.

Long Kim Du ·: Đó là số mệnh của An Tư, còn cái nào phải ra cái đó không thể nhận giặc làm cha.

THẢO LUẬN VỀ TRUYỆN NGẮN "BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC" - Phần 2



Canh Tranthanh Nhà văn có quyền hư cấu, còn tiếp nhận đến đâu là nơi độc giả quyết định!  

Sương Nguyệt Minh : Đọc kỹ thì đó là lời nhân vật Thoát Hoan nói về Ích Tắc, chứ không phải tác giả chủ ý dựng lại lịch sử. Tuy nhiên, cũng không cần phải bàn gì nhiều bởi truyện ngắn này chỉ tầm tầm, không hay và không đáng để bàn. 

Đoàn Lê Giang Vấn đề là với TT LS nhà văn hư cấu đến đâu là vừa?

Canh Tranthanh  Chả có chuẩn mực nào cả. Cái chính là phông nền văn hóa, nhận thức, tình cảm của nhà văn và sự tiếp nhận của bạn đọc thôi. 

Canh Tranthanh Cái hư cấu này có vẻ hơi quá, tới mức đổi trắng thay đen. Biến Trần Ích Tắc từ kẻ phản quốc trong lịch sử thành anh hùng hy sinh vì nước! 

Văn Giá Ngô Có chuẩn mực chứ. Chuẩn mực chỉ là ở cái khung giá trị lớn (vĩ mô) thôi, còn ở cấp độ chất liệu xây dựng hình tượng, chiều sâu bản thể của con người...thì tùy theo quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn mà thành. Thí dụ, không thể xây dựng nhân vật Hưng Đạo Vương thành nhân vật phản động, theo giặc được; nhưng Hưng Đao Vương vẫn đuoc quyền hiện lên như một con người với tất cả chiều kích và sự phức tạp, bí ẩn của nó (kiểu như nhân vật này trong tiểu thuyết cùng tên của Trần Thanh Cảnh). Tôi chưa đọc truyện ngắn này, nên chưa dám bàn.

Nguyễn Danh Giao Hư quá sẽ làm méo lịch sử.

THẢO LUẬN VỀ TRUYỆN NGẮN "BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC" - Phần 1


Đặng Tiến
(Thạc sĩ, Khoa Văn - ĐH Thái Nguyên)
BÀN ĐÔI CÂU
Sáng nay, TS Nguyễn Xuân Diện mách cho biết trên tờ Văn nghệ có đăng một truyện ngắn lịch sử về An Tư, Trần Ích Tắc, Thoát Hoan....Trước tiên xin được cảm ơn Nguyễn quân có chỉ dẫn vì báo chí bây giờ có nhiều quá, đọc không hết! Hơn thế, từ lâu với mình tờ Văn Nghệ đã trở thành thứ báo không cần/đáng/nên quan tâm, đơn giản vì nó không xứng! 
Được TS Diện chỉ dẫn, chắc truyện phải có điều gì đó đáng đọc, đáng luận bàn. Nhất là khi anh đã cố gắng chép về tường nhà nguyên vẹn văn bản.
Mình thì nghĩ thế này: 
- Đây là truyện ngắn đạt đến hạng ... xoàng! Với mình cái mới, cái lạ, cái phi lí đều có thể chấp nhận nhưng cái loàng xoàng thì nói không ngay lập tức;
- Tuy nhiên truyện này ý đồ thanh minh thanh nga cho hành vi bán nước của Trần Ích Tắc là khá rõ, khá lộ liễu. Ai cũng biết đời Trần oanh liệt là thế nhưng vẫn nảy nỏi ra những Trần Kiệm, Trần Ích Tắc những kẻ thuộc tôn thất nhà Trần nhưng đã đi ngược lại quyền lợi chung của dân tộc. Cho nên từ lâu, rất lâu rồi những nhân vật ấy luôn được coi là những nhân vật phản diện những kẻ bán nước. Nói đến bán nước hại dân là nghĩ ngay đến Ích Tắc!
- Người Việt Nam mình luôn sẵn lòng không đánh kẻ chạy lại nhưng hình như với những kẻ đào tẩu theo giặc, nhất là giặc phương Bắc thì thôi rồi! Bia miệng nhân gian sẽ đời đời rủa nguyền. 
Cho nên Trần Quỳnh Nga đã làm một việc có thể nói là vô cùng dại dột! Dại dột ở chỗ cả gan đi ngược lại truyền thống ấy! Theo mình truyền thống ấy không có gì đáng phải đi ngược cả! 
Chính sử chép lại rất rõ Trần Ích Tắc vì thèm khát ngai vàng mà cam tâm bán nước chứ chẳng vì hèn nhát hay bị ép buộc gì hết hay bị hoàn cảnh xô đẩy chi cả. Chuyện của Lê Chiêu Thống sau này tuy có vẻ gần nhưng còn có chỗ "cảm thông" được vì khi chạy sang Tàu cầu viện không xong bị đối xử tệ bạc họ Lê còn có những hành động ăn năn, sám hối và có những việc làm khả dĩ đáng trọng!
Quyền sáng tạo là rất thiêng liêng nhưng không có quyền thay đen đổi trắng!
VIẾT THÊM ĐÔI LỜI
Để TS Nguyễn Xuân Diện cùng đọc!

MỘT TRUYỆN NGẮN CA NGỢI TRẦN ÍCH TẮC TRÊN BÁO VĂN NGHỆ


  
Báo Văn Nghệ số 50 ra ngày 16-12-2017, các trang 19-20-21 có đăng truyện ngắn "Bắt đầu và Kết thúc" của Trần Quỳnh Nga.

Truyện ngắn này có đề cập đến các nhân vật lịch sử Trần Ích Tắc, An Tư, Thoát Hoan. Về Trần Ích Tắc thì là "một kẻ vì nước, mà hy sinh cả tiền tài, danh vọng và thân phận của mình để làm một kẻ nội gián". Còn công chúa An Tư thì che chở cho Thoát Hoan để cùng Thoát Hoan trốn về nước. Kính mời các bác đọc và bàn luận cho vui.

Bắt đầu và Kết thúc

Truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga 
Đã đăng trên Báo Văn Nghệ số 50 (16-12-2017).

Nàng đã chọn cho mình một cách sống.
Bởi nàng chỉ có một cuộc đời. 


*
1. Bấy giờ, vào khoảng đầu năm Ất Dậu (1285), quân Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long.

Kinh thành thất thủ nhanh như một hơi rượu.

Quân Trần tan tác. Tàn quân đi thuyền ngược dòng sông Hồng, lên Tam Trĩ rút về Quảng Ninh tản mát dọc các con sông bờ suối rậm rịt um tùm.

Tháng giêng. Tháng lễ hội còn chưa kết thúc. Đâu đó trên các tuyến phố trong kinh thành đèn lồng còn giăng đỏ rực. Những sới vật dở dang, những bãi chọi gà đông đúc, những góc chợ rộn rã cờ lọng giờ tan hoang dưới vó ngựa kẻ thù.

Hoa đào rụng như chém gốc.

Thăng Long kiêu sa lừng lẫy phút chốc buồn như một phế nhân. 

HỒI ỨC




Đêm đó, khi mọi người chia thành tổ ba người rút về phía sau, Sơn và Minh đi sau cùng, đột nhiên Minh rủ :
- Hay mò qua chỗ bọn Tàu đã, xem có khoắng được gì của chúng không ?
Hai thằng đi ngược lại, lần theo con suối cạn, phía bờ bên kia, những người lính Trung Quốc đang tụ tập quanh đống lửa thành từng nhóm, mỗi người cầm trên tay một cuốn sách nhỏ. Chắc là lại đọc “Trước tác Mao chủ tịch” như Sơn đã từng thấy ở đơn vị cao xạ của Trung Quốc đóng quân ở nơi anh đi sơ tán hồi nhỏ. Người lính nào cũng có một quyển trong túi áo, bất cứ lúc nào rảnh cũng lôi ra đọc. Minh ghé tai Sơn thì thầm :
- Lừa, ngựa vận tải chúng nó buộc ở phía bên phải kia, ra bắt lấy một con, về được khối việc đấy.
- Nó hí ầm lên thì bỏ mẹ.

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

LÁ THƯ ĐẦU NĂM CỦA CÂU LẠC BỘ LÊ HIẾU ĐẰNG

Nhân dịp đầu năm 2018, thay mặt các thành viên của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, tôi xin gửi đến quý thân hữu lời chúc sức khỏe và bình an.
2017 có thể nói là một năm nhọc nhằn đối với phần đông người lao động do tình hình khủng hoảng kinh tế chưa có lối thoát và doanh nghiệp phá sản nhiều hơn các năm trước. Tuy Chính phủ đã nỗ lực đề ra một số biện pháp giải quyết khủng hoảng, nhưng kết quả chưa như mong đợi.
Trong năm 2017 chúng ta chứng kiến các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xã hội dân sự bị trấn áp nặng nề bởi hàng loạt cuộc bắt bớ và án phạt cao, dù họ chỉ bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa và hợp pháp. Tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện và đó là bước thụt lùi đáng tiếc về thành tích nhân quyền của nhà cầm quyền.
Tuy nhiên, bất chấp sự đàn áp gia tăng, người dân ngày càng ý thức hơn về quyền lợi hợp pháp của mình và đã mạnh dạn đòi hỏi nhà cầm quyền tôn trọng và thực thi các quyền lợi đó. Sự phản kháng ở Đồng Tâm và trạm thu phí BOT Cai Lậy là các minh chứng cụ thể. Những người phản kháng đã biết sử dụng công cụ luật pháp để bảo vệ quyền lợi của mình và buộc nhà cầm quyền phải thay đổi.
2017 cũng là một năm đột phá trong lĩnh vực chống tham nhũng. Chưa bao giờ tham nhũng lan tràn khắp nơi như hiện nay, nên hơn bao giờ hết chống tham nhũng phải là một quốc sách ưu tiên hàng đầu. Việc trừng trị các quan tham hại nước, hại dân là điều nhân dân luôn đòi hỏi các cơ quan thực thi pháp luật phải tiến hành một cách hiệu quả.
Do vậy, thay mặt các thành viên của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, tôi xin trình bày dưới đây quan điểm của chúng tôi về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước trong năm 2018:

