Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Câu chuyện lịch sử ít ai biết : Hòa ươc Thiên Tân 1885?

(https://www.facebook.com/groups/373876840199844/permalink/839681846952672/)

 


Có đến 90% khả năng là bạn chưa biết gì về câu chuyện lịch sử này. Bởi vì...những bậc trí thức, học giả, những nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở VN cũng không biết khi trả lời câu hỏi:

"Trước thế kỷ 20, cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Quốc vào Việt Nam là cuộc xâm lược nào? Trong sự kiện ấy, ai là tổng chỉ huy của quân đội Trung Quốc? Ai là người đánh bại đội quân xâm lược đó?

Hầu hết người được hỏi đều trả lời: Đó là cuộc xâm lược của Mãn Thanh thời Hoàng đế Càn Long vào năm 1789, chỉ huy đội quân xâm lược là Tôn Sỹ Nghị, người đánh bại đội quân xâm lược đó là Hoàng đế Quang Trung.

Chỉ có một học giả duy nhất trả lời đúng: Cuộc xâm lược cuối cùng là vào thế kỷ 19, thời Từ Hy thái hậu của Mãn Thanh, chỉ huy đội quân xâm lược là Phùng Tử Tài, còn người đánh bại cuộc xâm lược đó của Trung Quốc là… thực dân Pháp.

Tại sao hầu hết những người am tường sách vở ở Việt Nam mà tôi có dịp được hỏi lại hoàn toàn không nhớ gì về cuộc xâm lược trong thế kỷ 19 này của Trung Quốc?

Vì nó hoàn toàn bị xoá khỏi lịch sử. Nó không được dạy trong chương trình sử ở cả bậc đại học lẫn trung học.

Cuối thế kỷ 19, Việt Nam đối diện với hai siêu cường, Pháp và Mãn Thanh, một bên đến từ phương Tây, mang theo nền văn minh của chủ nghĩa tư bản, một bên là thiên triều ngàn năm vẫn đang chìm đắm trong ảo giác mình là trung tâm của thế giới.

Ngay sau khi Pháp lấy Nam Kỳ, Mãn Thanh cũng lập kế hoạch đánh chiếm miền Bắc.

Mãn Thanh quyết tâm đánh chiếm Bắc Kỳ vì Việt Nam đã suy yếu, và nhằm bảo vệ mô hình thiên triều - chư hầu ngàn năm. Pháp thì quyết lấy nốt phần còn lại. Hai bên tất yếu bước vào một cuộc đụng đầu lịch sử, dần dần đi đến chỗ đánh nhau ác liệt ngay trên lãnh thổ Việt Nam, qua một loạt trận đánh như Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Tuyên Quang năm 1883.

Mãn Thanh đã quyết tâm đến mức dốc tổng lực đánh bại Pháp trên đất liền, chiếm toàn bộ vùng trung du phía Bắc, áp sát khu vực đồng bằng sông Hồng. Thủ tướng Pháp phải từ chức. Nhưng quân Pháp lật ngược thế cờ bằng cách mở ra chiến trường trên biển, đánh chiếm đảo Đài Loan và huỷ diệt Bắc Dương hạm đội của Mãn Thanh ở Phúc Châu.

Mãn Thanh ban đầu thấy chỉ khả thi khi đặt mục tiêu giữ lại vùng Bắc Kỳ, nhưng khi phải ký vào Hiệp ước Thiên Tân 1885, Mãn Thanh buộc chấp nhận mất toàn bộ chư hầu Việt Nam.

Hiệp ước Thiên Tân 1885 giữa Pháp và Mãn Thanh đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử cho cả Mãn Thanh và Việt Nam.

Nếu như việc phải nhượng địa Hong Kong cho nước Anh chỉ khiến Mãn Thanh thức tỉnh về khả năng kỹ thuật của phương Tây nhưng vẫn giữ vững niềm tin vào hệ thống thiên triều - chư hầu, thì đến khi mất chư hầu Việt Nam vào tay Pháp, ý thức hệ và cấu trúc thiên triều - chư hầu của họ bị đánh tận gốc rễ.

