Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

TÂY BỘ LUẬN KHÔNG THỂ GIÚP TRUNG CỘNG KÉO DÀI CHÚT HƠI TÀN



( Một bài của một nhà báo - là con của một ông tướng cộng sản TQ, tham gia Thiên An Môn và đào thoát ra nước ngoài), bài viết năm 2014.
Người dịch : Quốc Thanh.
Tam Muội: Xin chào quý thính giả, tôi là nhà văn mạng có bút danh Tam Muội, sống ở Chicago, Mỹ. Hôm nay tôi muốn nói với các bạn về một bài viết cũ tên là “Tây Bộ luận” của trung tướng Lưu Á Châu đăng trên tuần san “Phượng hoàng”. Bài viết này có người nói viết từ 10 năm trước, có người nói viết từ 6 năm trước, có nghĩa đại để là từ 6-10 năm trước. Trong bản mới công bố lần này, ông ta có thêm một số ý, trong đó có một đoạn được công chúng trong và ngoài nước đón nhận, ông ta nói thế này:
“Trong vòng 10 năm nữa, một cuộc chuyển hình thái từ nền chính trị uy quyền sang nền chính trị dân chủ chắc chắn sẽ phải xảy ra, Trung Quốc sẽ có một sự biến đổi to lớn. Cải cách thể chế chính trị là sứ mệnh lịch sử trao cho, chúng ta không còn có đường lùi”.
Khi nói: “Cải cách thể chế chính trị là sứ mệnh lịch sử trao cho”, ông ta cho rằng, đây là sứ mệnh trao cho Đảng chúng tôi, có nghĩa bà con dân chúng cứ ngồi đợi đấy, không có phần cho bà con đâu.
Chúng tôi muốn hỏi:
Đảng Cộng sản là một đảng không chịu bất kỳ sự cân bằng quyền lực nào, nó là một chính đảng độc tài, độc đảng, như vậy liệu nó có thể tự cải cách được không? Liệu nó có thể tự dựa vào sức mạnh của mình để chuyển thành chế độ dân chủ được hay không ?
Điều không thể vượt qua nổi thách đố thứ hai là ở câu này: “Một cuộc chuyển đổi hình thái từ nền chính trị uy quyền sang nền chính trị dân chủ”, câu này cũng không vượt qua nổi sự soi xét.

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Lưu các bài nói về giáo dục ( 2 )



Giáo dục và quy luật … "Tít mù"

Xuân Dương

"Quy luật Tít mù", nghe trừu tượng quá. Dân gian có mấy câu thơ nôm na này, rất dễ hình dung: "Con kiến mà leo cành đa - Leo phải cành cụt, leo ra leo vào - Con kiến mà leo cành đào - Leo phải cành cụt, leo vào leo ra". Nếu ví Đảng Cộng sản và Chính phủ là con kiến thì sự nghiệp giáo dục và cải cách giáo dục nói riêng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung của Đảng Cộng sản và Chính phủ chính là cành đa cụt, cành đào cụt. Ông Xuân Dương có đồng ý vậy chăng?
Bauxite Việt Nam
Liên quan "quy luật Tít mù" trong giáo dục, xin viện dẫn ý kiến của hai vị bộ trưởng, vị thứ nhất là nguyên Bộ trưởng Trần Hồng Quân, vị thứ hai là đương kim Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Đọc bài viết của GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam "Khốn khó, muốn giữ vẹn nhân cách, tự trọng là không dễ" trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 14-8-2017 khiến người viết trăn trở nhiều điều.
Năm 1990, sau khi sáp nhập Bộ Giáo dục với Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, GS Trần Hồng Quân được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Là người đứng đầu ngành giáo dục trong một thời gian khá dài, kinh nghiệm lãnh đạo và những gì chứng kiến tại cơ quan bộ đầu những năm 90 thế kỉ trước có phải là nguyên nhân khiến vị giáo sư đáng kính phải thốt lên: "Muốn dự đoán tương lai của một quốc gia, hãy nhìn vào ngành giáo dục. Muốn dự đoán tương lai của ngành giáo dục, hãy nhìn vào chính sách của nhà nước và thái độ của xã hội đối với đội ngũ giáo viên".
Phương pháp "bắc cầu" trong toán học được GS Trần Hồng Quân sử dụng dẫn tới kết luận thế này: "Muốn dự đoán tương lai của một quốc gia, hãy nhìn vào chính sách của nhà nước và thái độ của xã hội đối với đội ngũ giáo viên", bởi lẽ người thày là yếu tố quyết định nhất đến chất lượng giáo dục, sau đó mới là chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất…
Về thái độ đối với đội ngũ giáo viên, xin không nói đến dư luận "các lề", chỉ cần nghe, nhìn đài truyền hình tung lên màn ảnh nhỏ câu chuyện "Nhặt xương cho thầy" là đủ thấy thái độ ứng xử của ê-kip thực hiện và người lãnh đạo cơ quan này. Điều đáng nói là câu chuyện châm biếm nghề giáo này được tung lên màn hình tối 19-11-2014, ngay trước ngày các thày cô kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm.
Năm 2012, chuyên mục

Lưu các bài nói về giáo dục ( 1 )



Võ Tòng Đánh Mèo
Hôm ấy là buổi đầu tiên tôi đi làm. Có vẻ tôi hợp với công việc này thì phải, bởi vừa chống xe, ngồi chưa nóng chỗ, đã có khách tới ngay.
- Chào anh! Anh đi đâu lên em chở ạ? Mở hàng em lấy rẻ thôi!
Gã khách mặc chiếc áo phông sờn, chắc gia đình đang có chuyện gì buồn nên mặt đầy vẻ giận hờn. Gã với lấy chiếc mũ bảo hiểm đang treo trên con Wave ghẻ của tôi rồi bảo:
- Chở tao tới bệnh viện!
- Dạ! Bệnh viện nào ạ?
- Bệnh viện nào là tùy mày, vì người nằm viện là mày!
Dứt lời, gã chồm lên, phang cái mũ bảo hiểm vào đầu, vào mặt tôi tới tấp, vừa phang gã vừa chửi té tát:
- Thằng chó! Dám đón khách ở đây à? Mày có biết đây là địa bàn của ai không? ĐKM mày!
Tôi dính đòn bất ngờ thì choáng váng, xiêu vẹo rồi khuỵu xuống ôm đầu chịu trận… Sau đó, tôi nghe tiếng chân người chạy tới rầm rập, tưởng có dân phòng đến cứu, nào ngờ lại là mấy tên xe ôm đồng bọn của cái gã đang đánh tôi. Tất nhiên, khi biết tôi là thằng đang tranh miếng cơm của chúng thì chúng đồng loạt xông vào đấm đá tôi. Đặc biệt, có cái gã mặc chiếc áo sơ-mi màu ghi in hình mèo Hello Kitty còn rút hẳn cái côn nhị khúc ra. Nhìn gã, tôi há mồm ngỡ ngàng, không hẳn vì sợ, mà vì thấy gã ta quen quá, rồi đúng lúc gã vung côn lên định vụt tôi thì tôi đã nhớ ra và hét lên:
- Anh Giang "đẫm"! Anh Giang "đẫm"!
Nghe tôi gọi tên, anh Giang "đẫm" khựng lại, buông cái côn thõng xuống, ngác ngơ. Có lẽ mặt mũi tôi te tua bầm dập do vừa bị đập nên anh chưa nhận ra…
- Em Du đây! Du "kệ", K53, Đại học giao thông vận chuyển đây!
Lúc này thì anh Giang "đẫm" mới vỡ òa. Anh quẳng cái côn đi, lao tới đỡ tôi dậy, lau những vệt máu từ những vết bầm xước đang chảy ra ri rỉ trên mặt tôi. Anh em nhận ra nhau vừa xót xa, vừa mừng mừng, tủi tủi. Anh Giang "đẫm" học cùng Đại học giao thông vận chuyển với tôi, anh là thủ khoa K49 còn tôi thủ khoa K53. Anh em quen nhau vì gặp nhau liên tục trong những lần trường tổ chức gala trao bằng khen và phần thưởng cho những sinh viên xuất sắc.
Sau khi hỏi chuyện, biết tôi tốt nghiệp đã lâu mà vẫn đang thất nghiệp, phải chạy xe ôm kiếm sống thì anh Giang "đẫm" rất thương và cảm thông. Anh bảo tôi cứ ra đây chạy xe cùng anh và mọi người, anh em đùm bọc, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Tôi nghe vậy thì mừng quá nhưng rồi lại liếc ánh mắt e dè nhìn quanh một lượt mấy gã xe ôm vừa hùng hổ lao vào đập tôi. Anh Giang "đẫm" thấy vậy, hiểu ý liền, nói ngay:
- Đừng lo! Các anh em đây đều là những người có trình độ đại học và trên đại học cả, chứ không phải là mấy thằng ất ơ đầu đường xó chợ, khi biết em là em của anh rồi, họ sẽ không gây khó dễ cho em nữa đâu!
Vậy là từ hôm ấy, tôi ra đấy đón khách cùng các anh. Biết tôi là nhân viên mới nên những cuốc nào đường đẹp, dễ đi, ít công an, các anh đều nhường cho tôi chạy. Các anh còn dạy tôi cách đi vòng vèo kéo dài lộ trình hòng tăng cước phí, rồi chỉ tôi cách phân biệt khách khôn khách gà để còn hét giá…
Đã có lúc tôi nghĩ cái bằng đại học của mình là vô giá trị và những thời gian, tiền bạc bỏ ra cho những năm tháng đại học ấy là lãng phí. Nhưng giờ tôi mới hiểu rằng không phải vậy, bởi nếu không học đại học thì sao tôi quen được với anh Giang "đẫm", mà không quen với anh Giang "đẫm" thì hôm đó tôi đã bị anh và đồng bọn của anh đập cho bê bết như một thằng trộm chó rồi, chứ sao được yên ổn sống, lao động và đem những kiến thức mình đã học trên ghế giảng đường mà cống hiến cho xã hội như bây giờ?

Giáo dục và quan lại

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Mọi người hãy tìm cách cứu ngành sư phạm, đừng trách móc, kêu than nữa



XUÂN QUANG
 (GDVN) - Bộ Giáo dục phải nắm lấy ngành sư phạm từ việc đào tạo, cho tới vấn đề bố trí việc làm, chứ không thể buông lỏng xét tuyển, thả lỏng đầu ra...

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục cho rằng, việc tạo cơ chế thu hút đầu vào và tìm giải pháp ổn định đầu ra cho nhân lực ngành sư phạm là vấn đề cốt lõi để giải quyết căn bản tình trạng "ế ẩm" của ngành sư phạm.
Điểm đầu vào ngành sư phạm nhất thiết phải cao
Thầy Văn Như Cương, người sáng lập Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) đánh giá, việc nhiều cơ sở đào tạo sư phạm lấy điểm đầu vào quá thấp như hiện nay sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề đổi mới giáo dục.
"Giáo viên là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của việc đổi mới giáo dục.
Chương trình đổi mới giáo dục dù có hay tới mức nào, nhưng người thực hiện có năng lực kém thì cũng hỏng. 
Nếu đổi mới giáo dục không gắn liền với việc nâng cao tay nghề, chất lượng của lực lượng xung kích (giáo viên) thì chắc chắn đổi mới giáo dục sẽ thất bại.
Đổi mới giáo dục giống như câu chuyện mua vũ khí tối tân nhưng không có người sử dụng thì không phát huy hiệu quả.
Quay trở lại vấn đề đào tạo nhân lực sư phạm, nếu năng lực thí sinh có điểm đầu vào quá kém, thì khó hy vọng đầu ra sẽ tốt.
Do vậy, việc đổi mới giáo dục sẽ gặp thất bại nếu sử dụng nguồn nhân lực kém chất lượng", thầy Văn Như Cương chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 15/8.
Người sáng lập ra Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh cho rằng, để có nguồn nhân lực tốt trước hết cần phải lựa chọn thí sinh có điểm đầu vào thật cao.