Mai Anh
13-10-2015
(GDVN) - Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, con số nợ công mỗi người dân
Việt Nam
phải gánh bằng hơn nửa thu nhập bình quân đầu người/năm, có nghĩa chúng ta làm
chỉ đủ trả nợ.
Đồng hồ nợ công toàn cầu ghi nhận thời điểm 9h30’(giờ Việt Nam) ngày 11/10/2015 nợ công của Việt Nam đang ở mức
trên 92,618 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 1.016 USD; nợ công
chiếm 46,0% GDP, tăng 9,6% so với năm 2014. Con số nợ công Việt Nam tăng chóng mặt khi trước đó, ghi nhận thời
điểm 9h00 ngày 22/7/2015, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 90,826 tỷ USD;
bình quân nợ công theo đầu người là 997,9 USD; nợ công chiếm 46,3% GDP, tăng
9,8% so với năm 2014.
Còn thời điểm 10h00 ngày 24/11/2013 (giờ Việt Nam), nợ công của Việt Nam là trên
77,436 tỷ USD; bình quân nợ theo đầu người là 859,05 USD/người, chiếm 48,4%
GDP, tăng 11,6%/năm so với năm 2012; nợ công toàn cầu đang là hơn 52.065 tỷ USD.
Chỉ số nợ công của
Việt Nam
trên Đồng hồ nợ công toàn cầu lúc 9h30 ngày 11/10/2015.
Như vậy, sau khoảng gần 2 năm, nợ công của
nước ta tăng 15,182 tỷ USD; nợ tính theo bình quân dân số cũng tăng khoảng 157
USD/người.
Con số nợ công Việt Nam
theo dự báo tiếp tục tăng lên theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á nợ
công Việt Nam
(bao gồm nợ do Chính phủ bảo lãnh), đến cuối năm 2015 sẽ tăng khoảng 62% GDP.
Đánh giá diễn biến này, TS Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính
ngân hàng cho rằng, con số ghi nhận tính toán của đồng hồ nợ công thế giới vẫn
chưa sát với thực tế.
“Không biết họ dựa trên phương pháp tính toán như thế nào nhưng
theo tôi con số nợ công thực tế Việt Nam cao hơn nhiều, bình quân nợ công mỗi
người dân Việt Nam phải chịu không chỉ là 1.016 USD/người mà phải ở ngưỡng
1.300 USD/người, nợ công phải chiếm khoảng hơn 50%GDP của Việt Nam”, TS Hiếu
cho biết.
Với thu nhập bình quân đầu người ở ngưỡng 2.000 USD/người/năm,
theo ông Hiếu, nếu mang thu nhập của người dân trừ đi nợ công phải gánh thì 1
năm đi làm chỉ đủ trả nợ.
TS Nguyễn Trí Hiếu: Với thu nhập bình quân đầu người ở ngưỡng
2.000 USD/người/năm, nếu mang thu nhập của người dân trừ đi nợ công phải gánh
thì 1 năm đi làm chỉ đủ trả nợ.
“Khả năng trả nợ của Việt Nam rất thấp, trên thế giới ghi nhận
những quốc gia nợ công lớn như Nhật nợ công chiếm gần 200% GDP, Mỹ chiếm hơn
100%GDP nhưng khả năng trả nợ những quốc gia này không đáng ngại, còn Việt Nam
tỷ lệ nợ công so chiếm khoảng hơn 50% GDP nhưng con số này đáng lo ngại”, TS
Hiếu cho biết.
Trở lại khó khăn tài chính khiến Bộ Tài chính phải vay Ngân hàng
nhà nước để chi tiêu, TS Hiếu cho rằng những khó khăn này xuất phát từ việc
phải chi phí đầu tư nhiều trong khi nguồn thu giảm do tác động của thị trường.
Cụ thể chi tiêu trong đầu tư, xây dựng, chi tiêu đảm bảo an sinh
xã hội ngày một lớn, các chi phí cho quốc phòng an ninh gia tăng trong khi
nguồn thu bị ảnh hưởng. Trong khi đó, nguồn huy động vốn từ trái phiếu Chính
phủ gặp khó khăn.