Việc Mãn Thanh không thể giữ Việt Nam trong cấu trúc thiên triều - chư hầu đã khiến Nhật Bản, lúc này đã trở thành một cường quốc, quyết định giành lấy một chư hầu khác của Mãn Thanh là Triều Tiên. Mãn Thanh tiếp tục mất Triều Tiên trong cuộc chiến Nhật Thanh 10 năm sau đó.

XIN ĐỪNG NHÂN DANH QUÁ KHỨ. TƯỢNG ĐÀI KHÔNG CHE KHUẤT MỌI THỨ

 Nguyen Ngoc Chu

 


Về tượng đài, đã nhiều người lên tiếng, nhưng không thuyên giảm mà còn gia tăng. Gần đây nổi cộm là tượng đài lưu niệm hành trình cứu nước của ông Hun Sen trị giá 300 tỷ ở Bình Phước đã khánh thành, tượng đài Cụ Hồ ở Phú Quốc 353 tỷ đồng dự kiến khởi công ngày 02-9-2021, và tượng đài tập kết ở Thanh Hoá trị giá 255 tỷ đồng vừa được lựa chọn mẫu xây dựng.

1. TƯỢNG ĐÀI THÚC ĐẨY THAM NHŨNG VÀ LÃNG PHÍ

Các dự án tiền tỷ của nhà nước không có dự án nào đúng giá. Ít thì nâng giá 5% - 10%. Thông thường thì nâng giá từ 20% – 100%. Nhiều thì nâng giá từ 5 lần đến hàng chục hàng trăm lần giá trị thực. Cụ thể như giá thiết bị y tế chống Covid -19 được năng 5-7 lần. Giá dự án AVG năng khoảng 18 lần. Giá đường sắt Cát Linh – Hà Đông tăng khoảng 3-5 lần so với giá các nước. Động cơ của việc nâng giá là để tham nhũng.

Cho nên, các dự án tượng đài nêu trên đã và sẽ góp phần thúc đẩy gia tăng tham nhũng. Đó là điều chắc chắn. Ngoài tham nhũng ra còn lãng phí. Lãng phí do trình độ quản lý kém. Lãng phí do không có trách nhiệm vì đó là sở hữu toàn dân.

2. BIẾT KHÓ NHƯNG VẪN PHẢI NÓI

1/. Về tượng đài Tập kết

Ngày 29/10/2019 tại Cao Lãnh Đồng Tháp khánh thành tượng đài Tập kết năm 1954, trên diện tích 12 000 m2 trị giá 49 tỷ đồng (https://nhandan.vn/.../khanh-thanh-tuong-dai-tap-ket-nam...).

Ngày 28/2/2021 tại TPHCM Phó thủ tướng Trương Hoà Bình họp với lãnh đạo thanh Hoá và các bộ nghành liên quan về khởi công xây dựng Tượng đài Tập kết vào quý III năm 2021. Khu tượng đài có giá trị xây dựng 255 tỷ đồng, trên khuôn viên đất 38 000 m2 (http://truonghoabinh.chinhphu.vn/.../quy-iii2021-khoi...).

Điểm xuống tàu tập kết không chỉ ở Cao Lãnh (Đồng Tháp) mà còn ở Sông Đốc (Cà Mau), Hàm Tân (Bình Thuận), Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu), và ở các tỉnh khác ở Miền Trung. Điểm Tập kết không chỉ ở Thanh Hoá mà còn ở Nghệ An sau đó là các tỉnh khác. Câu hỏi hiển nhiên là sẽ còn bao nhiêu Tượng đài Tập kết nữa?

Chưa nói đến gần 1 triệu đồng bào Miền Bắc đã di chuyển vào Miền Nam cùng vào dịp đó sau Hiệp định Genevo 1954? Không có lẽ đó không phải là lịch sử của dân tộc?

Cho nên, nếu đã trót quyết định thì chỉ nên làm TƯỢNG ĐÀI GHI NHỚ. TƯỢNG ĐÀI GHI NHỚ chỉ cần không quá 1/100 của kinh phí 255 tỷ là 2,5 tỷ và chỉ cần không quá 1/1000 phần diện tích đất là 38 m2. Không nói đến tiền từ ngân sách cũng là tiền thuế của dân, nên tiêu pha dễ dãi - thì đất đai là sở hữu toàn dân nên mới dễ vung tay kẻ chỉ trên bản đồ. Nếu phải mua 38 000 m2 đất ở Sầm Sơn thì giá bao nhiêu?

Không muốn nhắc lại vì sao phải Tập kết. Cũng không muốn nhắc đến nỗi đau tại sao hai người con của một bà mẹ lại cầm súng bắn nhau từ hai chiến tuyến. Đã có quá nhiều đau thương từ những nghịch lý. Đau thương không của chỉ một gia đình mà của nhiều chục triệu gia đình. Đau thương không chỉ 1 năm mà nhiều chục năm của cả một dân tộc.Dựng tượng đài to lớn chỉ càng gọi về những đau thương đáng phải quên đi của một chương trong lịch sử dân tộc. Không quên, nhưng càng không nên gợi lại. Như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói: "triệu người vui nhưng có triệu người buồn". Các đời sau tự khắc biết phải làm gì.

2/. Về tượng đài Cụ Hồ ở Phú Quốc

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021

Tấn công mạng

1. Tấn công mạng có quá nhiều cách. Những cách đơn giản nhất như là: lừa đảo, giả mạo trang web chiếm đoạt tài khoản, hack mật khẩu, password...

Hơn chút nữa là dùng các phầm mềm keylogger (ghi chép lại thao tác bàn phím); lừa nạn nhân cài các app có tác dụng theo dõi và điều khiển máy tính, điện thoại; cài các ứng dụng chạy ngầm/ không mong muốn...

Một kiểu nữa mà người Việt rất hay dính là: Chúng ta tải về các phần mềm lậu, đi kèm bản crack (bẻ khóa). 99% trong số các phần mềm này là dính đến virus hoặc có ứng dụng chạy ngầm có thể theo dõi và điều khiển máy tính. Thêm nữa, các app bói toán, đoán tướng mệnh, phán bạn đẹp, bạn giàu hay bạn thông minh IQ vô cực trên Facebook hoặc các web tào lao cũng là thứ bạn dễ dàng bị dính virus, phần mềm gián điệp hoặc các ứng dụng chạy ngầm. (Sau đây gọi nôm na các thứ đó bằng tên chung là virus).

À còn khoản xem sex lậu nữa. 100% các trang xem xếch lậu bằng tiếng Việt là có virus.

2. Bây giờ đến lượt trả lời câu hỏi: Làm thế nào để đánh sập trang chủ của VOV? Thực ra kỹ thuật này không khó nếu... biết cách. Đại đa số các cuộc tấn công "đánh sập" là sử dụng DOS và DDOS.

Nôm na thì DOS, DDOS gọi chung là tấn công từ chối dịch vụ. DDOS là "bản nâng cấp" của DOS. Tấn công DOS dễ bị tìm ra thủ phạm, còn tấn công DDOS thì gần như không thể tìm ra thủ phạm. Hiểu nôm na thì máy chủ (server) của một website giống như bãi đỗ xe siêu thị; mỗi máy chủ lại có băng thông nhất định (hiểu nôm na như đường ra vào bãi đỗ xe của siêu thị). Nếu có quá nhiều xe ra vào, bãi đỗ và đường dẫn ra vào sẽ bị tắc nghẽn và dĩ nhiên bãi đỗ hay siêu thị đó sẽ phải từ chối khách hàng.

DOS, hay DDOS cũng dùng cách tấn công tương tự như ví dụ về tắc nghẽn bãi đỗ xe siêu thị ở trên. Hiểu nôm na là thế này: Khi bạn truy cập vào VOV, vào các bài viết trên VOV thì khi bạn click chuột hay nhấn vào link, từ máy tính bạn sẽ gửi đến máy chủ của VOV (thông qua đám mây) câu hỏi "có người muốn kết nối với mày", được không? Máy sẽ trả lời (tự động) rằng "OK". Sau đó, máy của người dùng sẽ hỏi tiếp "tao muốn kiếm các nội dung về em Ngọc Trinh mặc bikini", mày có không? VOV sẽ phản hồi lại là có, mày được vào để kiếm Ngọc Trinh... Mỗi một lệnh như vậy, máy tính và giao thức mạng sẽ phải băm nhỏ ra thành hàng ngàn mảnh (để mã hóa, bảo mật và đúng chuẩn giao thức). À nói thêm chút nữa, thuật ngữ "ping", ping cao, ping thấp khi chơi game online hay test mạng, chính là tốc độ nhận câu hỏi và phản hồi của máy chủ như nói ở trên.

