Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

CHUYỆN CỤ BÙI BẰNG ĐOÀN



Tôi rất thân với cháu ngoại cụ Bùi Bằng Đoàn, anh là kỹ sư học Bách khoa HN những khóa đầu, thời ông Tạ Quang Bửu còn làm bộ trưởng, kiên quyết nhận những sinh viên giỏi không xét đến lý lịch, vì vậy một số con nhà tư sản, trí thức cũ “lọt lưới”.

Tất nhiên là tôi cũng biết mẹ anh, con gái Bùi Công và thường nói chuyện với bà. Anh hay cười khùng khục khi nói vụng với tôi về 2 chị em mà anh gọi là Mẹ lớn và Mẹ nhỏ rằng hai bà vẫn giữ y nguyên lối sống kiểu “tiểu thư con nhà quan” của HN trước 54. Cũng tất nhiên là chỉ dám nói vụng, chứ đứng trước mặt mẹ là vẫn nem nép, sợ một phép.

Cụ Bùi Bằng Đoàn là số hiếm hoi các quan đại thần triều Nguyễn được ông Hồ Chí Minh mời ra “giúp chính phủ”, thời kháng chiến cụ được ông Hồ kính trọng lắm, một điều “Bùi Công” hai điều “Bùi Công”. Nhưng khi Mao nhuộm đỏ Trung Hoa và bắt đầu giúp đỡ đảng cộng sản VN thì mọi chuyện đã khác.

Sau đại hội tháng 2/1951 của đảng CS, ông Hồ Chí Minh thông báo đổi tên thành đảng Lao động và phát động phong trào “Chỉnh huấn” gồm : chỉnh quân, chỉnh phong và chỉnh đảng. Mở màn cuộc đấu tố “chỉnh huấn trí thức”, phát súng đầu tiên là nhằm vào cụ Bùi Bằng Đoàn. Ông Hồ mặc cái áo nâu, không thèm cài nút áo trên và nút dưới, phanh cả ngực và bụng.

Trích bài tường thuật của Hội nghị :

“Cụ Hồ nói :

- Một điểm nữa. Nghe nói các ngành, các cá nhân ôn lại, xét lại những việc mình đã làm trong hồi Pháp thuộc, thấy thằng Pháp xấu xa và làm nhục mình. Đặc biệt anh em thấy việc nó đối đãi, giáo dục mình là nhục nhã hơn. Nhưng thấy thế vẫn chưa triệt để. Thấy nhục là một bước, phải tiến lên bước nữa: THẤY TỘI CỦA MÌNH. Vì Pháp nhồi sọ, mua chuộc nên mình đã đối đãi với nhân dân như thế nào, điều ấy anh em chị em chưa nghĩ tới. Thấy mình nhục đã đành, còn phải thấy tội nữa. Xin lỗi cụ Bùi, (có tiếng cụ Bùi: “Không dám, xin cụ cứ nói”)

Cụ Hồ tiếp :

Ví dụ: Thời trước cụ làm thầy giáo thì không có gì là tham ô, lãng phí của nhân dân, vì dạy bao nhiêu giờ lĩnh bấy nhiêu tiền.

Nay xét lại:

Lúc đó dạy thì dạy gì, đào tạo người thì đào tạo cho ai? Vì “tôn sư trọng đạo”, cụ ở địa vị ông thầy, nên được lớp trí thức trọng cụ, dân cũng trọng cụ. Nhưng ông thầy lúc ấy nói gì? Nói chống Tây thì nó đá đít. Dù muốn hay không, cũng phải nói đế quốc, phong kiến là tốt. Như thế là có thể có tội với nhân dân rồi. Tôi nghe ở đây có đến 4 đời là học trò cụ, như thế là tứ đại nô lệ”.

Hết trích.

Đòn này quá cao thâm, một người như cụ Bùi Bằng Đoàn mà còn bị “đấu tố” thì ai thoát nổi, hơn nữa lại chính đích thân ông Hồ ra tay.


Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

KHÔNG THỂ BẮT CẢ DÂN TỘC NÀY LÀM CON TIN!

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng trả lời PV Văn hóa Nghệ An
Chu Thị Xuyến thực hiện
Thứ năm, 12 - 9 - 2019

Ngày 08/9/2019, một loạt “Tweeter” từ mạng “Tin tức về Biển Đông” và các nguồn tin khác đều xác nhận, tàu Hải Dương Địa Chất 8 (HD-8) của Trung Quốc đã rời Đá Chữ Thập với tốc độ tối đa, cùng với một số tàu hộ tống, đang trên đường quay trở lại khu vực Bãi Tư Chính. Lần này phải chăng Trung Quốc nhất quyết xâm chiếm khu vực quanh Bãi Tư Chính? Chiếc tàu hải cảnh khổng lồ 3901 của Trung Quốc, chủ lực trong đoàn hộ tống đã bật lại tín hiệu liên lạc, cho thấy vị trí của nó gần chiếc HD-8. Căn cứ vào luật quốc tế, rõ ràng Trung Quốc đang ngang nhiên xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (CS) của Việt Nam… Đây là lần thứ ba từ đầu hè này, đội tàu Trung Quốc quay lại khu vực này sau hai lần tạm lui về Đá Chữ Thập để tiếp nhiên liệu. Trong bối cảnh ấy, Tạp chí Văn hóa Nghệ An có cuộc trao đổi với TS. Đinh Hoàng Thắng, Phó Viện trưởng Viện các Vấn đề Phát triển (VIDS), Thư ký “Chương trình Minh triết làm chủ Biển Đông” về ý đồ của Trung Quốc trong việc kéo dài khủng hoảng quanh Tư Chính, khả năng bảo vệ chủ quyền của ta và một số kiến nghị liên quan đến cuộc đấu tranh ngoại giao và pháp lý hiện nay. Dưới đây là nội dung trao đổi.
Chu Thị Xuyến: Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu các loại vào Bãi Tư Chính của Việt Nam. Các năm 2014, 2017 và 2018 đều có chuyện với Trung Quốc ở khu vực này. Trước hết, Tiến sỹ đánh giá thế nào về ý đồ, mục tiêu của các lần xâm nhập?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Ý đồ cũng như mục tiêu các lần xâm nhập của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (CS) của Việt Nam nằm trong tiến trình thực hiện chính sách “tằm ăn dâu” nhằm độc chiếm Biển Đông và thực hiện chiến lược biến Trung Quốc thành cường quốc đại dương. Chủ trương nhất quán ấy phục vụ cho mục đích của ban lãnh đạo Bắc Kinh là triển khai bằng được “Sáng kiến Vành đai con đường” (BRI) khét tiếng từ bao năm nay, mà Việt Nam là một đầu cầu quan trọng trong đó. Về các biện pháp thì thiên hình vạn trạng. Từ “ngoại giao pháo hạm”, đến “vừa ăn cướp vừa la làng”, từ dùng sức mạnh “cứng” đe dọa đến đẩy mạnh “tam chủng chiến pháp”… Đấy là chính sách nước lớn ức hiếp nước nhỏ, một chính sách bá quyền trong thời đại mới và cũng là một nét truyền thống trong chính sách bành trướng của Bắc Kinh đối với nhiều nước ở khu vực, trong đó có Việt Nam.
Những mục tiêu “nóng” hơn
Chu Thị Xuyến: Thế còn năm 2019 này?

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

20 tướng quân đội, công an bị kỷ luật hoặc bỏ tù trong chiến dịch đốt lò của ông Trọng


Ảnh: Facebook
Tin từ Việt Nam, ngày 09/9/2019: Đã có 20 tướng quân đội và công an cộng sản bị kỷ luật, bị bỏ tù vì sai phạm về kinh tế và bảo kê tội phạm trong chiến dịch đốt lò của tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền Nguyễn Phú Trọng, người cũng kiêm chức chủ tịch nước từ tháng 10 năm 2018.
Trong số này, có 5 tướng thuộc quân đội: thượng tướng Phương Minh Hoà- cựu tư lệnh không quân, thứ trưởng quốc phòng đô đốc Nguyễn Văn Hiến- cựu tư lệnh hải quân, và 3 viên tướng khác. Phía công an, lực lượng được coi là thanh bảo kiếm bảo vệ chế độ, có 15 tướng bị kỷ luật, trong đó có các thứ trưởng Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành.
Các tướng quân đội thường bị kỷ luật vì bán bất động sản thuộc sự cai quản của đơn vị mình. Như đô đốc Hiến bị cho là chịu trách nhiệm chính trong việc bán nhiều mảnh đất có vị trí đẹp của quân chủng hải quân cho Phan Văn Anh Vũ, thượng tá an ninh và là kẻ đầu cơ bất động sản. Theo một số người quan sát, tham nhũng bên quân đội khá phổ biến. Vì nhiều đơn vị được phép làm kinh tế. Nhiều sỹ quan đã bắt binh lính phải lao động mà không được trả tiền công, hoặc được trả rất ít.
Trong khi đó, công an được cho là lực lượng phòng chống tội phạm, nhưng nhiều tướng công an lại bị phát hiện bảo kê hay dung túng cho tội phạm, đặc biệt tội phạm sử dụng công nghệ cao để tổ chức cá cược bóng đá.
Đây là những viên tướng đã bị phát hiện và kỷ luật. Dư luận cho rằng còn nhiều kẻ khác phạm tội mà chưa bị đưa ra ánh sáng.
Tình trạng tham nhũng và hối lộ đã trở thành hệ thống ở Việt Nam. Hai lực lượng vũ trang quân đội và công an đều tham nhũng trầm trọng, vì được quá nhiều ưu ái, và không lực lượng nào kiểm soát.

Quốc Tuấn

GS CHU HẢO TRAO ĐỔI VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYỄN TRUNG

