-Nguyễn Đăng Quang-
Cách đây 2 ngày, sáng thứ Bảy 16/3/2019 vừa qua, trên
FaceBook của mình, nhà báo nổi tiếng trong làng báo Việt Nam, ông Hoàng Hải
Vân, nguyên Tổng thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên, đăng một bài viết có nhan đề “Đánh phủ đầu báo chí, ‘dân chơi’ vươn ra
biển lớn!”. Trong bài viết này, nhà báo Hoàng Hải Vân tiết lộ một thông
tin động trời: Bộ Chính trị ĐCSVN Khóa X (2006-2011) thời ông Nông Đức Mạnh làm
Tổng Bí thư, đã cố tình phớt lờ quy định của luật pháp, không trình ra Quốc Hội,
để mặc cho Thủ tướng lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam (PVN) mang hàng tỷ USD ra nước ngoài đầu tư vào một Dự án khai thác
dầu khí tại Venezuela! Phía Việt Nam (PVN) góp vốn 40% với 1,241 tỷ USD cộng
với một khoản chi phí kỳ quái gọi là “phí hoa hồng” (bonus) là 584 triệu USD,
tổng vốn của Việt Nam phải góp là 1,825 tỷ USD (tương đương 41,900 ngàn tỷ
VNĐ)!
Vụ việc bê bối lớn này hiện đang được Cơ quan chức
năng của Bộ Công an sờ đến! Cụ thể mới đây, Cục Cảnh sát Điều tra về tội phạm
tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C.03) Bộ Công an cho biết vừa có văn bản gửi Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu để điều
tra, xác minh một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện Dự án đầu
tư, liên doanh khai thác dầu khí tại Venezuela của PVN. Xin mọi người nhớ cho,
vụ việc này CQĐT vào thẳng cuộc, chứ không đợi Cơ quan Thanh tra chuyển hồ sơ
sang CQĐT như thông lệ!
Tôi hoàn toàn đồng tình với nhà báo Hoàng Hải
Vân khi ông nhận định: “Một dự án đầu tư lớn như vậy mà không thông qua Quốc
Hội thì dù lý do gì thì cũng là chà đạp luật pháp”! Vậy
xin trân trọng đề nghị Bộ Chính trị sớm lên tiếng về thông tin và vụ việc này
để toàn dân biết!
Hà
Nội, ngày 18/3/2019.
N.Đ.Q.
Dưới đây xin
mời độc giả đọc nguyên văn bài viết của nhà báo HHV:
Hoàng Hải Vân
17 giờ ·
ĐÁNH PHỦ
ĐẦU BÁO CHÍ, "DÂN CHƠI" VƯƠN RA BIỂN LỚN!
Vào năm 2007, Chính phủ do ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng
cho phép Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do ông Đinh La Thăng đứng đầu, đầu tư
vào một công ty khai thác dầu khí tại Venezuela. Một liên doanh sau đó được ra
đời giữa PVN và Công ty Dầu khí quốc gia Venezuela, gọi là ““Dự án khai thác và
nâng cấp dầu nặng lô Junin 2”, với tổng vốn đầu tư 12,4 tỷ USD, liên doanh vay
60%, tương ứng 5,8 tỉ USD; 40% còn lại do các bên đóng góp, tương ứng 3,1 tỉ
USD. Phía Việt Nam tham gia 40% với sô vốn góp là 1,241 tỉ USD. Cộng với một
khoản chi kỳ quái gọi là “phí tham gia hợp đồng” (bonus) 584 triệu USD, tổng
vốn của phía VN phải bỏ ra là 1,825 tỉ USD. Chi tiết cụ thể xem tại đây :
Cần biết, thời gian này các quy chế về dân chủ ở Việt Nam là
kém nhất kể từ sau công cuộc Đổi Mới . Không chỉ tự do báo chí bị siết chặt mà
ngay cả các vị đại công thần của chế độ như cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và đại
tướng Võ Nguyên Giáp cũng bị các ông Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng “bịt
miệng” bằng việc ra lệnh cho Ban Tư tưởng văn hóa trung ương cấm báo chí đăng
những bài viết của các bậc trưởng thượng này. Một năm sau khi ra chủ trương
vung cả tỷ đô la trong dự trữ ngoại tệ vô cùng hạn hẹp của đất nước ra làm dân
chơi quốc tế nói trên, vào năm 2008, một cuộc đàn áp khốc liệt vô tiền khoáng
hậu đối với báo chí chống tham nhũng đã diễn ra, với hai nhà báo bị bắt, một
loạt nhà báo bị thu thẻ, nhiều tổng biên tập bị mất chức liên quan đến việc
chống tham nhũng trong vụ PMU18.
