Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Đặc san số 2 - Cuộc chiến tranh lai của Trung Cộng


      Việt Nam cần một chiến lược ứng phó với cuộc chiến tranh lai của Trung Cộng
 越南需要拥有应付中共的混合战争的有效战
(Nhân kỷ niệm 100 năm ngày Phong trào Ngũ Tứ *4.5.1919* và 10 năm trang Bauxite Việt Nam *5.2009*)
纪念五四运动100周年(191954号)与铝土矿越南网站论坛第10周年 (2009520)
Vũ Cao Đàm
     1. Đặt vấn đề
Sắp kỷ niệm 100 năm ngày Phong trào Ngũ Tứ, trong đầu tôi chợt thoáng qua một ý nghĩ: “Thật nhục nhã, tập đoàn cộng sản Hoa Lục (sau đây gọi tắt là Trung Cộng) đang phản bội và bôi bẩn thanh danh của Phong trào Ngũ Tứ, khi họ phát động cuộc chiến tranh lai chống các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam”.
Trong khoa học quân sự hiện đại, chiến tranh lai (hybrid war hoặc hybrid warfare) là một khái niệm rất mới. Chủ đề “Chiến tranh lai”được đề cập lần đầu tại cơ quan tham mưu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào năm 2008. Đến 2011 Tổng Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ George W. Casey đưa ra cảnh báo về hiểm họa lai (hybrid threats) để nói về những nguy cơ phải đối mặt trước cuộc chiến tranh lai.
Hiểm họa lai được một nhà nghiên cứu khác, G. Giannopoulos, định nghĩa là “Một tập hợp hoạt động gây sức ép và gây biến đổi, một cách bình thường hoặc bất bình thường, thông qua các hoạt động ngoại giao, quân sự, kinh tế, công nghệ, các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và phi chính phủ để đạt được các mục đích đặc biệt, nhưng luôn giữ dưới ngưỡng của một cuộc chiến tranh có tuyên bố”.
Trong bài viết “Chiến tranh lai: Hiểm họa mới của hòa bình và an ninh toàn cầu trong thế kỷ 21” các tác giả Bachmann và Gunneriussion đã nêunhững hiểm họa của chiến tranh laivà tác động của nó đến hòa bình và an ninh toàn cầu của thế kỷ 21.
Quan sát tại hàng loạt quốc gia trên thế giới, cả ở Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển,chúng ta có thể nhận ra những hoạt động chiến tranh lai được thực hiện bởi các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ, các công ty, nhà thầu và thương lái, chúng ta nhận ra, những cuộc chiến tranh lai trên thế giới đang được triển khai một cách phổ biến, với quy mô rất khác nhau, nhưng đều có sức phá hoại an ninh quốc gia một cách đa dạng vànặng nề.
Chiến tranh lai (Hybrid war) là một cuộc chiến tranh không tuyên bố, là thứ chiến tranh không dùng quân đội, súng ống, xe tăng, thiết giáp, chiến hạm và máy bay, càng không sử dụng tên lửa và bom đạn, mà sử dụng những biện pháp phi vũ trang để triệt phá toàn diện mục tiêu phát triển của đối phương, lũng đoạn cơ sở hạ tầng, phá hoại môi trường sống, làm biến dạng nền tảng đạo đức.
Chiến tranh lai khác chiến tranh lạnh ở chỗ, với chiến tranh lạnh, các bên đối địch ngấm ngầm chạy đua vũ trang, luôn gây căng thẳng và hăm dọa lẫn nhau, sử dụng các biện pháp cấm vận và phong tỏa lẫn nhau. Còn chiến tranh lai lại sử dụng những cách xử sự hòa hiếu để lừa đối phương mắc bẫy.