Chu Hảo: LỬA THỬ VÀNG

(Bình luận bài “Trung Quốc là bạn hay là thù?” của Nguyễn Trung)
Tôi ngưỡng mộ tác giả Nguyễn Trung vì sự kiên trì không biết mệt viết những Kiến nghị thống thiết gửi lãnh đạo đảng cầm quyền, mà theo ông là lực lượng duy nhất hiện nay có thể xoay chuyển được tình thế, nếu (???) “vượt qua được chính mình”. Bài viết này của ông cũng theo mạch đó: rất tâm huyết, rất logic, rất cặn kẽ… Giá như không phải đặt ba dấu chấm hỏi sau chữ “nếu” trên đây thì phúc đức cho Dân tộc biết mấy! \
Ở đây tôi chỉ xin tham gia một vài ý kiến ngắn ngõ hầu làm rõ thêm ý của ông Nguyễn Trung ở câu kết luận: “Toàn bộ những việc cần phải làm này trước hết là hòn đá thử vàng đối với Đại hội XIII tới của ĐCSVN hiện nay”
1. Dân ta thường nói “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, bởi dùng lửa nóng trên 1000 độ C để thử độ thật giả của vàng là thông dụng nhất. Ngoài ra còn nhiều cách khác, nhưng hoặc quá phức tạp (như phân kim…) hoặc không đáng tin cậy (như dùng răng cắn thử…). Dùng đá thử vàng nghe có vẻ hơi lạ, và được định nghĩa khá mung lung trong các từ điển thông dụng (bạn đọc thử hỏi “cụ” Google mà xem!). Nhưng chắc chắn ý của tác giả ở đây phải là lửa.
2. Vậy ở đây “lửa” có thể hiểu là các việc cấp bách mà lãnh đạo đảng cầm quyền phải làm ngay một cách rốt ráo? Thế còn “vàng” là cái gi? ĐCSVN hay cái ĐHXIII của họ là “vàng”? Nếu những thứ ấy là “vàng” thì “ lửa” không phải chỉ là những việc phải làm ngay đã được ông Nguyễn Trung chỉ ra không phải một lần, mà đã rất nhiều lần! Những thứ ấy phải được thử bằng một cuộc trưng cầu dân ý ( hay là bỏ phiếu tín nhiệm toàn dân) được thực hiện một cách nghiêm chỉnh theo Hiến pháp hiện hành với các câu hỏi dễ hiểu, dễ trả lời. Chẳng hạn:
a) Trên thực tế, ĐCSVN hiện nay đặt quyền lợi sống còn của Dân tộc lên trên hết, hay coi việc trung thành với Ý thức hệ tư tưởng tương đồng với ĐCSTQ là quan trọng hơn?
b) ĐCSVN đang hoạt động theo Luật hiện hành nào? (Các đảng cầm quyền ở các nước văn minh đều phải hoạt động theo Luật về các đảng phái chính trị. Còn ở ta: chưa có Luật Biểu tình nên dân không được biểu tình, chưa có Luật về Hội nên dân chưa được tự do thành lập Hôi; thế mà đảng cầm quyền vẫn “hồn nhiên” hoạt động không theo Luật nào cả? Chi lạ vậy?).
Thế còn ĐH XIII sắp tới thì không cần “ thử” ta cũng đã biết rồi. Nếu không có gì đột biến thì sẽ vẫn như xưa (trừ ĐH VI). Trong quá trình chuẩn bị ĐH này các cấp đã được chỉ đạo nghiêm ngặt :“ Không thay đổi Cương lĩnh” và “ Cương lĩnh [của đảng cầm quyền] quan trọng hơn Hiến pháp [của quốc gia]. Tức là bàn gì thì bàn chứ không được đụng đến hai cái lỗi hệ thống quan trọng nhất là Cương lĩnh và Hiến pháp, nhưng thường được nhắc đến một cách “ít nhậy cảm” như là “thể chế chính trị” hay “cơ chế hiện hành”…Thế thì còn hy vọng gì ở cái sự “vượt qua được chính mình”?
Còn muốn có đột biến để mở ra công cuộc Đổi mới lần II, như nguyện ước từ lâu của nhiều người, thì ít nhất phải xuất hiện ba điều kiên: 1) Một phong trào tương tự như “Phá rào” từ các địa phương (Võ Văn Kiệt ở Sài Gòn, Chín Cần ở Long An, Kim ngọc ở Vĩnh Phúc…) ; 2) Một Tổng bí thư biết lắng nghe và quyết đoán (như Trường Chinh) ; 3) Một nhóm “quân sư” tài ba và dũng cảm (như Hà Nghiệp [đã mất], Trần Nhâm [đã mất] , Phan Diễn…)

Những nhân sự tài năng và quyết đoán như thế trong cả hệ thống chính trị hiện nay chưa thấy bóng dáng đâu, nhưng chẳng lẽ họ lại bị “tuyệt chủng”cả rồi sao? Nghe có vẻ như vô lý!

TRUNG QUỐC LÀ KẺ THÙ HAY LÀ BẠN CỦA TA?