Hacker sẽ dùng nhiều cách để làm tràn ngập máy chủ và nghẽn băng thông máy chủ bởi những "câu hỏi vô nghĩa" hoặc tập tin lỗi. Một máy thì không thể làm được, hacker sẽ phải huy động hàng chục nghìn máy hoặc cả triệu máy để tấn công?

Lấy đâu ra cả triệu máy để tấn công? Chả lẽ giới "hắc cơ" đông đến mức đó? Không cần, hacker sẽ dùng các máy bị chiếm quyền điều khiển (Là các máy tính, điện thoại đã nhắc đến trong phần 1). Họ sẽ ngồi một chỗ, với cái laptop cũng có thể điều khiển được hàng nghìn, hàng chục nghìn máy zombie gửi liên tục các gói tin lỗi, tin vô nghĩa làm tràn ngập băng thông, chiếm dụng bộ nhớ của server . Khi không thể nhận thêm hay trả lời các gói câu hỏi, máy chủ sẽ từ chối dịch vụ (tức không truy cập được). Lúc này chính thức trang web bị đánh sập!

Có hàng chục phương thức tấn công DDOS, nhưng kiểu nào cũng nhằm mục đích làm nghẽn băng thông máy chủ, làm cho bộ nhớ máy chủ bị tràn. Và như đã nói, vì DDOS huy động hàng chục nghìn máy zombie, thế nên rất khó chống đỡ và tìm ra thủ phạm đích thực!

 

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

CHUYỆN PHIẾM VỚI MỘT ANH XE ÔM CÔNG NGHỆ ĐÃ CÓ BẰNG ĐẠI HỌC

 

Sưu tầm (Ghi lại câu chuyện của một bác lớn tuổi và một cậu xe ôm công nghệ tốt nghiệp đại học)

Một bác lớn tuổi bực mình với một cậu Grab Biker:

- Sao tao đợi mày ở đây đến 20 phút mà mày cứ nói đến rồi là sao?

- Dạ, cháu tưởng số 2 Đồng Khởi là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nên cháu đứng đó đợi...

- Khổ quá... Mày không biết xem số à?

- Cháu có xem, nhưng chỗ Nhà thờ không có số. Cháu nghĩ số 2 là đầu đường nên chờ mãi. Đang tính báo “Hủy” thì bác gọi lại...

- Mày học hành sao mà đầu đường, cuối đường không biết?

- Dạ, cháu có đi học chứ. Cháu mới tốt nghiệp Đại học Luật bác ạ. Nhưng quê ở Tây Ninh. Giờ tốt nghiệp, xin việc hoài không được, phải chạy Grab kiếm cơm. Bác thông cảm . . .

- Thôi được, chạy đi. Tao dạy mày một lần cho biết nhé. Cái đó gọi là Kiến thức phổ thông, nhưng tao biết gần như 100% người Việt ở Việt Nam không biết. Từ xếp lớn đến thằng chạy xe ôm như mày. Vì có học đâu. 100 anh chạy xe ôm đều không biết trừ những anh tao nói thì biết thôi. Nhớ nhé:

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trên Trái đất và sự kiện thứ 6 đang diễn ra?

Cái chết của khủng long chỉ là một trong năm sự kiện toàn cầu. Hãy cùng điểm lại 5 sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp đó và liệu sự kiện thứ 6 đang diễn ra.Trong 10.000 năm qua, Trái đất luôn xuất hiện một sự kiện tuyệt chủng, nhanh chóng, loại bỏ các loài động vật khỏi hành tinh của chúng ta.

5 lần tuyệt chủng hàng loạt

* Sự tuyệt chủng của Ordovic-Silurian: Khoảng 440 triệu năm trước

Sự tuyệt chủng hàng loạt đầu tiên trên Trái đất xảy ra vào thời kỳ mà các sinh vật như san hô và động vật chân đốt có vỏ lấp đầy các vùng nước nông trên thế giới nhưng vẫn chưa mạo hiểm lên đất liền. Bản thân sự sống đã bắt đầu lan rộng và đa dạng hóa, xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 3,7 tỷ năm trước . Nhưng khoảng 440 triệu năm trước, một sự thay đổi khí hậu đã khiến nhiệt độ nước biển thay đổi, và phần lớn sự sống trong đại dương đã chết.

Vào cuối kỷ Ordovic, băng hà hàng loạt đã bao phủ siêu lục địa phía nam, Gondwana. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oceanology, sự đóng băng trên quy mô này đã làm mất đi tỷ lệ nước cao trên thế giới và hạ thấp đáng kể mực nước biển toàn cầu, làm mất đi môi trường sống quan trọng của nhiều loài, phá hủy chuỗi thức ăn và giảm khả năng sinh sản, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oceanology.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà khoa học đều đồng ý với điều này. Theo National Geographic, các giả thuyết khác cho rằng kim loại độc hại có thể đã hòa tan vào nước biển trong thời kỳ cạn kiệt oxy, xóa sổ sinh vật biển. Các nhà khoa học khác cho rằng một vụ nổ tia gamma từ một siêu tân tinh đã xé toạc một lỗ hổng khổng lồ trong tầng ôzôn, cho phép bức xạ cực tím chết người giết chết sự sống bên dưới. Theo APS News, có một giả thuyết khác cho rằng núi lửa là nguyên nhân.

* Sự tuyệt chủng muộn của kỷ Devon: Hơn 365 triệu năm trước

Kỷ Devon chứng kiến ​​sự lên xuống của nhiều loài sinh vật biển thời tiền sử. Mặc dù vào thời điểm này, các loài động vật đã bắt đầu tiến hóa trên cạn, nhưng phần lớn sự sống là bơi qua các đại dương. Cho đến khi thực vật có mạch, chẳng hạn như cây và hoa, có khả năng gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt lần thứ hai.

Theo BBC, khi thực vật phát triển rễ, chúng đã vô tình biến đổi vùng đất mà chúng sinh sống, biến đá và gạch vụn thành đất . Đất giàu chất dinh dưỡng này sau đó chạy vào các đại dương trên thế giới, khiến tảo nở hoa trên quy mô khổng lồ. Những đợt nở hoa này về cơ bản đã tạo ra những "vùng chết" khổng lồ, là những khu vực mà tảo lấy đi oxy từ nước, làm chết ngạt sinh vật biển và tàn phá chuỗi thức ăn của biển. Các loài không thể thích nghi với lượng oxy giảm và thiếu thức ăn đã chết.

Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn còn đang được tranh luận và một số nhà khoa học tin rằng các vụ phun trào núi lửa là nguyên nhân gây ra sự giảm nồng độ oxy trong đại dương, theo một nghiên cứu trên tạp chí Geology .

Một loài thủy quái đã bị xóa sổ khỏi các đại dương trên thế giới như loài cá bọc thép dài 10 m tên là Dunkleosteus .

* Tuyệt chủng kỷ Permi-Trias: ~ 253 triệu năm trước

Sự kiện tuyệt chủng này là sự kiện lớn nhất từng xảy ra trên Trái đất. Nó đã xóa sổ khoảng 90% tất cả các loài trên hành tinh và tiêu diệt các loài bò sát, côn trùng và động vật lưỡng cư sống lang thang trên đất liền. Điều gây ra sự kiện thảm khốc này là một thời kỳ núi lửa tràn lan.

Theo Bảo tàng Sam Noble ở Oklahoma, trong đại dương, mức độ gia tăng của carbon dioxide hòa tan vào nước, đầu độc các sinh vật biển và tước đi nguồn nước giàu oxy của chúng. Nhiệt độ nước biển tăng cũng làm giảm nồng độ oxy trong nước. San hô là một nhóm các dạng sinh vật biển bị ảnh hưởng nặng nề nhất - phải mất 14 triệu năm để các rạn san hô đại dương xây dựng lại như trước đây.