Chiến tranh lai mà Trung Cộng đang sử dụng trên thế giới trước mắt và chủ yếu là những biện pháp mềm mỏng và linh hoạt, có thể là cho vay dài hạn để lũng đoạn kinh tế, có thể là mua chuộc những người có chức quyền để giành những ưu đãi, và biến họ thành những kẻ cam tâm bán rẻ quyền lợi Tổ quốc; Những kẻ chủ trì chiến tranh lai cũng không quên mang lại lợi ích ngắn hạn cho một bộ phận dân chúng, để họ tiếp tay cho chúng thực hiện cuộc chiến tranh lai.
     2. Giặc Tàu thực hiện chiến tranh lai thế nào?
Chúng ta lấy ví dụ ngay trên đất nước Việt Nam chúng ta.
Nói theo ngôn ngữ của chiến tranh nhân dân, cuộc chiến tranh lai mà Trung Cộng đang thực hiện trên thế giới và ngay ở Việt Nam thực sự là một cuộc chiến tranh nhân dân sâu rộng nhất. Trong cuộc chiến tranh lai, Trung Cộng huy động một cách triệt để sự tham gia của tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội của cả hai quốc gia, Việt Nam và Trung Cộng: từ anh xe ôm đến các chị buôn bán nhỏ, các thương lái, các nhà thầu, người cầm đầu các cơ quan chuyên môn, các nhà lãnh đạo, các chính khách, một số nhà khoa học, các nhà công nghệ và các sĩ quan trong lực lượng vũ trang.
Sau đây là một vài ví dụ quen thuộc mà chúng ta thậm chí nghe đã nhàm tai, nhưng được phân tích từ giác độ chiến tranh lai.
a. Lừa Việt Nam vào bẫy nợ và những khoản đầu tư kém hiệu quả
Biện pháp này nhằm làm tận diệt xói mòn các nguồn lực quốc gia.
Trước hết, chúng ta lấy ví dụ một công trình cỡ lớn, là Bô-xít Tây Nguyên.
Nông Đức Mạnh, 3 lần ký tuyên bố chung, một lần với Giang Trạch Dân, hai lần với Hồ Cẩm Đào, rước giặc Tàu trấn đóng Tây Nguyên dưới hình thức khai thác bô-xit. Sự kiện này đã gây những làn sóng phản đối rất mạnh, nhưng chủ yếu nêu những lý do về văn hóa, môi trường, quốc phòng,... có một số bài bàn về hiệu quả đầu tư, nhưng chưa bài nào bàn từ giác dộ chiến tranh lai.
Báo điện tử VnExpress ngày 18.3.2014 có bài cho biết hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ lỗ mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Các nguồn tin chính thức của Nhà nước dự kiến, nó sẽ lỗ trong khoảng 11 năm. Như vậy, trong 11 năm, chúng ta có thể hình dung tổng tiền lỗ phải lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Xem xét một công trình nhỏ hơn, là công trình Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Công trình này cũng thuộc về giặc Tàu. Công trình được ký kết năm 2008, với tổng vốn đầu tư trên 500 triệu USD. Báo Tuổi trẻ ngày 18.6.2016 cho biết, đến thời điểm này, vốn đầu tư đã tăng trên 866 triệu USD, đến hôm nay có lẽ đã vượt trên con số tỷ USD.
Trong khi đó, báo chí đưa tin, 90% các công trình công nghiệp đều rơi vào tay các nhà thầu của giặc Tàu. Vậy, chúng ta hãy hình dung, nền kinh tế Việt Nam chịu đựng một khoản lỗ bao nhiêu mỗi năm?

Đặc san số 2 - Mười năm, Bauxite Việt Nam vững tiến


Ngô Nhân Dụng
 
  
Dionysius I (c. 432-367 TCN) là một bạo chúa ở Syracuse, một thành phố Hy Lạp trên đảo Sicily. Ông cũng là một người thích làm thơ, không khác gì các ông Stalin và Hồ Chí Minh. Một hôm Dionysius đưa cho thi sĩ Philoxenus coi một tác phẩm mới của ông. Nhà thơ Philoxenus người đảo Cythera, đã từng bị quân Hy Lạp bắt khi họ đánh chiếm đảo. Bị bán làm nô lệ cho một thi sĩ phú hào rất rộng lượng ở Athenes, Philoxenus được ông chủ dạy làm thơ, soạn nhạc. Ông chủ yêu tài, trả tự do cho Philoxenus. Philoxenus tới sống ở Syracuse lập ra một trường phái “Nhạc Mới”.
Nhưng Philoxenus có tánh hay nói thật. Nghe thơ của Dionysius, thấy ngửi không được, ông nói ngay rằng thơ của nhà vua chẳng ra gì cả. Ông còn thành thật khuyên nhà vua đừng bao giờ làm thơ nữa. Việc viết khẩu hiệu nên để cho các thi sĩ hạng hai, hạng ba, họ có nghề múa mép, không nên bắt họ thất nghiệp.
Lập tức, Dionysius ra lệnh bắt giam Philoxenus, cho đi học tập cải tạo ở một công trường khai thác đá.
Ngày hôm sau, không hiểu sao Dionysius lại hối hận, mời nhà thơ vào triều dự tiệc. Dạ yến chiêu đãi văn nghệ sĩ tất nhiên là vui lắm, đại khái quý vị có thể tưởng tượng được, đủ các thứ sơn hào hải vị, có văn công giúp vui, vũ nữ ra múa. Sau khi đã uống rượu khá nhiều, thi hứng của nhà vua lại nổi lên. Ông đứng dậy ngâm một bài thơ của mình, thứ thơ kiểu “Ta nhất định thắng, địch nhất định thua.” Đọc thơ xong, Dionysius quay lại nhìn thi sĩ Philoxenus, hỏi: “Đồng chí thấy bài thơ mới thế nào? Đồng chí đã thay đổi ý kiến về tài thơ của trẫm chưa?”
Philoxenus đứng dậy, nghiêng mình, cung kính cúi chào ông vua. Rồi ông lững thững đi ra cửa, bảo tên lính đeo gươm hầu phụ trách an ninh nội chính: Chú làm ơn cho tôi trở về hầm đá!
Các văn nghệ sĩ và các nhà trí thức muốn nói thẳng, nói thật, rất khó sống dưới ách độc tài, dù là chế độ quân chủ chuyên chế ngày xưa hay là chế độ độc đảng chuyên chính ngày nay.
Cho nên, phải vui mừng khi thấy Mạng Bauxite Việt Nam do các nhà trí thức Việt Nam chủ trương đã sống được mười năm dù giữ vững thói quen “nói thẳng những lời trái tai” (trung ngôn nghịch nhĩ).
Ra đời năm 2009, Bauxite Việt Nam may mắn hơn những người trí thức, văn nghệ thời Nhân văn - Giai phẩm hơn 50 năm trước. Thời thế đã thay đổi. Một đảng cầm quyền mang tên “cộng sản” nhưng chỉ lo làm ăn chung để chia phần với tư bản trong nước và tư bản quốc tế thì không thể dùng còng số 8 bịt miệng người dân như trong thế kỷ trước.
Khác với Nhân văn, Giai phẩm, do các nhà văn nghệ khởi xướng nhằm đòi quyền tự do phát biểu, Bauxite Việt Nam xuất hiện vì những vấn đề chính trị: Dân Việt đứng lên bảo vệ môi trường sống đang bị các công ty khai thác ngoại quốc đe dọa; do đó cũng chống cảnh chính quyền Việt Nam quá lệ thuộc Bắc Kinh.
Từ cuối năm 2007 chính quyền Cộng sản Việt Nam đã cho các công ty Trung Quốc khai thác nhiều hầm mỏ ở nước ta. Việc khai mỏ bauxite ở cao nguyên miền Trung đã tàn phá nhiều vùng đất trồng cà phê, nhiều hồ “bùn đỏ” chứa chất độc hình thành, các nhà vườn không đủ nước tưới.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

TRÌNH ĐỨC THÁNH TRẦN VIỆC MẤT LƯ LƯƠNG ĐÃ 100 NGÀY



Văn trình cáo Đức Thánh Trần tại đền Kiếp Bạc
vụ mất lư hương ở bến Bạch Đằng sau 100 ngày 


Ngày 27 tháng 5 năm 2019. Nhằm ngày 23 tháng 4 năm Kỷ Hợi. Giờ Tỵ

Hậu duệ họ Trần: Chủ tế Trần Thanh Cảnh cùng các đồng tộc: Trần Phan, Trần Hùng, Trần Ngọc Tuấn. Các đồng bào: Hồ Anh Tài, Nguyễn Hồng Thanh, Phạm Thanh Khương sửa soạn đèn hương hoa rượu, lễ bạc lòng thành kính dâng lên Đức Thần Văn Thánh Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, trình cáo một sự sau đây:
Ngày 17 tháng 2 năm 2019, nhằm ngày 13 tháng giêng năm Kỷ Hợi. Nơi tượng thờ Đức Thánh trên bến Bạch Đằng, thành Sài Gòn, đất Gia Định xảy ra một việc: Bọn sai nha càn rỡ dám đem lư hương đi khỏi nơi vốn là chốn muôn dân đất Việt sinh sống ở phương Nam đến thờ vọng chiêm bái anh linh ngài.

Than ôi!
Khi còn sống võ công văn nghiệp
Rạng trời Nam hiển thánh oai linh
Khắp bốn bể rền vang oai phúc
Đến thời nay danh hãy còn ghi
Rành rành chính sử chữ thần
Dân thì đúc tượng xây đền muôn nơi.
Trải mấy trăm năm
Độ dân giúp nước
Nhất đẳng nhân thần muôn người bái yết
Dải đất Việt từ Bắc chí Nam
Ban thờ hương khói quanh năm ngút ngàn.
Mà nay trên bến Bạch Đằng
Lư hương chúng cẩu muôn phần xót xa.
Dân nước Việt kêu gào phẫn uất
Nộ xung thiên muốn thấu trời xanh
Nhưng chúng cậy thế làm càn
Qua trăm ngày đủ lư hương không về
Để tượng ngài đêm ngày khói lạnh
Bến Bạch Đằng một vẻ quạnh hiu
Nước non, non nước tiêu điều
Hỏi ai là kẻ làm điều bất nhân.
Vậy nay
Con cháu họ Trần
Cùng họ tộc bốn phương nước Việt
Đến ban thờ nơi Vạn Kiếp xưa
Lục Đầu sóng vẫn vỗ bờ
Kiếm xưa còn để bên cồn sông xanh
Hồn oai thánh anh linh vẫn hiển
Ngự trên từng ngọn cỏ cành cây
Cầu xin:
Xin người xin hãy về đây
Gieo tai giáng họa xuống bầy u mê
Giáng cho tan cửa nát nhà
Giáng cho đau đớn ê chề mới thôi!
Còn những kẻ chủ trương sự ấy
Xin giáng cho ba kiếp không tha
Làm cho khốc hại thân nhà
Làm cho có sống cũng là chết thôi.
Lại xin:

Bauxite Việt Nam : tròn 10 năm ngày ra đời


Đặc san số 1 – Cùng bạn đọc

Đặc san số 1 – “Kiến nghị” về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên (Đợt 1) trao tận tay các cơ quan quyền lực Việt Nam ngày 17.04.2009

Đặc san số 1 - Từ phản biện dự án bauxite đến trang Bauxite Việt Nam

Nguyên Ngc 

Kỷ niệm 10 năm Bauxite Việt Nam - Tạm đánh giá kết quả dự án bô-xít Tây Nguyên


Lê Xuân Khoa

Đặc san số 1 – Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn trả lời phỏng vấn BVN nhân dịp kỷ niệm 10 năm trang Bauxite Việt Nam

Đặc san số 1 - GS Nguyễn Huệ Chi trả lời phỏng vấn của báo Yomiuri (Nhật Bản) ngày 17.05.2009

https://lh5.googleusercontent.com/anWKClUOt4B7bvcNLIUZkZPpRy71P_-j93BTZw6ZcI4Ba6CtiBVREnLHiGj8Po_h8zRhApnW_rIARbulV_6JkD66knrfpsv8uwmitxr9N93GYeOPMDMw92JgNsfRektR-p3GdsG0aak10cgbOg
Yomiuri: Ti sao ông phn đi d án khai thác bo-xit ti Tây Nguyên?

Đặc san số 1 - Thong thả sáng Chủ nhật (Tạp văn)

Sau này, nghĩa là ngay cả bây giờ, nếu có ai hỏi tôi về kỷ niệm trong buổi đi nộp bản kiến nghị có ý nghĩa tầy trời này, tôi sẽ kể lại như thế nào?

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Cần làm rõ lý lịch ông Trần Đại Quang, cựu Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam


 Duy Quách

Thực hiện quyền giám sát của cử tri đối với Đại biểu Quốc hội tại thành phố Hồ Chí Minh;
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Qua quá trình rà soát, kiểm tra, tổng hợp thông tin trên internet và mạng xã hội, bản thân kính trình quý Lãnh tụ, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước một số nội dung báo cáo - kiến nghị, cụ thể như sau:




Clip DQ Dũng khai tại tòa :
I. BÁO CÁO
Ông Trần Đại Quang và con đường "CHẠY TUỔI": từ Trung tướng Công an nghỉ hưu để chui sâu, trèo cao lên Chủ tịch nước
Rất đau xót khi phải viết ra điều đã nghi vấn từ lâu về hành vi lừa gạt Đảng, Nhà nước và Nhân dân của ông Trần Đại Quang, cựu Đại biểu Quốc hội khóa XIV, cựu Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cựu Bộ trưởng Bộ Công an (đã chết).
Nhưng vì trách nhiệm của cử tri là phải "giám sát Đại biểu Quốc hội" đã được Quy định tại:
- Hiến pháp 2013, Chương V - Quốc hội, Điều 79, Khoản 2: "Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri..."
- Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Điều 27. Trách nhiệm với cử tri, Khoản 1: "Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri..."

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

NGẪU HỨNG ÂM NHẠC


Phm Toàn
Chc chn ý tưởng bài viết này ny sinh lúc mười gi sáng hôm qua (ngày 23/5/2019) khi Phm Xuân Nguyên đc cho chúng tôi nghe din t nhm chc tht đp ca v Tng thng mi nước Ukraina.
Tôi nh mình my ln kéo cánh tay áo cc lau mt. My ln? Chc không phi hai ln. Nhưng chc không phi trên ba ln. Vì ba ln là va đ.


Tôi nh mình my ln kéo cánh tay áo cc lau mt. nh: Trn Quc Trng
Điu khác l khi viết nhng dòng này là người viết đã không theo ch dn ca thy giáo mình, ba Trn Văn Khang. Nhng li dy hi đu nhng năm 50 khi chàng trai này tròn 20 tui. Ba dy chúng tôi “Viết văn sao li c phi nháp!?”. Ba nói, viết văn như người ta đi chơi y, ct tư tưởng không sai, ct đnh hướng trong sáng, sau đó c thế mà viết. Không, còn không th thiếu mt điu, không được tha hoc thiếu ý.
“H chú có ba ý, chc là đ. H có hai ý, chc là thiếu. H có bn ý, chc là trùng, c thế mà làm. Người ta đăng hay không là chuyn khác…”.
I
Không phi ti nào cũng vy, nhưng rt nhiu ti trước khi đi ng tôi li thoáng nghĩ đến Lc Vàng (Hà Ni). Tôi c băn khoăn năm năm na, mười năm na, chú y s sng như thế nào. Ging bt đu già, người hâm m vng đi hay đông dn lên? Nhưng trong cuc sng hng ngày gn như ít người tho lun v dòng nhc “vàng” và dòng nhc “thượng vàng”.