Nguyễn Trung

Câu hỏi ngàn xưa này hiện đang nóng lên.
Song trong bối cảnh đối kháng thế kỷ Mỹ - Trung hiện nay, những sự kiện trên Biển Đông từ đầu tháng bẩy 2019 khiến cho mỗi chúng ta có cảm giác như đang nắm cục lửa trong tay!
Có hàng trăm lý do để nói ngay: Trung Quốc là thù!
Nhiều lắm, lịch sử chẳng quên bất cứ cái gì, không thể kể hết được!
…Ví dụ, việc đánh ta trong chiến tranh 17-02-1979 với bao nhiêu tội ác tày trời, ta có thể coi đấy là quốc hận.
Việc đánh chiếm các đảo và vùng biển của ta phải gọi là xâm lược.
Sách của học sinh trước đây vẫn nói …nước ta một dải từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mâu[1], nhưng bây giờ làm gì còn mục Nam Quan, làm gì còn thác Bản Dốc (phần chính)!…
Có đủ các lý lẽ để coi hội nghị Thành Đô là quốc sỉ về mặt ngoại giao (không phải vô lý cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã coi sự kiện này là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai).
Đường sắt trên cao ở Hà Nội phải được coi là tượng đài của sự ươn hèn đối với thủ đô của chúng ta!
Nào là bô-xít Tây Nguyên và hàng trăm công trình kinh tế tầm quốc gia (thuộc công nghiệp trung ương) rởm về chất lượng, đang làm điêu đứng kinh tế và gây ô nhiễm môi trường nước ta…
Nào là sự thâm nhập của hàng lậu chẳng những xói mòn nền kinh tế mà còn đem vào nước ta bao nhiêu độc hại chết người và bệnh tật mới.
Nào là sự can thiệp của quyền lực mềm Trung Quốc mà tướng Trương Giang Long đã thẳng thắn cảnh báo nhân dân cả nước, sự lệ thuộc trầm kha trên phương diện kinh tế, những lệ thuộc chính trị khác do những yếu kém của thể chế chính trị nước ta!.. Có thể nói chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam độc lập thống nhất đã lũng đoạn và góp phần quan trọng vào làm thui chột hẳn một giai đoạn phát triển của nước ta trong thế giới hôm nay. Tuy nhiên cũng phải nói rõ, nguyên nhân của thực trạng này của đất nước trước hết và chủ yếu là do hệ quả chế độ toàn trị của nước ta, không thể một chiều đổ hết mọi lỗi cho phía Trung Quốc.
Và hiện nay, những hành động xâm lược vùng biển nước ta tại khu vực bãi Tư Chính đang làm cho quan hệ Việt – Trung trở nên vô cùng căng thẳng.
Vân vân và vân vân…

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

TRAO ĐỔI NHANH VỀ CHUYỆN BIỂN ĐÔNG

Vũ Ngọc Hoàng

1. Âm mưu của Trung Quốc về việc cưỡng chiếm Biển Đông của VN đã có từ lâu. Âm mưu đó có nguồn gốc từ bản chất Đại Hán của đế chế Phương Bắc này. Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, đến nay cảm thấy đủ điều kiện nên họ đang quyết tâm thực hiện một bước nhảy vọt đáng kể để thực hiện âm mưu này.
Việc tàu Trung Quốc vào ra vùng biển chủ quyền của VN vài tháng nay không phải là một cuộc “dạo chơi” mà là một bước leo thang ngoạn mục. Thế mà phía VN ta cũng có ý kiến cho rằng “nó vào rồi nó ra chứ đã làm được gì đâu”. Nghĩ vậy thật đơn giản và thơ ngây quá! Nó vào rồi nó ra, nó ra rồi nó lại vào. Nó muốn vào thì vào, muốn ra thì ra, vào nhà người ta mà cứ nhà của nó. Một đất nước có chủ quyền mà sao có thể chịu vậy. Kiểu này thì có ngày nó bảo “hai nhà là một”, nhập chung thôi, rồi lấy tiếng Trung làm tiếng phổ thông vì đại đa số dân chúng đang nói thứ tiếng này. Thế là nó hoàn thành âm mưu thôn tính và đồng hóa, đạt mục đích mà hơn 4000 năm nay họ chưa làm được. Thật nhẹ nhàng, ít tốn công tốn sức. Biển của VN mà họ bảo của họ, yêu cầu cùng khai thác. Theo luận điệu đó thì VN mất biển. Mà mất Biển Đông là mất nước. Phần còn lại nhỏ hẹp, không gian sinh tồn của dân tộc mất đi hơn một nửa, lục địa bị bao vây tứ bề, phần tài nguyên khoáng sản lớn và quý giá nhất bị cướp hết, không còn cửa để ra đại dương - cái mà rất nhiều quốc gia đều cần đến để thành cường quốc, hàng không cũng mất tự do, con cháu muôn đời sẽ bị o ép và lệ thuộc họ đủ điều, mất lần này là mất hẳn, mãi mãi không bao giờ đòi lại được, niềm tự hào về lịch sử bất khuất của một dân tộc văn hiến cũng sẽ mờ nhạt và bị tan biến, đất nước anh hùng chỉ còn lại một cái xác như một mãnh nhỏ vô hồn, một dân tộc sẽ mãi tụt hậu, tủi nhục và đau đớn.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Tham nhũng và tính minh bạch dưới chế độ Cộng sản

Tham nhũng chẳng những không thể xóa bỏ và thậm chí không thể ngăn chặn dưới các chế độ độc tài toàn trị như chế độ cộng sản (CS). Nếu tham nhũng có thể ngăn chặn được thì Liên Xô đã không sụp đổ.
Bản phân tích mật số SOV 8510145X của CIA vào tháng 8, 1985 được bạch hóa năm 2014 cho biết phong trào chống đối tại Ba Lan phát xuất từ tình trạng tham nhũng trầm trọng trong hệ thống đảng và nhà nước CS Ba Lan.
Cũng theo phân tích mật này, Yuri Andropov, “đồ tể của Budapest” vì vai trò của y trong vụ đàn áp cuộc nổi dậy tại Hungary 1956 và Mùa Xuân Tiệp Khắc 1968 và từng là Giám đốc KGB từ 1967 đến 1982, khi lên nắm quyền Tổng Bí thư Đảng CSLS đã ra lệnh bỏ tù hàng loạt cán bộ các cấp lãnh đạo đảng vì tội tham nhũng.
Chính sách chống tham nhũng cứng rắn của Andropov có hai mặt, (1) để thanh lọc hàng ngũ giới cai trị và (2) lấy lòng dân.
Andropov chết, Konstantin Chernenko lên thay và cũng tiếp tục chính sách chống tham nhũng của Andropov nhưng cả hai cuối cùng đều thất bại.
Tại Liên Xô cũng như tại các nước CS khác tham nhũng có tính đảng. Nói rõ hơn tham nhũng là căn bịnh cơ chế, tồn tại trong lòng cơ chế và chỉ có thể được chữa trị sau khi cơ chế độc tài toàn trị bị xóa bỏ.
MINH BẠCH CỦA CHÍNH PHỦ (GOVERNMENTAL TRANSPARENCY)
Một tiêu chuẩn quốc tế để đo lường mức trong sạch của một xã hội là sự minh bạch của Chính phủ.
Minh bạch của Chính phủ (Governmental transparency) là gì?
Theo định nghĩa của The Encyclopedia of American Politics, minh bạch của Chính phủ (Governmental transparency) là “Công khai, trách nhiệm, và thành thật xác định tính minh bạch của Chính phủ. Trong một xã hội tự do, minh bạch là trách nhiệm của Chính phủ để chia sẻ thông tin với người dân. Minh bạch là trọng tâm để qua đó người dân quy trách nhiệm cho các viên chức chính quyền.” (Openness, accountability, and honesty define government transparency. In a free society, transparency is government’s obligation to share information with citizens. It is at the heart of how citizens hold their public officials accountable.)
Theo định nghĩa đó, ba đặc điểm của minh bạch cần phải có gồm (1) công khai, (2) trách nhiệm và (3) thành thật. Đồng thời, ba hậu quả của không minh bạch trong Chính phủ gồm (1) thông tin bị bưng bít, (2) lạm dụng quyền hành và (3) tham nhũng.
Dưới chế độ CSVN hiện nay, nếu chỉ phải trả lời theo lối trắc nghiệm, một người có nhận thức chính trị căn bản nào cũng có thể dễ dàng chọn “không” cho ba đặc điểm và “có” cho ba hậu quả.
GORBACHEV VÀ MINH BẠCH