* Tuyệt chủng kỷ Trias-kỷ Jura: Khoảng 201 triệu năm trước

Kỷ Trias là thời kỳ khủng long bắt đầu sinh sống trên thế giới. Thật không may, nhiều ngọn núi lửa cũng đã phun trào vào thời điểm đó. Mặc dù vẫn chưa rõ lý do chính xác tại sao vụ tuyệt chủng hàng loạt lần thứ tư này lại xảy ra, các nhà khoa học cho rằng hoạt động núi lửa lớn đã xảy ra ở một khu vực trên thế giới hiện bị Đại Tây Dương bao phủ . Tương tự như vụ tuyệt chủng kỷ Permi, các núi lửa đã thải ra một lượng khí carbon dioxide khổng lồ, gây ra biến đổi khí hậu và tàn phá sự sống trên Trái đất. Nhiệt độ toàn cầu tăng lên, băng tan, mực nước biển dâng cao và axit hóa. Kết quả là nhiều loài sinh vật biển và đất liền bị tuyệt chủng; chúng bao gồm những con cá sấu lớn thời tiền sử và một số loài pterosaurs biết bay.

Tất cả các loài khủng long đều bị giết trong cuộc tuyệt chủng hàng loạt lần thứ năm.

Các nhà khoa học ước tính rằng, nhiều loài có thể bay, đào hang hoặc lặn xuống độ sâu của đại dương vẫn sống sót. Chẳng hạn, hậu duệ thực sự duy nhất của loài khủng long sống ngày nay là loài chim thời hiện đại - hơn 10.000 loài được cho là có nguồn gốc từ những con sống sót .

Liệu lần thứ 6 đang diễn ra

Theo The Conversation, các nhà khoa học xác định một sự tuyệt chủng hàng loạt khi khoảng 3/4 số loài chết dần trong một thời gian địa chất ngắn, tức là ít hơn 2,8 triệu năm .

Hiện tại, con người đang ở giai đoạn đầu của cuộc tuyệt chủng hàng loạt mới nhất, diễn ra nhanh hơn nhiều so với bất kỳ loài nào khác. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) , kể từ năm 1970, quần thể các loài động vật có xương sống đã giảm trung bình 68% và hiện có hơn 35.000 loài được coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng, Chỉ trong thế kỷ 20, có tới 543 loài động vật có xương sống trên cạn đã tuyệt chủng, theo một bài báo nghiên cứu trên tạp chí PNAS .

Kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp vào năm 1760, con người đã là nhân tố chính gây ra cuộc khủng hoảng môi trường hiện nay của Trái đất. Từ việc phát thải khí nhà kính và sự suy giảm tầng ôzôn đến nạn phá rừng, chất đống nhựa và buôn bán động vật bất hợp pháp, con người đã chủ động tước đoạt thế giới của một số loài và đe dọa nhiều loài khác.

Du lịch sinh thái là một ngành thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn trên toàn thế giới, nhưng nó đang trên bờ vực sụp đổ kể từ khi các hạn chế du lịch toàn cầu được áp dụng. Không có thu nhập từ khách du lịch, các nhà bảo tồn đang gặp khó khăn trong việc bảo vệ các loài dễ bị tổn thương khỏi nạn săn trộm, trong khi đại dịch COVID-19 đang gia tăng. The New York Times đưa tin. Tê giác ở Botswana, mèo hoang ở Nam Mỹ và hổ ở Ấn Độ đều đã bị nhắm tới trong năm qua.

Trong bối cảnh của đại dịch hiện nay, thị trường động vật hoang dã đã trở thành tâm điểm chú ý vì không chỉ vô trách nhiệm với môi trường mà còn có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người thông qua các bệnh lây truyền từ động vật sang người - chẳng hạn như đại dịch COVID-19. Những khu chợ này, buôn bán động vật ngoại lai sống hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ chúng, được tìm thấy trên khắp thế giới. Ví dụ, các trang trại nuôi gấu ở châu Á nhốt 20.000 con gấu đen châu Á để lấy mật, dẫn đến sự suy giảm quần thể hoang dã.

Một giải pháp tiềm năng khác để chống lại sự tuyệt chủng có thể là nhân bản các loài. Vào tháng 2 năm 2021, các nhà khoa học tiết lộ họ đã nhân bản thành công một con chồn chân đen từ một con vật đã chết cách đây hơn 30 năm. Có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, những loài động vật có vú nhỏ này được cho là đã tuyệt chủng cho đến khi một thuộc địa nhỏ được tìm thấy vào đầu những năm 1980, chúng được tham gia vào chương trình nhân giống và tái giới thiệu trên khắp nước Mỹ. Quy trình nhân bản tương tự như quy trình nhân bản cừu Dolly vào đầu những năm 1990.

Nguồn: Tiền phong

 

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

81 NGÀY ĐÊM QUẢNG TRỊ...

 ( FB Phan Trí Đỉnh )


 

Trích một chút trong Hồi ức lịch sử - Tướng Cao Văn Khánh.

...”Bước ngoặt chiến trường thật bất ngờ và khốc liệt. Nhằm tạo sức ép chính trị trên bàn đàm phán Paris, các chỉ huy mặt trận Quảng Trị được lệnh phải tiến công liên tục dưới mưa bom đạn pháo và B-52 rải thảm bất chấp mọi nguyên tắc chiến thuật. Những tính toán chiến lược ban đầu bị chệch hướng, dẫn đến giai đoạn hai của chiến dịch (28 tháng 6 đến 15 tháng 9 năm 1972) đẫm máu với thương vong cao nhất trong lịch sử chiến tranh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.”

...”Sự căng thẳng không chỉ diễn ra trên chiến trường mà ngay trong Nhà Rồng-Bộ Tổng Tham mưu ở Hà Nội. Thiếu tướng Chu Phác, nguyên bí thư của tướng Vũ kể lúc này ở Bộ có cuộc họp rất quan trọng, tại toà nhà 28 Cửa Đông, trong thành. Dự họp gồm các tướng lĩnh của Bộ, các Tư lệnh quân chủng, binh chủng, Giám đốc học viện quân sự, chính trị và Hiệu trưởng Trường Sỹ quan Lục quân 1. Cấp phó, người đi thay, thư kí, văn phòng...đều không được dự. Lính Trung đoàn 144 gác hai vòng. Vệ sỹ, công vụ không được đến gần. Cửa phòng họp đóng kín mít.

Cuộc họp mới được nửa tiếng đồng hồ, bỗng cửa mở toang. Thiếu tướng Vương Thừa Vũ cắp cặp đi ra, mặt đỏ gay, nói oang oang:

Tôi xin không họp, họp như vậy chỉ mất thời giờ vô ích!

Tôi nói đây không phải là nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng không phải nói Quân ủy Trung ương. Điều tôi quan tâm đến là máu xương chiến sỹ...

Nói xong, ông lảo đảo. Đại tướng Võ Nguyên Giáp hai tay đỡ Tướng Vũ và gọi quân y:” Đưa anh Vũ sang phòng bên nghỉ ngơi đo huyết áp, xong dẫn anh về họp”.

Theo chỉ thị của Tướng Giáp, sáng hôm sau Bộ Tổng tham mưu tiếp tục chủ trì cuộc họp để bàn tổ chức thực hiện cụ thể. Có vị tướng đứng lên nhìn về phía Tướng Vũ phát biểu một câu gì đó. Vương Thừa Vũ lập tức đúng lên nói to: “Đánh như thế chỉ tốn máu xương của chiến sỹ”. Dừng một chút, ông nói gay gắt hơn: “Đây không phải là chuyện tranh luận ai thắng ai thua, mà là chuyện xương máu của chiến sỹ, chuyện vận mệnh của Tổ Quốc”. Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng mời Tướng Vũ ngồi, nói:” Anh yên tâm, đánh thế nào còn có tôi, có cấp trên nữa”.

Cuộc họp căng thẳng nên huyết áp Tướng Vũ và một vài người nữa lại lên cao, phải sang phòng cấp cứu.

Tướng Vương Thừa Vũ là người được Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ định phụ trách “Tổ nghiên cứu” bàn cách đánh Quảng Trị. Ông có hai con đi bộ đội hy sinh, trong đó con cả, thiếu uý thuộc E232, đã tử nạn ngày 21 tháng 3 năm 1972 ngay tại Thành cổ Quảng Trị.”