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Cựu và Nguyên: sao cựu quan chức - lãnh đạo chỉ thích nguyên?

Phùng Hoài Ngọc (VNTB)

Cựu và Nguyên, căn bản đồng nghĩa chỉ một chức vụ quan chức đã trải qua, nay không làm nữa.

Nhưng cách dùng hai chữ đó thì khác nhau, tuỳ vào hoàn cảnh của quan chức và nội dung mục đích của người nói/viết.

Khi một ông quan đã nghỉ việc hay nghỉ hưu, nếu nhắc đến thì dùng “cựu” như một định ngữ gắn liền họ tên. Ví dụ nhắc đến Nông Đức Mạnh người ta sẽ nói “cựu TBT. Nông Đức Mạnh”, hay là “cựu chủ tịch Nước Trương Tấn Sang”… tham gia hoạt động nào đó”.

Tuy nhiên, đài báo vẫn đưa tin các ông ấy là “nguyên…”.

Những bản tin nhắc đến hoạt động của các ông lãnh đạo cao cấp hết thảy đều viết “nguyên”. Chẳng hạn “Nguyên TBT Lê Khả Phiêu, nguyên TBT Nông Đức Mạnh, nguyên chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. v.v…”.

Tất cả là sai lầm hết

Trong tất cả các trường hợp trên, đều phải nói và viết là “cựu + chức vụ + họ tên”.

Người đầu tiên làm con dê thí điểm cho hình thức kỷ luật “cách chức nguyên” là ông Vũ Huy Hoàng cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương. Ông Hoàng bị tuyên bố cắt tất cả các “nguyên chức vụ” liên quan thời gian làm bộ trưởng. Ông Hoàng đã có vinh dự làm “nhân vật đầu tiên” trong chương Kỷ luật của cuốn lịch sử Đảng CSVN rồi.

Báo Dân Trí ngày 19/10 đưa tin: “PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng vừa đưa ra đề xuất thành lập ‘Viện nghiên cứu và giáo dục đạo đức cách mạng’ nhằm dạy cán bộ đạo đức và những chuẩn mực đạo đức trong Đảng”.

FB Mạc Văn Trang - Lại trả lời bạn Dư luận viên



---
Trước đây có mấy bạn DLV gọi mình là “thằng già”, chửi mình đủ kiểu. Mình bảo, các cậu cứ chửi thoải mãi, có từ nào tục tĩu nhất dùng hết đi! Chỉ yêu cầu các bạn công khai danh tính, cho địa chỉ gia đình, để mình sao chép những câu chửi đó, gửi cho ông bà, bố mẹ các bạn thưởng lãm và tự hào! Trong số ông bà, bố mẹ các bạn có khi có người là học trò của mình đấy. Mình đi dạy học từ năm 1959 -1960, mới 21 – 22 tuổi, nhiều học sinh lớp 5 lớp 6 lúc ấy còn nhiều tuổi hơn thầy, có cậu đã có vợ con. Nay gặp mình, họ đầu râu, tóc bạc, vẫn ôm chầm lấy mình, thày trò vui như trẻ chăn trâu! Ấy thế mà các “cụ học sinh” này chẳng may, có con cháu là DLV chửi thầy cũ của mình, khi biết ra thì làm sao đây?
Giờ có bạn (chắc được phân công phụ trách mình) không chửi tục nữa, mà rất lịch sự, hay nhắn tin nhắc nhở, hôm nọ bạn bảo: Bác là nhà giáo uy tín mà toàn nói những chuyện tiêu cực, mặt trái xã hội, ảnh hưởng xấu đến lớp trẻ. Là nhà giáo chân chính phải truyền đạt những giá trị Chân, Thiện, Mỹ cho giới trẻ chứ! Xin thưa lại mấy ý:
1/ “Lớp trẻ” mà lại nghe người ta nói “tốt”, tin ngay là “tốt”, nói “xấu” tin ngay là “xấu”, không biết phân tích phê phán nhận ra cái đúng, cái sai, cái thật, cái giả, để tiếp nhận điều hay, lẽ phải, thì hạng người ấy nuôi tốn cơm làm gì!