Theo Ủy ban Ngân sách của Quốc hội, ngoài 226.000 tỷ đồng vay để
bù đắp bội chi ngân sách nhà nước 2015, Chính phủ phải huy động 130.000 tỷ đồng
vay đảo nợ để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngoài ra, phải phát hành thêm
80.000 tỷ đồng trái phiếu để thực hiện chi cho các dự án, công trình cấp bách
đã được duyệt. Nếu cộng 3 khoản nêu trên thì lượng trái phiếu năm 2015 cần phát
hành lên đến 430.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng
7/2015, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ trúng thầu qua sàn giao dịch HNX
đạt 106.211 tỷ đồng. Trong đó, Kho bạc Nhà nước đấu thầu thành công 90.052,17
tỷ đồng, mới hoàn thành 36,02% kế hoạch cả năm.
Trong khi nguồn huy động trái phiếu gặp khó khăn, một nguồn thu
quan trọng khác của ngân sách là dầu khí cũng bị ảnh hưởng do giá thế giới giảm
mạnh. “Trong bối cảnh ngân sách như vậy việc Bộ Tài chính phải đi vay Ngân hàng
nhà nước để chi tiêu là điều dễ hiểu”, TS Hiếu cho biết.
Giải pháp cho kinh tế Việt Nam lúc này về lý thuyết có thể cắt
giảm chi tiêu, tuy nhiên theo ông Hiếu điều này rất khó bởi cắt giảm sẽ ảnh
hưởng tiến độ dự án, ảnh hướng đến an sinh xã hội. Không thể cắt giảm chi tiêu
thì buộc phải tăng nguồn thu, tăng nguồn thu chỉ bằng cách tăng thuế.
Tuy nhiên tăng thuế sẽ ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp, vì
vậy tăng thuế chỉ là biện pháp trước mắt. Về lâu dài phải vực dậy doanh nghiệp,
chỉ khi doanh nghiệp phát triển, làm ăn có lãi đóng thuế nhiều mới giúp giải
quyết khó khăn tài chính cho một quốc gia.
Bộ Tài Chính: Nợ công Việt Nam 66,4% GDP là cách tính không
chính xác
Trước đó, đánh giá về con số nợ công 66,4% GDP từ một đơn vị
nghiên cứu của Việt Nam công bố, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định,
mức nợ công 66,4% GDP là kết quả của cách tính không đúng, không đúng quy định
của Luật Quản lý nợ công.
Khẳng định số liệu của Bộ Tài chính, Thứ trưởng Mai cho biết, các khoản được tính vào nợ công gồm có: nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ địa phương, còn việc tính thêm các khoản như chi phí dự phòng nợ bất khả kháng 5% vào nợ công là không đúng quy định hiện hành.
Thứ trưởng Mai cũng khẳng định, Bộ Tài chính là cơ quan có trách nhiệm báo cáo các thông tin này với Quốc hội, Chính phủ và công khai thông tin với các cấp, các ngành cũng như tới người dân số liệu nợ công.
Theo báo cáo Quốc hội gần đây nhất vào ngày 18/5, chỉ số nợ công năm 2014 được tính toán là 59,6% GDP, trong đó nợ Chính phủ chiếm 47,4%, nợ Chính phủ bảo lãnh 11,3% và nợ địa phương là 0,8%. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đối chiếu với các cơ quan chức năng và các nhà tài trợ về con số nợ công. Khả năng thực tế có thể giảm chút ít do các khoản bảo lãnh Chính phủ giảm so với ước tính.
Khẳng định số liệu của Bộ Tài chính, Thứ trưởng Mai cho biết, các khoản được tính vào nợ công gồm có: nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ địa phương, còn việc tính thêm các khoản như chi phí dự phòng nợ bất khả kháng 5% vào nợ công là không đúng quy định hiện hành.
Thứ trưởng Mai cũng khẳng định, Bộ Tài chính là cơ quan có trách nhiệm báo cáo các thông tin này với Quốc hội, Chính phủ và công khai thông tin với các cấp, các ngành cũng như tới người dân số liệu nợ công.
Theo báo cáo Quốc hội gần đây nhất vào ngày 18/5, chỉ số nợ công năm 2014 được tính toán là 59,6% GDP, trong đó nợ Chính phủ chiếm 47,4%, nợ Chính phủ bảo lãnh 11,3% và nợ địa phương là 0,8%. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đối chiếu với các cơ quan chức năng và các nhà tài trợ về con số nợ công. Khả năng thực tế có thể giảm chút ít do các khoản bảo lãnh Chính phủ giảm so với ước tính.
M.A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét