Sáng nay, TS Nguyễn Xuân Diện mách
cho biết trên tờ Văn nghệ có đăng một truyện ngắn lịch sử về An Tư, Trần Ích Tắc,
Thoát Hoan....Trước tiên xin được cảm ơn Nguyễn quân có chỉ dẫn vì báo chí bây
giờ có nhiều quá, đọc không hết! Hơn thế, từ lâu với mình tờ Văn Nghệ đã trở
thành thứ báo không cần/đáng/nên quan tâm, đơn giản vì nó không xứng!
Được TS Diện chỉ dẫn, chắc truyện phải có điều gì đó đáng đọc,
đáng luận bàn. Nhất là khi anh đã cố gắng chép về tường nhà nguyên vẹn văn bản.
Mình thì nghĩ thế này:
- Đây là truyện ngắn đạt đến hạng ...
xoàng! Với mình cái mới, cái lạ, cái phi lí đều có thể chấp nhận nhưng cái
loàng xoàng thì nói không ngay lập tức;
- Tuy nhiên truyện này ý đồ thanh minh thanh nga cho hành vi
bán nước của Trần Ích Tắc là khá rõ, khá lộ liễu. Ai cũng biết đời Trần oanh liệt
là thế nhưng vẫn nảy nỏi ra những Trần Kiệm, Trần Ích Tắc những kẻ thuộc tôn thất
nhà Trần nhưng đã đi ngược lại quyền lợi chung của dân tộc. Cho nên từ lâu, rất
lâu rồi những nhân vật ấy luôn được coi là những nhân vật phản diện những kẻ
bán nước. Nói đến bán nước hại dân là nghĩ ngay đến Ích Tắc!
- Người Việt Nam mình luôn sẵn lòng không đánh kẻ chạy lại
nhưng hình như với những kẻ đào tẩu theo giặc, nhất là giặc phương Bắc thì thôi
rồi! Bia miệng nhân gian sẽ đời đời rủa nguyền.
Cho nên Trần Quỳnh Nga đã làm một việc có thể nói là vô cùng
dại dột! Dại dột ở chỗ cả gan đi ngược lại truyền thống ấy! Theo mình truyền thống
ấy không có gì đáng phải đi ngược cả!
Chính sử chép lại rất rõ Trần Ích Tắc vì thèm khát ngai vàng
mà cam tâm bán nước chứ chẳng vì hèn nhát hay bị ép buộc gì hết hay bị hoàn cảnh
xô đẩy chi cả. Chuyện của Lê Chiêu Thống sau này tuy có vẻ gần nhưng còn có chỗ
"cảm thông" được vì khi chạy sang Tàu cầu viện không xong bị đối xử tệ
bạc họ Lê còn có những hành động ăn năn, sám hối và có những việc làm khả dĩ
đáng trọng!
Quyền sáng tạo là rất thiêng liêng nhưng không có quyền thay
đen đổi trắng!
VIẾT THÊM ĐÔI LỜI
VIẾT THÊM ĐÔI LỜI
Để TS Nguyễn Xuân Diện cùng
đọc!
--------
Cái truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga in trên tờ Văn Nghệ cũng đã tạo được sự chú ý của khá đông bạn đọc! Không phải vì nó độc đáo xuất sắc gì! Mà vì tác giả hình như rảnh rỗi quá sinh ra nông nổi! Mình thì chỉ thấy cô ta dại dột kiểu trẻ trâu!
Bỗng nhớ hai tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng “An Tư công chúa”
và “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” được đọc từ hồi bé thơ, cách nay chừng gần nửa thế
kỉ!
Ông Nguyễn Huy Tưởng thì đúng là một nhà trí thức nên tác phẩm
của ông thật tuyệt vời.
Cuốn “An Tư công chúa” trầm lắng, xa xót. Cuốn “Lá cờ thêu
sáu chữ vàng” hào sảng, phới phới, trẻ trung. Thời gian qua đi lối viết của ông
có thể không còn phù hợp với bạn đọc ngày nay, không sao, sẽ có lối viết khác.
Văn chương là sáng tạo, sáng tạo không ngừng mà!
