Với sáu
chữ “L” xã hội Việt Nam ngày hôm nay đang trở thành một đất nước không thể phát
triển. Đừng đánh giá đất nước qua vẻ bề ngoài giàu sang của một nhóm người, bởi
đất nước đâu chỉ là một mình họ. Cũng đừng nghĩ sự độc lập của một đất nước là
khi vắng bóng ngoại xâm trong bộ máy chính quyền, bởi thời đại bây giờ đâu cần
phải xâm lược bằng cách xua quân sang chiếm đóng như ngày xưa nữa đâu.
___
Joseptuat
21-9-2015
Xã hội Việt Nam ngày hôm nay có thể nói gọn trong 3 cụm từ sau
đây: lợi lộc, loạn lạc và lỏng lẻo.
Một nền
chính trị duy lợi lộc cá nhân và phe nhóm
Chính trị mà không nhắm tới cái lợi thì không phải là chính trị.
Những chính sách về kinh tế, giáo dục, hay ban hành các điều luật… tất tần tật
đều phải hướng tới lợi ích. Lợi ích không chỉ về vật chất mà còn cả về lãnh vực
tinh thần như nâng cao dân trí, củng cổ đạo đức, tạo ra xã hội văn minh, và
phải luôn nhằm tới lợi ích chung, không thiên tư cho nhóm này gây thiệt hại cho
nhóm kia. Lợi ích cộng đồng luôn là đích hướng tới của các quyết định chính
trị.
Nước Mỹ luôn đặt lợi ích của đất nước họ lên trên mọi lợi ích,
họ sẵn sàng làm mọi chuyện để đảm bảo lợi ích đó không bị tổn hại ở hiện tại và
tương lai. Bởi thế khi Trung Quốc đang lấy mất lợi ích của Mỹ ở khu vực Biển
Đông thì lập tức Mỹ chuyển trục ngay sang khu vực này.
Nước Nhật sau thế chiến thứ hai đã có một hiến pháp với những
điều luật cấm chiến tranh, thế mà thời gian gần đây họ đang cố gắng phá bỏ sự
ràng buộc đó với hy vọng quân đội được tham chiến bên ngoài lãnh thổ Nhật. Âu
cũng vì lợi ích của chính nước Nhật mà ra.
Thế nhưng chính trị Việt Nam ngày hôm nay lại đi ngược với lợi
ích xã hội, lợi ích cộng đồng. Nền chính trị này trở trêu thay lại chỉ có lợi
cho một nhóm người mang tên “cộng sản”, một giai cấp mang tên “chính quyền”, và
những thành phần bợ đít chúng.
Tôi nghĩ đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất nếu chúng
ta muốn tìm hiểu về các đường lối hoạt động của chính quyền này ở hiện tại và
cả tương lai. Đây cũng là điểm chung của chính trị Việt Nam dưới thời cộng sản
từ trước tới nay. Họ luôn đặt lợi ích của mình lên trên tất cả mọi lợi ích khác
của xã hội.
Nhiều người không hiểu hay cố tình không hiểu thực trạng này
trong xã hội Việt Nam, nên thường tỏ ra cố chấp khi không tin những nhà cai trị
Việt Nam tham quyền cố vị. Họ vẫn tin rằng nhà nước đang làm việc vì họ, các
chính sách, các dự án, các quyết định được bạn hành là vì nước, vì dân chứ
không phải vì lợi ích phe nhóm.
Một xã
hội loạn lạc vì mâu thuẫn lợi ích
Chính trị có tầm ảnh hưởng lớn như thế nào lên xã hội chắc chắc
ai trong chúng ta cũng biết, trừ những người không cố tìm hiểu thì ráng chịu.
Bởi như đã nói các quyết định chính trị liên quan trực tiếp đến túi tiền của
mọi thành phần trong xã hội từ thai nhi chưa lọt lòng mẹ cho tới người đã chết
mấy mươi năm. Tất cả mọi bất công trong xã hội có thể không phải do chính trị
nhưng chắc chắn rằng mọi quyết định chính trị đều có thể tạo ra bất công. Và sự
thật thì xã hội Việt Nam đang đầy dậy bất công vì những quyết định phi chính
trị.
Xã hội Việt Nam ngày hôm nay có thể chia ra rất nhiều thành phần
nhưng có ba thành phần rõ rệt mà chúng ta phải thấy. Một thoả mãn, hai bất mãn
và ba tầng lớp ở giữa hai thái cực trên.
Thành phần thoả mãn là ai thì các bạn tự biết, chỉ cần nhớ thành
phần này các quyền lợi luôn được ưu tiên trong xã hội và được đảm bảo hơn hai
thành phần còn lại. Thành phần này chiếm số ít.
Thành phần bất mãn có thể kể đến như dân oan bị mất đất đai,
những gia đình bị oan sai, những người thuộc chế độ cũ bị chính quyền phân
biệt, công nhân bị bóc lột trong các nhà máy, và cuối cùng là thành phần tri
thức như nhà báo, nhà văn, sinh viên… Thành phần tri thức bất mãn không phải vì
lợi ích vật chất mà là vì tiếng nói của lương tri và lương tâm là nhiều. Thành
phần thứ hai này không nhiều nhưng nếu so sánh với với thành phần thứ nhất thì
cũng không kém là bao nhiêu.
Thành phần thứ ba chiếm phần đông xã hội Việt Nam ngày hôm nay.
Thành phần này đứng giữa nguyên nhân có thế, một là dân trí còn thấp, hai là chịu
ảnh hưởng quá lớn của nền giáo dục cộng sản, ba nữa là chọn cách im lặng vì đó
là sự chọn lựa dựa trên kinh nghiệm về mức độ hành xứ của chính quyền.
Sự loạn lạc của xã hội chính là do mâu thuận lợi ích. Giai cấp
lãnh đạo xâm phạm lợi ích chính đáng của dân đen, và lợi ích của dân tộc. Chính
cách hành xử duy lợi ích này của chính quyền cũng tạo ta một bộ phận không nhỏ
trong xã hội Việt Nam sẵn sàng làm mọi chuyện vì những món lợi cỏn con, bất
chấp tính mạng người khác, bất châp luân thường đạo lý.
Trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, buôn bán phụ nữ và trẻ em, làm ăn
bất chính như cung cấp thực phẩm độc hại ra thị trường,… đó chính là những mặt
tiêu cực mà xã hội Việt Nam đang gánh chịu suốt mấy chục năm qua. Nó đang dần
dần biến thành nét đặc thù của xã hội Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới.
Xã hội Việt Nam không chỉ “loạn” mà còn “lạc”. “Lạc” trong từ
lạc lối. Việt Nam đang mất hướng đi, không biết sẽ tới đâu, tới nơi nào trong
bản đồ văn minh của thế giới loài người. Một đất nước mà người ta gọi chính quyền
không tham lam, độc ác thì cũng thần kinh và khốn nạn, người dân không chỉ bị
xem là dân trí thấp mà còn bị gọi là vô cảm, thờ ờ trước vận mệnh dân tộc thì
không lạc lối, vô mục đích thì còn là gì. Một xã hội như thế đúng là loạn lạc
chứ còn gì nữa mà chối cãi.
Một xã
hội với tình trạng hệ thống pháp luật “lỏng lẻo”
Chứ “lỏng lẻo” nên hiểu theo nghĩa không nghiêm minh, không công
bằng chứ không phải thiếu luật lệ, thiếu các cơ quan hành pháp, tư pháp hay lập
pháp. Chẳng có đất nước nào nhiều luật lệ như Việt Nam, luật chồng luật, luật
nhiều tới mức khiến người ta như bị lạc lối không tìm thấy lối ra cho vấn đề
kiện tụng.
Hệ thống luật pháp Việt Nam nếu so sánh với Mỹ và Phương Tây xem
ra cũng hợp lý và công bằng đấy chứ, nhưng chỉ là trên lý thuyết. Vì cơ chế
chính trị độc đảng nên hầu như hệ thống này nhìn thì công bằng nhưng thực tế
thì mầm mống của những bất công. Hệ thống chỉ là cái vỏ bên ngoài còn cái ruột
bên trong mới quyết định chất lượng của luật pháp. Từ cơ quan tư pháp, hành
pháp và lập pháp đều chỉ là một cánh tay nối dài của đảng cộng sản.
Thứ tìm xem có ai từng là thủ tưởng, chủ tịch quốc hội, thành
viên quốc hội và là thẩm phán trong hệ thống luật pháp này không phải là người
của đảng cộng sản không? Quốc hội có thể có nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ thì
tiếng nói khác nào muối bỏ biển, chỉ làm cho biển mặn thêm thôi. Một hệ thống
từ trên xuống dưới đều là người của một nhóm nào đó thì lấy đâu ra công bằng
cho những thành phần khác trong xã hội? Sự lỏng lẻo tức là thiếu nghiêm minh và
công bằng nằm ở chỗ đó chứ còn đâu. Âu cũng từ cái lợi phe nhóm, đảng phái mà
ra.
Với sáu chữ “L” xã hội Việt Nam ngày hôm nay đang trở thành một
đất nước không thể phát triển. Đừng đánh giá đất nước qua vẻ bề ngoài giàu sang
của một nhóm người, bởi đất nước đâu chỉ là một mình họ. Cũng đừng nghĩ sự độc
lập của một đất nước là khi vắng bóng ngoại xâm trong bộ máy chính quyền, bởi
thời đại bây giờ đâu cần phải xâm lược bằng cách xua quân sang chiếm đóng như
ngày xưa nữa đâu. Tôi cố vẽ ra xã hội Việt Nam dưới sáu chữ L không gì ngoài
mục đích giúp người đọc có cái nhìn bao quát về thực trạng xã hội nước nhà.
Đừng xem thường cái nhìn bao quát về thực trạng xã hội nếu bạn
muốn xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, vì bạn sẽ không biết mình đang ở đâu, việc
làm của mình ảnh hưởng như thế nào lên xã hội. Hay là những gì xảy ra là do ai,
từ đâu mà ra? Có một cái nhìn bao quát y như bạn đang đứng trên cao để thấy
được cách xã hội vận hành thế nào, hay nhìn vào một vào sơ đồ bệnh án để qua đó
tìm ra được bệnh và chọn phương án khá thi nhất cho vấn nạn.
Nhìn xã hội với sáu chữ L: lợi lộc, loạn lạc và lỏng lẻo chỉ là
cách nhìn rất chủ quan của bản thân người viết, mục đích là hy vọng sẽ có những
nhà chuyên môn về xã hội học có những bài viết chi tiết, dễ hiểu và mang tính
khoa học, khách quan hơn. Bởi điều này cực kỳ quan trọng trong tiến trình dân
chủ và tự do cho Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét