Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Khủng hoảng bãi Tư Chính: Bước ngoặt mới cho Việt Nam


Nguyễn Quang Dy
Biển Đông khủng hoảng “lần 2” tại bãi Tư Chính là tiền đề cho một cuộc “khủng hoảng kép” về đối ngoại và đối nội của Việt Nam. Nửa cuối năm 2019 sẽ chứng kiến một bước ngoặt mới cho Việt Nam khi đất nước phải “tái cân bằng” quan hệ chiến lược với Mỹ và Trung Quốc, đồng thời chuẩn bị đổi mới thể chế để cải cách kinh tế và chính trị cởi mở hơn.


Bản đồ Bãi Tư Chính ở Biển Đông. Ảnh: RFA
Bước ngoặt và “khủng hoảng kép”
Về đối ngoại, đối đầu và triển vọng có thể mất bãi Tư Chính buộc Việt Nam phải nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược và tái cân bằng quan hệ với Trung Quốc để bớt lệ thuộc hơn. Dự kiến chuyến thăm Mỹ của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10/2019 (theo David Hutt) là thời điểm hệ trọng để điều chỉnh chiến lược, trước khi quá muộn.
Về đối nội, diễn biến mới tại bãi Tư Chính và triển vọng điều chỉnh chiến lược buộc Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện, để tháo gỡ ách tắc đang làm triệt tiêu những tiềm năng và động lực phát triển đất nước. Việt Nam cần tiếp tục chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu đang thao túng làm triệt tiêu động lực cải cách.
Nếu Việt Nam không tháo gỡ được hai vấn đề lớn nói trên đúng lúc (trước năm 2021) thì không chỉ mất bãi Tư chính mà còn có thể mất luôn chủ quyền quốc gia. Kinh nghiệm trong mấy thập kỷ qua cho thấy cơ hội mới đang đến, nhưng có thể tuột khỏi tay. Với tính cách thất thường của tổng thống Trump, cửa sổ cơ hội để điều chỉnh chiến lược đang khép lại.
Trong một thế giới bất an với những hệ lụy bất ổn, quốc gia nào cũng phải dựa vào nội lực là chính, trên cơ sở chủ nghĩa dân tộc. Nhưng trong trật tự thế giới mới khó lường, không một quốc gia nào (kể cả Mỹ và Trung Quốc) có thể sống biệt lập mà không cần đồng minh và đối tác. Tuy đối ngoại là sự nối tiếp của đối nội, nhưng nó làm đòn bẩy cho đối nội.
Đếm ngược bom nổ chậm

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA BỊ VU KHỐNG XUYÊN TẠC TRẮNG TRỢN


MỘT SỰ XUYÊN TẠC TRẮNG TRỢN
Trần Đăng Khoa
16.8.2019

Đó là trò vu cáo tôi kích động chiến tranh, kêu gọi đánh Trung Quốc và tôi đang bay màu, dổi mầu, tự diễn biến. Thật nực cười!
Thực tình mà nói, tôi cũng không định nói chuyện này. Vì mạng xã hội như một bãi hoang. Bên cạnh tin đúng, tin hay, có rất nhiều tin vịt, tin bịa đặt trắng trợn. Ngay cả những đồng chí lãnh đạo, những thần tượng khả kính, cũng bị xuyên tạc, bôi nhọ. Thế thì những người bình dân hay kiếp con ong cái kiến có bị bôi nhọ cũng là lẽ đương nhiên. Chả chấp làm gì. Vì đó là mặt trái của một xã hội dân chủ. Chúng ta đang tiến tới một xã hội dân chủ. Thế nên trên mạng xã hội, có những bài viết, hay những giai thoại, rất kinh dị về tôi, tôi cũng cho qua. Không nói lại. Sau này, những bài ấy cũng đã tự mất dần. Thế nên cũng chẳng cần phải nói lại. Nhưng rồi có những việc nếu không nói lại, cũng không được, nên bắt buộc tôi phải nói. Nói để rồi không nói lại nữa.
Ấy là loạt bài tôi viết về hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính. Thực ra, không phải chỉ có sự kiện Bãi Tư Chính, tôi mới viết về Trung Quốc. Trung Quốc phá ta từ rất lâu rồi. Họ phá trên mọi phương diện. Họ giở trò bẩn thỉu gì, tôi cũng đều lên án ngay. Tôi đã viết liên tục về các hành vi xấu của Trung Quốc suốt mấy chục năm nay, có không ít bài đã in trên báo điện tử chính thống VOV, báo SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG, TUỔI TRẺ & ĐỜI SỐNG, rồi báo CỰU CHIẾN BINH, QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, HẢI QUÂN NHÂN DÂN. In báo rồi tôi mới đưa lên trang cá nhân là: Lão Khoa. Blogtiengviet, facebook Trần Đăng Khoa, Fb Nhà thơ Trần Đăng Khoa. Nhiều bài báo không in, hoặc có in, họ cũng cắt đi, tôi đưa nguyên vẹn lên các trang cá nhân và tôi chịu trách nhiệm. Nếu sai tôi phải ra tòa, phải chịu hình sự theo pháp luật. Số lượng những bài viết ấy hiện vẫn ở trên các trang của tôi. Nếu tập hợp lại đủ đến 10 cuốn sách dày với vài ngàn trang. Có bài viết đã lâu nhưng giờ vẫn nóng rừng rực, vẫn là những vấn đề thời sự.

Chính thể Việt Nam có chính danh trong vụ Bãi Tư Chính?


Phạm Chí Dũng 
 
Ghi nhận duy nhất về tính chính danh của chính thể độc tài ở Việt Nam trong cuộc khủng hoảng Bãi Tư Chính lần 3 chỉ là động thái của Bộ Ngoại giao Việt Nam: trong một lần quá hiếm muộn của lịch sử quan hệ gấu ó Việt - Trung, cơ quan cấp bộ này đã hai lần liên tiếp gửi công hàm phản đối Trung Quốc về vụ tàu Hải Dương 8 xâm nhập Bãi Tư Chính và vụ Trung Quốc tổ chức tập trận ở Hoàng Sa.
Nhưng những đặc trưng còn lại của đảng CSVN đều thiếu hẳn tính ‘công chính’.
Cho tới nay và mặc dù đã phục hồi sức khỏe, đã tiếp đón các quan chức ngoại giao nước ngoài và xuất hiện đó đây trên cương vị chủ tịch nước, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn không hề hé răng về vụ Bãi Tư Chính. Tình trạng ‘cấm khẩu’ quá yếm thế như vậy khiến người ta liên tưởng lại vụ Hải Dương 981 vào năm 2014: năm đó đã dậy lên rất nhiều đồn đoán rằng Nguyễn Phú Trọng đã có đến hai chục lần gọi điện đến Bắc Kinh cho Tập Cận Bình để thương thảo về vụ rút giàn khoan Hải Dương 981, nhưng họ Tập đều kiêu ngạo từ chối tiếp chuyện. Rốt cuộc, Hải Dương 981 đã chỉ rút bởi thế chủ động rút của Trung Quốc sau hơn hai tháng trời hành hạ ‘đảng em’ Việt Nam và con dân nước Việt.
Còn vào năm 2019, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 cũng được Trung Quốc chủ động rút khỏi Bãi Tư Chính sau hơn một tháng ‘chính danh’ của lực lượng hải quân Việt Nam mà đã chẳng thể làm gì, thậm chí còn chẳng dám nói gì trước một kẻ cướp táo tợn lao vào nhà mình.
“Thế 6 cái tàu ngầm lớp Kilo mà Bộ Quốc phòng Việt Nam mua của Nga đi đâu mất mà không ra Bãi Tư Chính ứng chiến với tàu địch?” - một số người dân cắc cớ hỏi.
Trong lúc viên tướng có tới bốn sao trên cầu vai là Ngô Xuân Lịch vẫn im như thóc. Một số người dân khác lại hỏi dồn:“Đừng có nói là mấy cái tàu ngầm lớp Kilo còn phải tác chiến ở Hà Nội, Sài Gòn, Phú Quốc, Đà Lạt… - những nơi đang ngập lụt đến lút đầu!”.
Chẳng khác gì Bộ Quốc phòng, cả chính phủ ‘kiến tạo và hành động’ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân phúc và quốc hội của ‘tỷ phú áo dài’ Nguyễn Thị Kim Ngân cũng không thốt nổi từ nào để phản đối Trung Quốc - một hiện tượng rất đồng điệu với tinh thần câm nín triệt để vào năm 2014 khi nổ ra vụ Hải Dương 981.
Điều trớ trêu là trong vụ Hải Dương 981, chính là Nghị viện Hoa Kỳ đã khẩn cấp và quyết liệt tung ra một bản nghị quyết về Biển Đông lên án sự can thiệp của Trung Quốc, còn giới quân sự Mỹ đã gợi ý Việt Nam về ‘đối tác chiến lược’ với Hoa Kỳ. Song tất cả đều bị phía Việt Nam lờ đi trong cơn mê sảng đu dây ngả ngớn với Bắc Kinh để cuối cùng đã phải nhận quả báo nhãn tiền.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

TIN CHÍNH THỨC, DO BBC LOAN BÁO: TÀU TRUNG QUỐC QUAY LẠI BÃI TƯ CHÍNH


Tàu Hải dương 8 của Trung Quốc quay trở lại Bãi Tư Chính
BBC - 18h45 (Giờ Hà Nội) ngày 13.8.2019

 
Tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hôm thứ Ba, chưa đầy một tuần sau khi rời khỏi khu vực.
Một nguồn tin của BBC cho biết tàu Hải dương Địa chất 8 lúc rời đi chỉ nhằm mục đích tiếp dầu rồi quay lại Bãi Tư Chính. đầy một tuần sau khi rời khỏi khu vực.
Một nguồn tin của BBC cho biết tàu Hải dương Địa chất 8 lúc rời đi chỉ nhằm mục đích tiếp dầu rồi quay lại Bãi Tư Chính.
Tàu Hải dương Địa chất 8 lần đầu tiên vào khu vực dưới sự hộ tống của lực lượng hải cảnh Trung Quốc hồi đầu tháng Bảy. Có vẻ như tàu đã tiến hành một cuộc khảo sát địa chất tại vùng biển vốn là điểm nóng trong khu vực từ nhiều năm nay.
Hôm 8/8, tàu thăm dò địa chất của Trung Quốc rời Bãi Tư Chính sau hơn một tháng hai bên căng thẳng.
Trong lúc các tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu hải cảnh Trung Quốc đối đầu trong nhiều tuần, sau thời gian đầu im lặng, chính phủ hai nước đã liên tiếp ra tuyên bố qua lại, cáo buộc lẫn nhau là vi phạm chủ quyền của mình.
Kể từ khi xảy ra cuộc đối đầu, tàu thuyền Trung Quốc cũng hoạt động trong một lô dầu khí của Việt Nam, nơi có giàn khoan của hãng dầu khí Nga Rosneft thuê đang hoạt động.
Đúng như các nhà quan sát dự báo, tàu Hải dương 8 đã quay trở lại khu vực.
Dữ liệu từ Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi di chuyển của các tàu thuyền, cho thấy tàu Hải dương 8 hiện đang được ít nhất hai tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống, Reuters tường thuật.
Các dữ liệu cũng cho thấy sau khi rời Bãi Tư Chính, tàu Hải dương Địa chất 8 đã đậu tại Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền nhưng Bắc Kinh đã cơi nới, xây thành đảo nhân tạo.
Không rút đi hoàn toàn
Vào thời điểm Hải dương Địa chất 8 tạm rút khỏi Bãi Tư Chính, phía Trung Quốc vẫn để tàu thuyền của mình hiện diện tại vùng mà Việt Nam nói là hoàn toàn thuộc vùng EEZ của mình.
"Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu khảo sát của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng ít nhất hai tàu hải cảnh của họ vẫn ở trong khu vực này," ông Devin Thorne, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng (C4ADS) nói với Reuters hôm 7/8, trích dẫn dữ liệu từ công ty phân tích hàng hải Windward.
Tiến sỹ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) trước đó nói với BBC rằng việc rút tàu Hải Dương Địa chất 8 nhưng vẫn để lại hai tàu hải giám ở khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính cho thấy "Trung Quốc chưa hoàn tất công việc khảo sát của họ tại đây, nhưng có thể đã có được một số kết quả sơ bộ."
Ông Trung cho rằng ý kiến và tiếng nói của cộng đồng quốc tế không phải là lý do tàu Hải dương 8 rời đi và cũng sẽ "không ảnh hưởng gì đến quyết định của Trung Quốc".
________________
Nhà báo Chu Vĩnh Hải
"Các sĩ quan cao cấp của hải quân, cảnh sát biển đang đổ về Sài Gòn để dự một cuộc họp quan trọng diễn ra vào ngày 14-8 để tiếp tục bàn về bãi Tư Chính. Chắc chắn, bãi Tư Chính hiện đang ở trong trạng thái căng thẳng. Rất có thể tàu thăm dò địa chấn Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc đã quay trở lại bãi Tư Chính. Cũng có thể là, các tàu hải cảnh và kiểm ngư của Trung Quốc đang tập trung nhiều ở bãi Tư Chính", một nguồn tin cực kỳ khả tín vừa cho tôi biết vào lúc 10 giờ sáng ngày 13-8.
Nguồn tin này cũng cho biết thêm rằng, các sĩ quan cao cấp của hải quân và lực lượng cảnh sát biển Việt Nam gọi bãi Tư Chính là "vùng phức tạp", và "hiện nay ở vùng phức tạp đang có nhiều vấn đề phức tạp. Rất có thể là một phó tư lệnh sẽ trực tiếp có mặt tại bãi Tư Chính:".
Có lẽ nào lũ giặc Tàu ngang ngược lại một lần nữa dày xéo trên quê hương ta- bãi Tư Chính?

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Từ điểm nóng Bãi Tư Chính hiện nay, nghĩ về khả năng nổ ra chiến tranh


Nhà văn Triệu Xuân:
Hơn một tháng nay, Trung Quốc ngày càng ngang ngược gây hấn, khiêu khích, kiếm cớ để nổ súng tiến chiếm khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam.
Việt Nam tìm mọi cách để gìn giữ hòa bình.
Trung Cộng tìm mọi cách để có cớ nổ súng tấn công.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam hơn một tháng nay vẫn chưa hề lên tiếng. Sư im lặng đáng sợ này khiến lòng dân không yên. Không ít người cho là hèn đớn, thậm chí có kẻ còn lăng mạ là “bán nước”!
Có hai sự kiện rất lạ ở bãi đá ngầm Ga Ven thuộc Trường Sa:
Ga Ven là tên gọi để chỉ một cặp rạn san hô, gọi tắt là “đá"- thuộc cụm Nam Yết, quần đảo Trường Sa, đó là đá Ga Ven (cùng tên) ở phía bắc và đá Lạc ở phía nam. Các đá này nằm cách đảo Nam Yết lần lượt là 8,5 và 7 hải lý (13-15,7 km) về phía tây. Cùng với Gạc Ma, Trung Quốc kiểm soát đá Ga Ven từ năm 1988. Đây là hai rạn san hô "nửa nổi nửa chìm". Ga Ven có một dải cát cao 2 m. Diện tích của đá Ga Ven khoảng 86 ha và đá Lạc 67 ha.
Ngày 07-11-1990, hạm đội Nam Hải (Trung Quốc) được báo cáo là Đá Khói Nam (đá Ga-ven) bị mất liên lạc vô tuyến điện. Sau đó phát hiện đơn vị chốt ở đây có 6 người chết, 1 bị thương, 5 mất tích. Lô cốt đầy vết đạn. Nhiều súng trường và đạn dược chìm dưới biển. Không rõ đối phương!?
Ba năm sau, 1993, cũng tại Ga Ven, toàn bộ đơn vị lính Trung Quốc bị tiêu diệt! (19 người bị giết, 1 mất tích, trong đó 1 bị bắn vào đầu, số còn lại chết vì bị đạn hoặc bị dìm nước. Cũng không rõ đối phương!?
Khi lưu trữ hai sự kiện này vào “Kho lưu trữ tư liệu” của mình để viết tiểu thuyết, tôi nghĩ ngay đến những chiến tích thầm lặng của binh chủng đặc công quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến 1945-1975.
Tôi muốn bày tỏ ý kiến riêng của mình về: Chiến tranh Việt Trung có thể xảy ra hay không? Nếu xảy ra thì kịch bản như thế nào? Trước hết, tôi rút tỉa một số tư liệu trong “kho lưu trữ” tư liệu riêng của mình về Hoàng Sa, Trường Sa và hệ thống Nhà giàn ở Tây nam Biển Đông, trong đó có bãi Tư Chính:
1.Thực trạng ở quần đảo Hoàng Sa & quần đảo Trường Sa và khu vực tây nam Biển Đông trước ngày 03-7-2019:
Quần đảo Hoàng Sa cách lục địa Trung Hoa 270 hải lý. Quần đảo Trường Sa cách Hoa lục 750 hải lý. Cả hai đều không nằm trong thềm lục địa của Trung Hoa. 

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

VỀ LUẬN ĐIỆU "VẬN NƯỚC KHÔNG CỦA RIÊNG AI"




Thật kỳ lạ. Người ta đang đặt trách nhiệm lên vai người dân rằng “vận nước không của riêng ai”, nghĩa là lúc nghĩ đến nguy cơ xung đột, cần tiền và máu, cần mất mát và khổ đau thì người ta tìm đến dân để nói đất nước này không của riêng ai.
Đất nước không của riêng ai, vận nước không của riêng ai, nhưng người dân có được biết đầy đủ về những gì đang xảy ra trên đất nước khốn khổ này không?
Đất nước không của riêng ai, vận nước không của riêng, nhưng ai đang xài xể tài nguyên, ai đang cào cấu và vơ vét nguồn lực quốc gia, bao nhiêu người được lợi và bao nhiêu triệu người phải chịu đựng hậu quả?
Liệu người ta có dám nói đất nước không của riêng ai với những người dân Hà Tĩnh sau thảm hoạ Formosa không?
Liệu người ta có dám nói vận nước không của riêng ai với người dân Bình Thuận xuống đường biểu thị lòng yêu nước khi Quốc hội mang dự Luật Đặc khu ra hăm he thông qua và rồi họ bị những tay bồi bút chụp mũ là một lũ nghiện ngập, là phá hoại không?
Liệu người ta có dám nói đất nước không của riêng ai với người dân Văn Giang, Dương Nội, với người dân Thủ Thiêm, với những mảnh đời vất vưởng Vườn Rau Lộc Hưng, với những người đã mất đất mất nhà vào tay những dự án của ông này bà kia trên khắp đất nước này không?
Liệu người ta có dám nói vận nước không của riêng ai với những người người dân yêu nước bị chụp mũ nhận 300.000 đồng khi xuống đường vì lo cho vận mệnh quốc gia không?
Liệu người ta có dám nói đất nước này không của riêng ai với những người có lý tưởng, có khát khao xây dựng đất nước này đã bị đánh đập, bỏ tù?
Liệu người ta có đủ can đảm để nói đất nước không của riêng ai với tử tù Đặng Văn Hiến hay không?
Nếu có đủ độ dày mặt để nói đất nước không của riêng ai, vận nước không của riêng ai với những người dân khốn cùng ấy, nếu trơ lì được tới mức đó thì hãy mở miệng nói với những người còn lại.


Hà Nội ngày 7/8/2011




Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

BIỂU TÌNH CHỐNG TÀU XÂM LƯỢC TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI !

Sáng nay, người dân Hà Nội bất ngờ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội
Nguyễn Thuý Hạnh - ĐẢ ĐẢO TRUNG QUỐC XÂM PHẠM BÃI TƯ CHÍNH CỦA VIỆT NAM
TRUNG QUỐC CÚT KHỎI THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
PHẢN ĐỐI HỮU HẢO VỚI GIẶC TÀU !!!






Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

BIỂN ĐÔNG: PHÉP THỬ Ý ĐẢNG LÒNG DÂN


Nguyễn Anh Tuấn


 
Nếu đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển chỉ dừng ở mức va chạm, Ba Đình có xu hướng bóp nghẹt truyền thông và ngăn chặn biểu tình vì rủi ro trên bờ khi đó sẽ lớn hơn trên biển.
Khi đụng độ leo thang tới mức có nguy cơ xung đột vũ trang, sẽ bắt đầu xuất hiện những lời kêu gọi yêu nước, như đang râm ran hiện nay. Truyền thông bắt đầu được mở van nhỏ giọt, biểu tình được chiếu cố, miễn sao vẫn trong tầm kiểm soát về quy mô và chủ đề. Như cánh cửa mở hé, sẽ đóng sập lại ngay nếu chuyện ngoài biển không còn căng thẳng nữa.
Khi nguy cơ mất đảo hiển hiện, những lời kêu gọi sẽ bùng phát dưới giọng hiệu triệu, vực dậy cả hồn thiêng sông núi lẫn anh linh tử sĩ. Báo chí được lệnh lên bài thả ga, mọi cuộc biểu tình từ quốc doanh đến dân doanh đều được cổ vũ nhằm, như một tờ báo gần đây giật tít, ‘huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền’.
Nhưng vì sao lại phải nhọc công hiệu triệu toàn dân?
Toàn dân sẽ giữ được đảo nếu Trung Quốc nhất quyết đánh chiếm hay sao?
Chiến lược chiến tranh nhân dân (toàn dân đánh giặc) từng rất hiệu quả trước đây khi chiến cuộc chủ yếu diễn ra trên đất liền, nhưng với môi trường tác chiến trên biển dựa vào hải quân và không quân, thì chiến tranh nhân dân thế nào?
Ngư dân được phát súng và huấn luyện sơ sài (dân quân biển), nòng cốt của chiến tranh nhân dân trên biển, sẽ làm được gì trước tàu chiến, máy bay và tên lửa hiện đại của Trung Quốc?
Cũng có người cho rằng toàn dân hưởng ứng thì sẽ giúp lên tinh thần. Không sai, nhưng tinh thần lên cao liệu có bù đắp được chênh lệch về khí tài, năng lực, nhân sự đôi bên trong bối cảnh tác chiến hiện đại?
Vậy tóm lại kêu gọi toàn dân để làm gì?
Để chạy trách nhiệm.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG MẤT BÃI TƯ CHÍNH?


Nguyễn Ngọc Chu
5-8-2019




Phải khẳng định rằng hiện nay không ai có mưu đồ xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung quốc. Và cũng chưa ai lấy được lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung quốc. Từ đó mà xác định rằng Việt Nam không có kẻ thù nào ngoài Trung quốc.
Chính sách thân CHND Trung Hoa từ 1950 đã đưa nước ta vào bước ngoặt số phận, dẫn đến những đại họa đớn đau không muốn nhắc lại ở đây – vì đã thành quá khứ. Trong số đó có tổn thất dứt day hàng thế kỷ là mất đi một phần lãnh thổ trên đất liền và trên biển đảo cho Trung quốc.
Trung quốc đã công khai tiến hành nhiều năm cuộc chiến tranh xâm lược lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và trên biển đảo. Và hiện nay nhờ tiềm lực kinh tế và lực lượng hải quân ngày càng lớn mạnh mà Trung quốc hung hăng đẩy mạnh chiến dịch gặm nhấm biển đảo.
Bồi đắp đảo nhân tạo để biến thành lãnh thổ trên biển. Quân sự hóa để làm căn cứ chiến tranh và kiểm soát vùng trời vùng biển. Lấn chiếm biển đảo của các nước lân cận. Biến biển quốc tế thành biển riêng của mình. Trung quốc đang ngang ngược chưa từng có trong lịch sử nhân loại.