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

NGÀY KHAI GIẢNG: ĐÔI ĐIỀU VỀ NHỮNG LÁ THƯ

Bài của Hà Thanh Tùng
Mỗi năm, ngày khai giảng như đã thành thông lệ với nhiều lứa tuổi. Ngày mà cả hệ thống giáo dục cả nước đều được nghe bức thư chúc mừng của Chủ tịch nước, chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nhưng nghe mãi nghe hoài đó là giọng văn chung chung không điểm nhấn, không lối thoát. Lúc nào cũng luôn nhấn mạnh mọi lứa tuổi học sinh phải: “Học tập, làm theo…” những từ ngữ sáo rỗng.
Trong bức thư Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư dịp khai giảng năm học 2019-2020 có đoạn: “Tôi mong các em học sinh, sinh viên tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, noi theo các thế hệ cha anh đi trước, phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt để sau này trở thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên” như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Chính những quan niệm này tạo thành một lối tư duy mòn, không có khả năng tư duy độc lấp, khám phá ra những mới lạ, không khẳng định được cái “tôi” tự do trong mỗi con người. Cứ “học tập và làm theo…” một thế hệ học sinh - sinh viên sẽ thành con cừu non dễ chăn dắt.
Mục đích của nền giáo dục không phải là lối mòn theo những lề thói cũ mà là khai phóng và nhân bản. Mục đích của giáo dục không phải là sản sinh ra những nhà khoa học những người vừa “Hồng vừa Chuyên”. Mà nó cố tìm cách để phát triển những giá trị nhân bản của con người biết cách sử dụng trí tuệ của mình và có thể độc lập suy nghĩ. Mục đích hàng đầu của giáo dục không phải là phát triển khả năng chuyên môn, dù một nền giáo dục khai phóng là không thể thiếu được đối với bất kỳ một nghề chuyên môn về đầu óc nào.
Nền giáo dục khai phóng và nhân bản sản sinh ra những công dân có thể sử dụng quyền tự do chính trị của họ một cách có trách nhiệm. Nó phát triển những con người trí thức có thể sử dụng thời gian của họ một cách hữu ích. Nó là một nền giáo dục cho tất cả những người tự do, dù họ có ý định trở thành nhà khoa học hay không.
Học tập phải luôn sáng tạo và không lệ thuộc về ý thức hệ, đó phải là một nền giáo dục khai phóng và nhân bản. Các môn học khai phóng, theo truyền thống, đều nhằm phát triển những năng lực trí tuệ của con người, những năng lực trí tuệ và trí tưởng tượng mà không có chúng thì ta không thể hoàn tất được một công việc trí tuệ nào. Giáo dục khai phóng không bị trói buộc vào những môn học nào đó, kiểu như triết học, lịch sử, văn chương, âm nhạc, nghệ thuật, và những môn được gọi là “khoa học nhân văn” khác.

Khi đã bàn về giáo dục thì phải đề cao khả năng khai phóng và nhân bản đó mới là mục đích chính của giáo dục. Những đứa trẻ của một nền giao dục như vậy trong quá trình trưởng thành được cung cấp cả một gói tri thức có cấu trúc tương đối hài hòa gồm những kiến thức phổ thông kết hợp với những hiểu biết phong phú về thiên nhiên, con người và các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là kỹ năng hợp tác. Điều đó giúp chúng có nhiều cơ hội trở thành một con người nhân văn, tự tin với sức khỏe tâm lý lành mạnh để hòa nhập vào cuộc sống tự lập và phát triển cá nhân. Đó cũng có thể được coi là một nền giáo dục tôn trọng tuổi thơ của trẻ em.