Tác phẩm văn học lấy lịch sử làm chất liệu quả là một thách
đố với nhà văn! Chất liệu ấy lại là đời Trần nữa thì n lần thách đố. Khỏi phải
dài dòng giải thích! Ai là người Việt đều quá hiểu điều này!
Riêng mình thì mỗi khi nhớ lại cảnh tượng quân Nguyên – Mông vì không bắt sống được vua tôi nhà Trần nên đã cho khai mồ quật mả, phá nát lăng miếu Trần gia là lại thấy uất ngẹn trong lòng! Ngay lập tức mình lại liên tưởng đến biên giới phía Bắc mùa xuân năm 1979.
Vì đất nước hai vua Trần đã phải dằn lòng dùng An Tư thực hành mĩ nhân kế mà kìm chân giặc. Vì đất nước nhà Trần cũng đành bỏ mặc lăng miếu tổ tiên! Lịch sử chép rằng ngày 17 tháng 3 năm Mậu Tí (18-4-1288), sau chiến thắng Bạch Đằng, triều đình đem các tướng giặc bị bắt làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông). Tại đây, vua Trần Nhân Tông trông thấy chân mấy con ngựa đá đều lấm bùn (vì trước đó giặc Nguyên đã phá Chiêu Lăng và định đập bỏ ngựa đi mà chưa kịp), tức cảnh ngâm hai câu thơ Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã; Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
Lịch sử triều Trần là thế! Hào hùng và bi tráng! Cho nên cái truyện ngắn kia đúng là “ma đưa lối quỷ dẫn đường” lối quang không đi lại đâm quàng bụi rậm! Mấy quý ông ở báo Văn nghệ hình như cũng rảnh rỗi quá định bày trò chăng?
Nguyễn Đức:
TRẦN ÍCH TẮC VÌ NƯỚC HY SINH DANH VỌNG!?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện vừa đưa lên fb cá nhân một truyện ngắn ca ngợi Trần Ích Tắc là anh hùng của tác giả Trần Quỳnh Nga trên báo Văn Nghệ (Hội nhà văn Việt Nam). Trong khi chính sử ghi rõ Tắc là kẻ bán nước cầu vinh. Vậy tác giả Trần Quỳnh Nga (không biết có phải là hậu duệ Tắc) nhầm lẫn hay xuyên tạc lịch sử?
Hội nhà văn VN và báo Văn Nghệ đang làm trò gì?
Báo Văn Nghệ số 50 đăng truyện ngắn "Bắt đầu và Kết thúc" của Trần Quỳnh Nga có đề cập đến các nhân vật lịch sử Trần Ích Tắc, An Tư, Thoát Hoan. Về Trần Ích Tắc thì là "một kẻ vì nước, mà hy sinh cả tiền tài, danh vọng và thân phận của mình để làm một kẻ nội gián"
Hà VănThịnh
(Giảng viên Khoa Sử, ĐH Huế)·
BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC
Truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga
Đã đăng trên Báo Văn Nghệ số 50 (16-12-2017, các trang 19-20-21)
Hai giờ sáng, sau khi viết một bài phản biện ý kiến tầm bậy của GS. TSKH Vũ Minh Giang cho Văn hóa Nghệ An; trong cái thinh không yên ắng lạ kỳ của đêm(mọi người đã ngủ hết, kể cả Lê Trình, người bạn mới quen, tuổi trẻ tài rất cao, - theo như bạn ấy nói, "ngủ trên máy bay nhiều hơn ngủ ở nhà", ngồi lại sau cùng), bên quan tài của Trần Thị Cúc Phương (Văn K5, Đại học Tổng hợp Huế, tốt nghiệp 1985), ở Phố Thi Sách, Đà Nẵng, đọc đi đọc lại truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga (đăng tải trên Face của Nguyễn Xuân Diện),nghĩ mãi vẫn không ra tại sao lại có một "nhà văn" tìm cách để thanh minh cho tội phản quốc của Trần Ích Tắc?...
"Đá" mọi người ném T.Q.Nga chất chồng trên tường nhà Nguyễn Xuân Diện.
Chẳng lẽ Trần Quỳnh Nga là hậu duệ của Trần ích Tắc?
Chợt thấy:
1, Tác giả còn NON lắm trong tay 'nghề" viết truyện lịch sử cổ xưa, nếu không muốn nói là rất ngây ngô. Chẳng hạn dòng chữ "... Hoàng Thượng nắm được tình hình thế nào..."
Ôi chao! Chẳng khác chi ngôn từ trong cuộc họp chi bộ.
2, Tác giả đã chẳng thèm đếm xỉa gì đến lòng tự trọng, tinh thần bất khuất của Dân Tộc khi nói rằng "Kinh thành (Thăng Long) thất thủ nhanh như một hơi rượu"; rồi, ngu xuẩn hết mức khi mượn "lời" (ý nghĩ) của Thoát Hoan đoan chắc rằng Đại Việt đã “... khuất phục (Tàu) làm chư hầu (cho tàu) như bao đời nay vẫn thế”?!…
Hơi oan khi nói tác giả dốt nát mà phải, chỉ Trửa Mặt báo Văn Nghệ rằng, việc cho in dòng chữ PHẢN QUỐC trên, là Tội Ác!
Nói vậy, có khác chi khẳng định THỜI KỲ ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA NƯỚC TA từ năm 938 đến 1285 là... bịa đặt; rằng, kể từ đó đến nay, Việt Nam là nô lệ của Tàu?!
Đây là điều chẳng thể thứ tha!
3, Tác giả còn truy hoan sự hoang tưởng trần trụi của mình bằng cách ỡm ờ cho người đọc biết Công chúa An Tư, trắng trong nhường ấy (16 tuổi), yêu Trần Ích Tắc vô cùng, nhưng lại bỏ trốn cùng Thoát Hoan (hoặc cùng Trần Ích Tắc(!), ai muốn hiểu sao thì hiểu)?!...
Quả là chán mớ đời cho cái "công cuộc" tiến dần về phía...quỵ gối trước Tàu của cái gọi là văn chương - tư tưởng, kinh khủng khiếp, của thời này!
Đau đớn, Buồn và Phẫn uất đến mức chẳng thể bình luận thêm!..
PGS.TS Đoàn Lê Giang
(Khoa Ngôn ngữ và Báo chí, ĐH KHXH và Nhân văn Tp HCM)
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ, GIỮA HƯ CẤU VÀ BỊA ĐẶT, ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN LỊCH SỬ; GIỮA GIẢI THIÊNG, GIẢI ẢO VÀ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ... NHỮNG ĐIỀU ẤY TƯỞNG LÀ GIỐNG NHAU MÀ THỰC KHÁC NHAU - KHÁC NHAU MỘT TRỜI MỘT VỰC.
Suy nghĩ sau khi đọc truyện ngắn coi Trần Ích Tắc là anh hùng cứu quốc trên báo Văn nghệ TƯ (truyện Bắt đầu và kết thúc của Trần Quỳnh Nga). Người làm văn làm sử ngày nay phải biết đọc lịch sử, tôn trọng sự thật lịch sử và nhất là phải trung thực, nếu anh không muốn bị quốc dân khinh miệt: nuôi bọn này tốn cơm, mua sách tốn tiền, từ đó họ quay lưng với đời sống trí thức thực sự.
GS. TS Trần Ngọc Vương
(Khoa Văn học, ĐH KHXH và Nhân văn Hà Nội):
Nhân vật có thể hư cấu nhiều là nhân vật để lại những dấu vết
phức tạp trong sử liệu, còn những tên tuổi đã mang những định đề "chốt chặt"
trong nhận thức về lịch sử, kiểu như Trần Ích Tắc, thì mọi hư cấu đều cần hết sức
thận trọng. Quả là không thể ngạo ngược "đổi trắng thay đen" như
trong truyện ngắn này!
Lê Đức Đồng Viết như vậy là thiếu kiến thức và người biên tập càng thiếu tỉnh táo !
Lê Đức Đồng Viết như vậy là thiếu kiến thức và người biên tập càng thiếu tỉnh táo !
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét