Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Sách: Tiền sử người Việt


Hà Văn Thùy


­­
LỜI NÓI ĐẦU

  Khảo cổ học là khoa học bắt đầu và kết thúc với vật cổ. Một khi không có vật cổ, khảo cổ học chấm dứt! Suốt thế kỷ XX, chúng ta chỉ biết cốt sọ cổ nhất của người Việt tại Sơn Vi 32.000 năm. Những câu hỏi bức xúc được đưa ra: Phải chăng ngưới Sơn Vi là người hiện đại xuất hiện sớm nhất trên đất Việt Nam? Họ từ đâu tới? Không lời đáp! Rồi khi phát hiện bộ xương người Lưu Giang Quảng Tây 68.000 năm và cốt sọ hang Tampa Lin Bắc Lào 63.000 năm, có thêm cật vấn: “Họ là ai, từ đâu ra, có quan hệ thế nào với người Sơn Vi và những người Việt cổ khác?” Khảo cổ học im lặng!
Những năm cuối thế kỷ XX, bùng nổ thông tin gây chấn động: “Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện ở châu Phi 200.000 năm trước. Khoảng 70.000 năm trước, theo ven biển Ấn Độ Dương, người từ châu Phi di cư tới Việt Nam. Nghỉ lại ở đây 20.000 năm để gia tăng nhân số, 50.000  năm trước, người từ Việt Nam lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á và chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước, do khí hậu phía Bắc được cải thiện, người từ Việt nạm đi lên khai phá Hoa lục. 30.000 năm trước, từ Siberia vượt qua eo Bering, chinh phục châu Mỹ…”  Giới khảo cổ học choáng váng. Tuy nhiên, khám phá từ ADN không thể nghi ngờ! Như vậy, thực tế cho thấy, con người đã có mặt tại Việt Nam từ 70.000 năm trước. Nhưng thổ nhưỡng và khí hậu khắc nghiệt đã xóa đi mọi dấu vết của họ, khiến cho 40.000 năm chìm vào đêm tối!
Người từ châu Phi tới Việt Nam là ai? Chưa bao giờ di truyền học trả lời câu hỏi rất quan trọng này. Dựa trên bằng chứng khảo cổ là những cốt sọ, nhân học đưa ra lời đáp: “Vào thời đồ đá, trên đất Việt Nam xuất hiện hai đại chủng Australoid và Mongoloid. Họ hòa huyết với nhau và con cháu họ hòa huyết tiếp sinh ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, cùng thuộc nhóm loại hình Australoid. Sang thời kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở thành chủ thể dân cư. Người Australoid biến mất khỏi đất này không hiểu do di cư hay đồng hóa?” Đây là khám phá quyết định chiều hướng của lịch sử: những con người được sinh ra ở Việt Nam 70.000 năm trước làm nên dân cư và văn minh phương Đông!
Điều không bình thường là, gần hết thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, chưa có bất cứ nghiên cứu nào về khoảng thời gian 40.000 năm “ngoài vòng khảo cổ!” Tổ tiên Việt đã sống thế nào trong suốt thời gian dằng dặc ấy? Không giải được câu hỏi này, không thể nói gì về tiền sử người Việt! Khi không có hiện vật khảo cổ, là lúc trí tưởng tượng bắt đầu. Có thể là kịch bản như thế này:
70.000 năm trước, trên đường sang phương Đông, một dòng người châu Phi theo bờ Tây của Borneo, bước vào đồng bằng Sundaland, rồi đi lên hướng Bắc. Lúc này đang Thời Băng hà, mực nước biển thấp hơn hôm nay 130 mét. Đông Nam Á là lục địa mênh mông. Không hiểu vì sao họ không tỏa ra chiếm lĩnh vùng đất màu mỡ này mà đi tiếp tới miền Trung Việt Nam rồi dừng lại. Chúng tôi đoán, chỉ đoán thôi, có khoảng 2000 đến 3000 người thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid tới được Việt Nam. Sau hành trình 15.000 năm gian nan, tới đây họ đã gặp “địa đàng ở phương Đông”với khí hậu ấm áp, rừng cây xanh tươi, nhiều muông thú, hoa trái, sông suối nhiều ốc, sò, tôm, cá… Những nhóm nhỏ khoảng 15-20 người gặp nhau khi cùng săn bắn và hái lượm. Tình yêu đến và những đứa trẻ ra đời. Theo năm tháng, dân số tăng lên. Một số ít sống trong hang động còn phần lớn dựng những túp lều bằng cây lá dưới tán rừng.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

TRAO ĐỔI VỚI TS NGUYỄN NGỌC CHU


Nguyễn Đình Cống

Trang Bauxite Việt Nam và Tiếng Dân ngày 17/6 đăng bài của ông Chu: "Ai đang làm suy yếu đảng".
Ông nhận xét rằng Đảng rất sợ mất lòng tin của dân, đang nỗ lực mở rộng dân chủ trong Đảng như là phương thuốc lấy lại lòng tin đó, một trong những phương thuốc ấy là để cho đại hội cấp huyện, quận trực tiếp bầu Bí thư. Thế mà ở Quảng Trị đã xảy ra vụ Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng có những can thiệp thô bạo trong bầu cử.
Ông Chu nhận xét: “Ai đang làm suy yếu Đảng? Gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện TƯ quản lý bị kỷ luật đã làm suy yếu Đảng. Ông Nguyễn Văn Hùng đang làm suy yếu Đảng”.
Đọc nhiều bài của ông Nguyễn Ngọc Chu, tôi cảm phục và kính trọng ông. Nhưng tôi thấy cần trao đổi với ông vài điều trong bài báo nói trên.
Theo tôi, nhận xét của Ông Chu không sai, nhưng chưa đúng với bản chất.
Bản chất của ĐCS là không có dân chủ thực sự và sự mất lòng tin của dân vào ĐCS là tất yếu vì rằng chủ thuyết Mác Lê mà họ theo đuổi chỉ có cái hào nhoáng bên ngoài, nó chỉ có thể đánh lừa những người kém trí tuệ trong một thời gian nào đó, chứ không thể đánh lừa số đông trong thời gian dài.
Chủ thuyết Mác Lê chứa nhiều độc hại, nhưng vì thiếu trí tuệ và lợi ích ich kỷ của phe nhóm mà một số lãnh đạo của ĐCS cố tình không chịu nhận ra. Họ vạch ra “đường lối cán bộ” với tuyên truyền rùm beng là rất dân chủ, rất tiến bộ, nhưng lại không tự biết, không chịu nghe phản biện rằng đường lối đó chứa một số điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học.
ĐCSVN muốn giữ được vai trò đảng cầm quyền, muốn lấy lại lòng tin của dân thì phải thay đổi về bản chất và tổ chức.
Nếu cứ ngoan cố giữ như hiện nay thì con đường sụp đổ là tất yếu. Một vài phương thuốc xoa dịu không thế cứu vãn.
Làm suy yếu Đảng không chỉ là hàng vạn, hàng triệu cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, tham nhũng, cửa quyền mà là tự trong học thuyết, tự trong đường lối và tổ chức.
Trên Báo Tiếng Dân có bình luận về bài của ông Chu như sau: ”Xin lỗi, ts NNC lo cho đảng CS hơi nhiều, chẳng khác nào “lo trời sập”? Nếu thế thì chẳng lẽ muốn chúng mạnh để có sức thêm mà đàn áp dân chăng?
Cứ mong chờ đảng ban “ơn mưa móc” nhỏ giọt thế này thì VN.chết chắc !
Buồn !”.
Tôi xin đồng cảm với bình luận vừa nêu.
Tôi nghĩ rằng những người phản biện không nên trông chờ vào một vài phương thuốc có tính xoa dịu và lừa bịp mà những kẻ cơ hội đưa ra nhằm lừa dối. Cần vạch ra bản chất ẩn giấu trong đó.
N.Đ.C.


Top of Form
Bottom of Form