Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Việt Nam và đại nạn Trung Hoa



Trần Gia Phụng
Đại nạn Trung Hoa thời cổ sử

Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I-III (Nhà Hán chia Âu Lạc thành ba quận là Giao Chỉ,Cửu Chân và Nhật Nam )
Việt Nam nằm về phía nam Trung Hoa, một nước lớn so với Việt Nam. Vị trí địa lý nầy là một đại nạn thường trực cho Việt Nam, vì các nhà lãnh đạo Trung Hoa qua mọi thời đại, luôn luôn ỷ thế nước lớn, kiếm cách xâm lăng các nước nhỏ láng giềng, trong đó có Việt Nam. Bài nầy trình bày đại nạn Trung Hoa thời cổ sử.
1. Trung Hoa xâm chiếm cổ Việt

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Môn sử ở trường phổ thông: đa dạng quan điểm và sự thật lịch sử



Nguyễn Thị Từ Huy
26-11-2015
Nhân cuộc thảo luận đang diễn ra gần như trên phạm vi toàn xã hội về vị trí thê thảm của môn lịch sử trong Dự thảo chương trình giáo dục tổng thể do Bộ Giáo dục ban hành trong khuôn khổ dự án cải cách giáo dục mà BGD đang thực hiện, tôi xin giới thiệu lại ở đây bài phỏng vấn một giáo viên Pháp dạy môn lịch sử ở cấp trung học cơ sở, từng công bố trên tạp chí Tia sáng. Tựa đề do tôi đặt lại.
Khi có thời gian tôi sẽ trở lại với dự thảo về cải cách chương trình môn sử, một cách cụ thể.
Tạm thời xin nêu ra đây mấy câu hỏi :
1/ Nếu coi việc rút bỏ thời lượng của môn sử và đem nó tích hợp với hai môn khác là một sự cải cách, thì cải cách này sẽ mang lại kết quả hay hậu quả nào ? Cải cách này liệu có góp phần giải quyết các vấn đề hiện tại mà môn lịch sử đang gặp phải hay không ? Những người thiết kế chương trình có hình dung tới kết quả hay hậu quả của các đề xuất do mình đưa ra ?

Không có “mạt sử” – chỉ thiếu cách làm



Phạm Toàn
(Nhóm Cánh Buồm)
Năm 1989, nhà văn Anh Justin Wintle là cây bút đầu tiên người nước ngoài được đến thăm Việt Nam.
Nói ông “được đến thăm” là một cách “chép Sử” thời đương đại khá trung thực, nếu ta biết rằng Việt Nam mình thời đó vừa thoát ra khỏi cuộc chiến, và những thói quen thời chiến vẫn còn sâu đậm; – trong tâm lý người bình thường, bất cứ người nước ngoài nào nếu không là “ông bà Liên Xô” thì đều có thể bị coi là “gián điệp”; – cũng tình trạng đó trong tâm lý những người trên mức bình thường không thể không dẫn đến tình trạng một đất nước bế quan tỏa cảng; với những ai năm nay ở tuổi 70 đến 90, điều đó chẳng lạ!
Justin Wintle đã thăm Việt Nam, đã gặp gỡ rất nhiều người từ người bình thường đến những người trên mức bình thường, và năm 1991, ông xuất bản tập sách nhan đề Romancing Vietnam (Pantheon xuất bản lần đầu tháng 1 năm 1991) – dịch là “Tiểu thuyết hóa nước Việt Nam” chắc là được nhỉ? Trong cuốn sách của ông có một chi tiết liên quan đến chủ đề “nóng bỏng” mấy bữa nay kể từ cuộc “Hội thảo Diên Hồng” về môn học Lịch sử, như nhiều tờ báo chạy tít. Chi tiết đó như sau. Tác giả gặp một nhà Sử học Việt Nam, chính xác là giáo sư Trần Quốc Vượng. Giáo sư than phiền nỗi Việt Nam thiếu tự do. Justin Wintle đã phản biện lại theo cách rất Ăng-lê, “Ông nói không có tự do, nhưng ông có Viện Khảo cổ học đấy thôi?”

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

CHẾ ĐỘ PHÁT XÍT



CHẾ ĐỘ PHÁT XÍT
Tác Giả: Tiến Sĩ JELIU JELIEV Dịch giả: Phạm Văn Viêm
 Saigon Press Xuất bản 1993
 MỤC LỤC
LờI TÒA SOạN ..............................................................................................................................1
 LờI GIớI THIệU CủA NGƯờI DịCH (PHạM VĂN VIÊM)..................................................................               14
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................15
 PHẦN 1: CẤU TRÚC CỦA MỘT NHÀ NƯỚC PHÁT XÍT ....................................................................                   24
PHầN II: NHỮNG CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT CỦA NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI PHÁT XÍT .............76
 PHầN III: ĐẶC TÍNH TỔNG QUÁT CỦA NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI ..................................................              .96
PHầN IV: SỰ TAN RÃ CỦA NHÀ NƯỚC PHÁT Xit.........................................................................109
 Lời Tòa Soạn Tại sao Cộng Sản Việt Nam lại sợ cuốn sách "Chế Ðộ Phát Xít" Một cuộc lùng bắt tại Đông Âu LTS: Đây là câu chuyện của anh Phạm Văn Viêm. Thông thường ta chỉ thấy chế độ Cộng Sản đi lùng bắt các nhà văn "phản động" trong nước, nhưng chế độ XHCN VN đã lập nên một kỳ công mới là gởi công an

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Myanmar thực hiện thành công cuộc cách mạng Dân chủ từ trên xuống



Thiện Tùng
Độc tài đối lập với Dân chủ. Độc tài đa dạng như Vua Chúa trị, Gia đình trị, Đảng trị, Quân đội trị. Dân chủ chỉ có một dạng, có khác chăng ở mức độ cao hay thấp, thật hay giả. Dân chủ, Đa nguyên chính trị là khuynh hướng thời đại. Điều đó nhiều quan chức lãnh đạo cấp cao của Đảng CSVN cũng đã nhận ra và ghi rõ ở điều 25 Hiến pháp hiện hành.
Cùng là thể chế chính trị Độc tài, Myanmar (Miến Điện) bế tắc trong thể chế độc tài Quân đội trị, còn Việt Nam cũng đang bế tắt trong thể chế độc tài Đảng CS trị. Giới cầm quyền Myanmar mạnh dạn, chủ động chuyển đổi từ Độc tài sang Dân chủ một cách êm thấm, còn giới cầm quyền Việt Nam chưa vượt qua được chính mình, không làm được như Myanmar, đang như gà con vướng tóc là do đâu ?
Chuyển đổi thể chế chính trị Độc tài sang Dân chủ có 2 cách: một là “từ trên xuống”, hai là “từ dưới lên”. Thực tế cho thấy, chyển đổi từ trên xuống (tự thân) đều diễn ra êm thấm như các nước Cộng sản Đông Âu hồi thập niên 90 hay Cuba, Myanmar gần đây. Chuyển đổi từ dưới lên khó tránh khỏi “nẹt lửa” giữa dân và nhà cầm quyền như đã và đang diễn ra ở một số nước Trung Cận Đông . Dưới thể chế Độc tài Đảng CS trị như Việt Nam và Trung Quốc, nếu đảng cầm quyền không tự giác chuyển đổi từ trên xuống, sớm muộn gì cũng phải đón nhận chuyển đổi từ dưới lên. Đó là điều bất hạnh đối với dân tộc nói chung, với đảng độc tài nói riêng.
Qua vụ bầu cử dân chủ ở Myanmar, có không ít người ước ao “Việt Nam cần một Aung San Suu Kyi để chuyển đổi thể chế chính trị từ Độc tài sang Dân chủ một cách êm thấm”. Ước ao như thế là phủ nhận thực tế: Hãy kiểm lại xem, ở Việt Nam ta, nhiều năm qua, đã và đang có quá nhiều người như bà San Suu Kyi, họ đấu tranh bất bạo động không biết mệt mõi, không chỉ bị quản thúc tại gia như bà San Suu Kyi, mà bị “Đảng ta” hành hạ và cầm tù vì cái tội yêu cầu chuyển đổi thể chế Độc tài sang Dân chủ.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

TÓC BẠC



Luu Thành

Soi gương thấy tóc bạc rồi
Nhân gian mội cõi đứng ngồi với ai
Bốn mùa hương sắc tàn phai
Trăm năm tình cũ bỏ ngoài bể dâu
…….
Ngàn năm mây trắng trên đầu
Non sông một thuở nỗi sầu chưa tan
Xót xa máu đỏ da vàng
Than ôi Bách Việt giang san bụi mờ

Về “câu thơ Vương Bột”



Nguyễn Huệ Chi
Đọc trên mạng, thấy ông Lê Vĩnh Huy đã đưa ra những giải thích sáng tỏ về câu trích dẫn gọi là "thơ Vương Bột" trong bài phát biểu của ngài Tập Cận Bình sáng 6-11 tại hội trường Quốc hội Việt Nam (xem ở đây). Quốc hội chúng ta chắc hết phải nhốn nháo hỏi nhau: “Câu thơ ấy là trong bài thơ nào ấy nhỉ?”. Một học giả khác, ông Hải Võ, cũng chịu khó giải mã tường tận hầu hết các điển cố được họ Tập sử dụng trong bài nói dài 20 phút rất "văn hoa kiểu cách" mà ta vừa nhắc (xem ở đây). Xin cám ơn ông Hải Võ đã giúp mọi người hiểu rõ thêm, rằng những lời ông Tập nói trước gần 500 vị nghị sĩ Việt Nam là những lời rất rỗng và sáo, vốn từng nói ở nơi này nơi khác hết cả, chỉ nhai lại mà chẳng chút gì thật bụng.
Bản thân tôi nghĩ, hình như họ Tập đi chuyến này là muốn làm một màn trình diễn trước dư luận quốc tế, về cái hình ảnh mình được đón tiếp hết mực long trọng, từ ông TBT cho đến cả một Quốc hội đã phải nín thinh, chăm chú nghe mình, có nghĩa là mình áp đảo được, “làm hòa” được với Việt Nam rồi. Chứ thực tâm, ông ta cũng biết, người Việt Nam từ trong đáy lòng không ai chấp nhận ông ta, kể cả ngay với một số nhân vật đương quyền đương chức. Đứng về góc độ ấy (thuyết phục Việt Nam) mà nhìn, thì ông ta thất bại chứ không thắng lợi. Và chắc ông ta cũng không cố giành cho được thắng lợi ở cái mục tiêu khó gặm này (khác với Bắc Triều Tiên, ông ta quả đang muốn thuyết phục).

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

THƠ ĐỌC TRƯỚC MẶT TẬP CẬN BÌNH



Posted by adminbasam on 05/11/2015

5-11-2015
Hôm qua đăng bài THƠ ĐỌC TRƯỚC QUỐC HỘI, hôm nay đăng bài THƠ ĐỌC TRƯỚC MẶT TẬP CẬN BÌNH. Hai bài thơ liên tục nói lên sự phẫn uất của dân tộc Việt Nam trước cảnh thù trong giặc ngoài đang tàn hại đất nước…
THƠ ĐỌC TRƯỚC MẶT TẬP CẬN BÌNH
Không ai chuẩn bị về chiến tranh
Đất nước mỗi ngày quên thời sự
Anh em một nhà nhìn nhau như thú dữ
Bà mẹ Việt Nam 40 năm ăn mày
Thơ thời bình giống tiệm đồ chay
Gia vị bị thiếu đi mùi mặn
Đồng tiền bây giờ như viên đạn
Bắn vào cháy nám hết lương tri