Bịt miệng các vị trưởng thượng và đánh phủ đầu báo chí, các
nguyên tắc sơ đẳng về quản trị tài chính quốc gia bị vi phạm nghiêm trọng nhưng
không một ai dám lên tiếng, ngoại tệ của nhà nước đã chảy ra nước ngoài cho đám
dân chơi này “đánh bạc”. Hậu quả là có hơn nửa tỷ đô la coi như mất trắng. Nếu
tính cả các dự án mà PVN đầu tư ra các nước khác nữa mà tất cả đều không có
hiệu quả thì số tiền bay theo mây khói không dừng lại ở đó.
Thời ông Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, cụ Tổng Bí thư Nguyễn
PhúTrọng và lực lượng quyết tâm chống tham nhũng chỉ chiếm thiểu số, nên việc
chống tham nhũng chỉ là sự gãi ngứa mà thôi. Mãi sau khi cụ Tổng đốt cái lò
lên, phải vô cùng khó khăn mới có thể từng bước lôi đám dân chơi kia biến thành
củi.
Cuộc “đánh bạc” ở Venezuela đang được điều tra. Ông Đinh La
Thăng chắc sẽ phải thêm một lần nữa hầu tòa. Một loạt cựu quan chức Dầu khí sẽ
tiếp tục vào lò, một loạt quan chức các bộ, ngành có liên quan chắc chắn sẽ bị
liên đới. Vấn đề là, PVN không thể tự mình vượt qua thẩm quyền của Quốc hội để
mang hàng trăm triệu, hàng tỷ đô la ra phung phí. Ông Nguyễn Tấn Dũng chẳng lẽ
vô can ? Và người đứng đầu Bộ Chính trị lúc đó là ông Nông Đức Mạnh chẳng lẽ
không biết, nếu biết thì sao không ngăn cản, nếu không biết không ngăn cản thì
ông làm những việc gì ?
Theo tin tôi được biết thì chủ trương đầu tư vào Venezuela
không đưa ra Quốc Hội, nhưng có lấy phiếu xin ý kiến Bộ Chính trị. Có 2 vị
không tán thành là cụ Nguyễn Phú Trọng, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội và cụ
Trương Tấn Sang, lúc đó là Thường trực Ban Bí thư. Hai cụ đều đề nghị phải
thông qua Quốc hội, nhưng hai cụ chỉ là thiểu số.
HOÀNG HẢI VÂN
P/s : Một dự án đầu tư lớn như trên mà không thông qua Quốc
hội thì dù vì lý do gì cũng là chà đạp luật pháp. Tôi cũng nghe nói người mang
phiếu đến xin ý kiến từng Ủy viên Bộ Chính trị là ông Đinh La Thăng, người sai
ông Thăng làm việc đó chỉ có thể là ông Nguyễn Tấn Dũng. Dùng ý kiến đa số Bộ
Chính trị thay cho sự phê chuẩn của Quốc hội, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ngồi xổm
lên Hiến pháp. (HHV)
_____
_____
1/. Bài đăng trên báo Tuổi trẻ Online (TTO) chiều 13/3/2019 :
Điều tra sai phạm trong dự án dầu khí
tỉ USD tại Venezuela
13/03/2019 16:54 GMT+
TTO - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu -
Bộ Công an (C03) vừa có văn bản gửi Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (PVN) về việc
xác minh, thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan tới dự án khai thác dầu khí tỉ USD
tại Venezuela.
H1 Hàng chục dự án thăm dò, khai thác dầu khí của
PVEP/PVN đầu tư tại nước ngoài không hiệu quả
- Ảnh: NAM TRẦN
Cụ thể, C03 đang điều tra, xác minh một số
dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư liên doanh phát
triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2, Venezuela, của Tổng công ty
thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) thuộc PVN.
Để phục vụ điều tra xác minh, C03 đề nghị
PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện dự án lô
Junin2 của PVEP.
Dự án đầu tư không hiệu quả thì khai thác
dầu nặng Junin 2 tại Venezuela được xem là điển hình về lãng phí trong đầu tư.
Đây cũng là dự án khủng nhất mà PVEP đại diện cho PVN đầu tư ra nước ngoài với
mục đích thăm dò và khai thác dầu khí.
Theo giấy chứng nhận đầu tư số 398 do Bộ Kế
hoạch - đầu tư cấp vào năm 2012, trong giai đoạn 1 (2010-2015) PVEP sẽ rót
khoảng 1,82 tỉ USD vào dự án.
Tính toán ban đầu cho thấy công suất khai
thác giai đoạn 1 của dự án đạt 50.000 thùng dầu/ngày, giai đoạn 2 nâng lên
200.000 thùng dầu/ngày. Lô Junin 2 có tổng diện tích khai thác 522,84 km2 trên
đất liền thuộc các huyện Leonardo Infante, El Socorr, Santa Maria, bang
Guarico, Venezuela.
Và để thực hiện dự án này, PVEP đã góp 40% vốn cùng với
Công ty dầu khí quốc gia Venezuela lập ra Công ty liên doanh PetroMacareo. Tuy nhiên, do dự án không có tiến triển, tháng 12-2013, Thủ tướng
đã chỉ đạo PVEP tạm dừng đầu tư vào dự án.
Bộ ngành ở đâu khi PVN 'nướng' hàng tỉ
USD?
15/03/2019 08:06 GMT+7
TTO
- Ngay cả khi gọi là canh bạc, năng lực người chơi PVN còn thua xa các đối thủ
dầu khí sừng sỏ từ Mỹ và các tay chơi khác. Và còn tệ hơn cả một canh bạc với
xác suất thắng thua 50-50, cú đầu tư của PVN giống như một cuộc lao đầu tập thể
vào lửa.
H2.Những vụ tương tự như PVN vẫn sẽ còn
xảy ra, nếu như tham vọng đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng vẫn
chỉ là mơ ước xa vời trên hành trình đưa Việt Nam hóa rồng - Ảnh: TTO
Thời điểm Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (PVN) chính thức đầu
tư vào Venezuela (năm 2010) cũng là lúc truyền thông quốc tế chỉ ra những dấu
hiệu cảnh báo nghiêm trọng về nền kinh tế và đồng tiền của quốc gia này.
Đáng lưu ý là thời điểm khi ấy có đến hơn 18.000 nhân viên mà hầu
hết là chuyên viên và nhà quản lý chuyên nghiệp của Công ty Dầu khí quốc doanh
Venezuela (PDVSA) bị sa thải, để thay thế vào đó gần 100.000 người chỉ biết
chuyên tâm ủng hộ chính phủ.
Từ năm 2006, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế từ chối xếp
hạng tín nhiệm PDVSA vì không công bố báo cáo tài chính.
Nhìn lại quá khứ, chỉ cần lướt sơ qua một vài
dữ liệu thô như trên thì thật khó tin rằng một nhà đầu tư nào lại dám đầu tư
liên doanh với PDVSA.
Lý trí tối thiểu mách bảo rằng chỉ cần dựa
trên các chỉ số căn bản này cũng đủ để bác bỏ toàn bộ các số liệu phù phép về
thời gian hoàn vốn 7 năm và các mức sinh lợi cao đến từ dự án đầu tư với PDVSA
mà PVN trình Chính phủ.
Chưa đến tận cùng của sự phi lý, PVN còn
chi thêm hàng trăm triệu đôla tiền hoa hồng cho đối tác chỉ để được tham gia
canh bạc.
Ngay cả khi gọi là canh bạc, năng lực người
chơi PVN còn thua xa các đối thủ dầu khí sừng sỏ đến từ Mỹ và các tay chơi khác
đang hoạt động ở thị trường này. Còn tệ hơn cả một canh bạc với xác suất thắng
thua 50-50, cú đầu tư của PVN giống như một cuộc lao đầu tập thể vào lửa.
Người chơi mất kiểm soát. Nhưng còn các bộ
ngành tham mưu ở đâu lúc đó? Các Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Tài chính cũng có đưa
ra những cảnh báo cần thiết. Nhưng những cảnh báo này nhẹ tựa lông hồng nếu đặt
lên bàn cân hàng tỉ đôla hiếm hoi mà cả nền kinh tế chắt chiu tìm kiếm được lúc
bấy giờ.
Giai đoạn 2009-2011 là thời điểm dự trữ
ngoại hối của Việt Nam chỉ khoảng 12 tỉ đôla, ở mức thấp nhất trong lịch sử từ
năm 1997. Vậy mà chỉ riêng 1 trong tổng số 13 dự án đầu tư ra nước ngoài của
PVN đã ăn hết 20% trong tổng số ngoại tệ quốc gia.
Phản ứng của các bộ ngành thật không xứng
đáng với vai trò là kiến trúc sư trưởng nền kinh tế và quản lý rủi ro mà nhân
dân kỳ vọng.
Nhiều vụ việc tham nhũng gần đây cho thấy
các bộ ngành dường như ra vẻ có tiếng nói ít nhiều trong các vụ mua bán, đầu tư
của các tập đoàn kinh tế. Họ làm vậy cũng chỉ để phần nào giảm nhẹ trách nhiệm
công vụ về sau, hơn là thực hiện chức trách thiêng liêng được giao phó.
Mãi đến năm 2013, khi không có bất kỳ dấu
hiệu một thùng dầu nào được khai thác, GDP của Venezuela sụt giảm đến 50% và
xuất hiện siêu lạm phát, Chính phủ mới quyết định tạm dừng dự án. Điều mà đáng
lý phải thực hiện ngay khi triển khai nếu mọi thứ đều minh bạch và trách nhiệm
giải trình được thực thi ngay từ đầu.
Cần làm rõ những điều phi lý này để nghiêm
trị những ai làm sai trái. Nhưng tất nhiên chúng cũng sẽ sản sinh ra hàng loạt
điều phi lý khác trong tương lai, nếu như không trị ngay từ gốc rễ của vấn đề.
Những vụ tương tự như PVN vẫn sẽ còn xảy
ra, nếu như tham vọng đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng vẫn
chỉ là mơ ước xa vời trên hành trình đưa Việt Nam hóa rồng.
___________
3/. Bài
đăng trên báo THANH NIÊN ONLINE (TNO) sáng 14/2/2019:
Điều tra vụ
PVN 'mất trắng' hàng ngàn tỉ đồng tại Venezuela
06:20 -
14/03/2019
C03 vừa có văn bản gửi PVN cho biết đang xác minh một số dấu hiệu
vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư liên doanh phát triển khai
thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2 tại Venezuela.
Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an
(C03) vừa có văn bản gửi Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) cho biết đang xác
minh một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư liên
doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2 tại Venezuela của Tổng
công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) thuộc PVN.
Mất cả trăm triệu USD phí hoa hồng phi lý
Theo nguồn tin của Thanh Niên, năm 2007, PVN xin phép
Chính phủ được đàm phán với Công ty dầu khí quốc gia Venezuela về việc thành lập
một liên doanh khai thác dầu giữa hai nước. Được chấp thuận, PVN giao cho công
ty con là PVEP trực tiếp làm việc với Tổng công ty dầu khí Venezuela (thành
viên của Công ty dầu khí quốc gia Venezuela).
Tháng 6.2010, tại thủ đô Caracas của
Venezuela, “Dự án khai thác và nâng cấp dầu nặng lô Junin 2” chính thức ra mắt.
Tổng mức đầu tư lên tới 12,4 tỉ USD, lô Junin 2 được PVN báo cáo Chính phủ nằm ở
khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, cho phép khai thác công suất 1.400
tỉ thùng. Theo tỷ lệ vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến
hoàn vốn sau 7 năm. Con số này tương đương 70% sản lượng dầu của Vietsovpetro,
liên doanh dầu khí đầu tiên và lớn nhất tại VN. Vốn được thu xếp cho giai đoạn
đầu như sau: Liên doanh vay 60%, tương ứng 5,8 tỉ USD; 40% còn lại do các bên
đóng góp, tương ứng 3,1 tỉ USD. Phần vốn mà VN phải đóng góp tương ứng với tỷ lệ
tham gia 40% trong hợp đồng là 1,241 tỉ USD. Nếu tính cả “phí tham gia hợp đồng”
(bonus) 584 triệu USD thì tổng nhu cầu vốn của phía VN là 1,825 tỉ USD.
Dự án này được Bộ KH-ĐT phân tích một
loạt rủi ro như: lạm phát, chênh lệch tỷ giá, yêu cầu sử dụng dịch vụ nội địa,
phá giá đồng tiền ngày 9.1.2010 mất 50% giá trị. Đồng thời, cảnh báo: "Phải
được cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt khi nó được đầu tư bằng vốn nhà nước
và vốn vay của doanh nghiệp nhà nước". Đặc biệt, Bộ Tài chính còn yêu cầu
PVN giải trình khoản thanh toán 584 triệu USD bằng tiền mặt trong khoảng thời
gian ngắn cái gọi là "phí tham gia hợp đồng (bonus)" cho phía
Venezuela. Theo Bộ Tài chính, "đề xuất thanh toán phí tham gia hợp đồng"
vô lý này mới được PVN đưa vào so với các lần xin chủ trương trước đó.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự
án, PVN vẫn chấp nhận điều khoản phi lý này. Trước ngày 12.5.2011, khi
liên doanh chưa hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng Venezuela, PVN
đã phải chuyển 300 triệu USD tiền mặt sang nộp cho Venezuela; ngày 12.5.2012,
PVN lại nộp cho Venezuela 142 triệu USD khác (đợt 2). Trong khi "kết quả
khoan và khai thác siêu sớm không đạt được như kỳ vọng nên bức tranh sản lượng
toàn mỏ có khả năng không được như dự kiến". Ngày 12.5.2013, PVN phải nộp
cho Venezuela 142 triệu USD (đợt 3). 15 ngày sau thời hạn này, nếu không nộp đủ
tiền, "toàn bộ cổ phần" của PVN trong liên doanh sẽ "tự động bị
chuyển" cho đối tác Venezuela; phía PVN/PVEP cũng sẽ "không được quyền
thanh toán hoặc đền bù bất cứ đồng nào từ các khoản đã đóng góp, vay vốn hay đầu
tư" ở Junin 2.
Năm 2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã
phải quyết định đơn phương không thực hiện bản cam kết này vì nếu có góp thêm
142 triệu USD cũng chưa chắc thu được thùng dầu nào, chấp nhận mất 442 triệu
USD tiền "phí tham gia", 90 triệu USD tiền góp vốn và các chi phí lớn
khác, ước tính quy đổi khoảng 11.000 tỉ đồng mà đến nay vẫn chưa khắc phục xong
hậu quả.
Tổng giám đốc PVN liên quan gì?
Như đã nói ở trên, PVEP thuộc PVN là
đơn vị đứng ra trực tiếp tham gia vào dự án này. Theo nguồn tin mà Thanh Niên
thu thập được, Thanh tra Bộ Tài chính cũng vừa có kết luận thanh tra tại PVEP,
trong đó có liên doanh dự án Junin 2. Kết luận cũng chỉ rõ, ngày 2.12.2013, Văn
phòng Chính phủ có Thông báo số 431/TB-VPCP ý kiến kết luận của Thủ tướng đồng
ý tạm dừng triển khai và nâng cấp dầu nặng lô Junin 2 tại Venezuela, bao gồm cả
kế hoạch thăm dò, thẩm lượng và chuyển tiền góp vốn dự án. Đồng thời, yêu cầu
PVN tích cực triển khai hoạt động ở các cấp để giữ quan hệ tốt và duy trì dự
án; tập trung vào việc vận động, thuyết phục để củng cố, nâng cao tính pháp lý
và đạt được các điều kiện ưu đãi cao nhất cho dự án.
Tuy nhiên, khả năng tiếp tục triển khai
dự án Junin 2 theo báo cáo của PVEP là không khả thi bởi nếu đi tiếp, phải đầu
tư chi phí bổ sung tăng thêm 400 triệu USD, chưa tính đến các yếu tố rủi ro
khác, nhưng chưa chắc đã đảm bảo hiệu quả. Nếu tiếp tục duy trì trạng thái tạm
dùng/giãn như hiện nay thì có khả năng mất dự án do tổng công ty không tiếp tục
góp vốn, phía đối tác của công ty liên doanh sẽ khởi kiện, tổng công ty phải chịu
trách nhiệm bồi thường. Mặt khác, khả năng chuyển nhượng để thu hồi vốn góp của
tổng công ty rất khó khăn do môi trường đầu tư tại Venezuela không thuận lợi,
còn nhiều vướng mắc như chưa hoàn tất nghĩa vụ đóng phí tham gia đợt 3 là 142
triệu USD và chưa thực hiện góp vốn lần 5 vào công ty.
Qua thanh tra, PVEP đầu tư góp vốn vào liên doanh dự án Junin 2 đã thực hiện không
đúng theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư do Bộ KH-ĐT cấp: “Tập đoàn dầu
khí VN hoàn toàn chịu trách nhiệm về rủi ro có tính kỹ thuật của dự án theo chỉ
đạo của Thủ tướng… Phải chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển
vốn ngân sách trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy
định của pháp luật. Phải lưu ý đảm bảo tính hiệu quả của dự án và có biện pháp
phòng tránh các rủi ro của dự án đã được các bộ, ngành lưu ý trong quá trình thẩm
tra, góp ý dự án”. Đến cuối năm 2017, tổng công ty đầu tư góp vốn liên doanh
này nhiều khả năng rủi ro không thu hồi được số tiền 635 triệu USD (chưa tính
phí tham gia đợt 3 là 142 triệu USD và các chi phí phát sinh của liên doanh từ
khi có quyết định tạm dừng dự án).
4/. Bài đăng trên báo Thanh Niên
Online (TNO) tối 13/3/2019:
Bộ Công an điều
tra vụ PVN mất trắng hàng ngàn tỉ đồng tại Venezuela
19:49 -
13/03/2019 THANH
NIÊN ONLINE
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu
- Bộ Công an (C03) đã đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu về dự án liên doanh
khai thác dầu khí thua lỗ hàng ngàn tỉ tại
Venezuela.
H3. Trụ
sở PVN tại Hà Nội
C03 vừa có văn bản gửi Tập đoàn Dầu khí
quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết đang xác minh một số dấu hiệu vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện
dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin
2, Venezuela, của Tổng công ty Thăm dò
khai thác dầu khí (PVEP) thuộc PVN. Để phục vụ công tác điều tra xác minh, C03
đề nghị PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện dự án
lô Junin2 của PVEP.
Dự án khai thác và nâng cấp dầu nặng lô
Junin 2 với sự hợp tác của liên doanh PVEP và Tổng công ty dầu khí Venezuela,
được thực hiện từ năm 2010. Tổng mức đầu tư được loan báo lên tới 12,4 tỉ USD,
phân kỳ làm 2 giai đoạn, ban đầu rót 8,9 tỉ USD, giai đoạn 2 rót 3,5 tỉ USD.
Ngoài tính chất "siêu dự án"
về mặt quy mô vốn đầu tư, lô Junin 2, được PVN báo cáo Chính phủ nằm ở khu vực
có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, cho phép khai thác công suất 1.400 tỉ
thùng. Theo tỷ lệ vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến
hoàn vốn sau 7 năm. Con số này tương đương 70% sản lượng dầu của Vietsovpetro,
liên doanh dầu khí đầu tiên và lớn nhất tại
Vốn được thu xếp cho giai đoạn đầu như sau: liên doanh vay 60%,
tương ứng 5,8 tỉ USD; 40% còn lại do các bên đóng góp, tương ứng 3,1 tỉ USD. Phần
vốn mà Việt Nam phải đóng góp tương ứng với tỷ lệ tham gia 40% trong hợp đồng
là 1,241 tỉ USD. Nếu tính cả “phí tham gia hợp đồng” (bonus) 584 triệu USD thì
tổng nhu cầu vốn của phía Việt Nam là 1,825 tỉ USD.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự
án, PVN thời điểm đó đã bỏ ngoài tai những khuyến cáo của các chuyên gia, đồng
thời chuyển hàng trăm triệu USD vào dự án. Đến tháng 4.2013, ban lãnh đạo mới của
PVN đã quyết định bỏ dự án này để "cứu" khoản tiền phải nộp lên đến
142 triệu USD, chấp nhận bỏ hơn 500 triệu USD đã nộp cho Venezuela mà chưa thu
được giọt dầu nào!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét