Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

LỊCH SỬ VÀ PHI LỊCH SỬ

 Chu Mộng Long

 Tôi không còn nhớ ở trang nào, sách nào, nhưng chắc chắn từ biện chứng lịch sử của K. Marx, có đoạn viết về lịch sử và phi lịch sử. Lịch sử không đơn thuần là sự vận động của thời gian. Lịch sử phải là sự thay đổi của sự kiện, và sự thay đổi sự kiện không đơn thuần là sự kiện này tiếp liền sự kiện kia. Sự thay đổi về chất trong chiều hướng tiến hoá hay phát triển mới đảm bảo tính lịch sử đích thực của một dân tộc.

Khi các sự kiện tiếp liền nhau nhưng bản chất không thay đổi, tức lặp lại hoặc thậm chí quay vòng theo chu kỳ, dân tộc đó vẫn nằm trong trạng thái phi lịch sử (nonhistorical).

Những dân tộc suốt nhiều ngàn năm giỏi đánh nhau và tự hào về dòng máu anh hùng, nhưng các cuộc đánh nhau đó đơn thuần chỉ là tranh chấp quyền lực (không phân biệt chống xâm lăng và tranh chấp nội bộ), còn hình thái xã hội từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng vẫn không thay đổi hoặc thay đổi cái vỏ giả tạo, dân tộc đó vẫn là dân tộc phi lịch sử.

Rốt cuộc, cái bộ mặt lịch sử không nằm ở những cuộc chiến tranh mà nằm ở kiến tạo đời sống văn hoá xã hội. Ở phương Tây, chỉ cần nhìn vào di sản văn hoá nghệ thuật đủ thấy tính lịch sử của các dân tộc đó. Có thể có những giai đoạn trì trệ kéo dài, nhưng đã xếp vào "quốc gia phát triển" thì gần như kiến tạo văn hoá xã hội của quốc gia đó không đứng yên mà vận động rõ nét theo từng giai đoạn và mỗi giai đoạn mang một phong cách riêng. Nếu xét cả châu Âu thì có Phong cách Hy Lạp, Phong cách La Mã, Phong cách Phục hưng,... cụ thể ra thì nhiều tên gọi khác nhau theo loại hình nghệ thuật: Phong cách Baroque, Rococo, Romanesque, Gothic, Ấn tượng, Lãng mạn, Hiện thực, Siêu thực, Lập thể...

Chính các phong cách nghệ thuật làm cho lịch sử không bị xoá mờ và lãng quên. Người đời sau chỉ cần nhìn vào sự hiện diện của nghệ thuật là có thể hình dung ra sự phân kỳ và vận động của từng giai đoạn lịch sử. Không ngẫu nhiên mà nhiều dân tộc biết tạo nên những kỳ quan đánh dấu lịch sử của dân tộc mình, và các kỳ quan ấy thành biểu tượng của thời đại: Kim Tự Tháp Ai Cập, các ngôi đền cổ Hindu của Ấn Độ, Angkor Wat của Cambot,... Từ đó, để gọi là phát triển, những cái ra đời sau phải không lặp lại cái đã có. Tôi chỉ lấy một hiện tượng Tháp Eiffel để chứng minh người Pháp ý thức sâu sắc nghệ thuật như một biểu tượng cho sự vận động của từng thời đại. Nước Pháp từng có tất cả các phong cách để làm nên tính lịch sử điển hình và rực rỡ của châu Âu, nhưng họ không rơi vào cái cối xay ăn mày dĩ vãng. Sau cuộc cách mạng Pháp, Eiffel ra đời, đánh dấu cho nền văn minh công nghiệp hiện đại mà không lặp lại bất cứ một phong cách nào đã có trong cái vốn sở hữu đồ sộ của người Pháp.

Thử liếc nhìn sang Mỹ. Lẽ ra sau khi giải phóng khỏi ách thuộc địa, những người con da trắng cầm quyền sẽ kiến tạo một nền văn hoá trên nền cố quốc Anh của họ thì lại có hơn 100 triết gia kiến tạo nên một nền văn hoá mới hẳn mang thương hiệu Mỹ, bỏ xa bà mẹ châu Âu già cỗi từng nuôi dưỡng họ.

J. Derrida xem lịch sử nằm trong biện chứng huỷ-tạo. Những cuộc huỷ-tạo liên tục làm cho tinh thần con người phát triển, từ bóng tối vươn ra ánh sáng, từ khuôn mẫu thành đa dạng. Muốn biết một dân tộc có lịch sử hay không thì nhìn vào các di sản văn hoá của nó, và từ trong di sản, hãy xem tinh thần của nó đổi thay đến đâu.

Tôi thách bạn nào đi trên đất nước tự hào bốn, năm nghìn năm văn hiến mà nhận diện được các thời đại lịch sử, trừ phi đọc được cái chữ ghi trên đó. Mà chữ thì nó siêu lừa. Khi hình thái văn hoá xã hội không thay đổi thì cái chữ tỏ ra thay đổi gọi là tiến bộ, kể cả đánh tráo cái mới ra đời thành cái cổ kính để tôn vinh. Chẳng hạn, đền Hùng ở Phú Thọ hay lăng Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh, kiến trúc hoàn toàn ở hình thái trung cổ, mới xây dựng thời Khải Định (từ năm 1917), nhưng nhiều khoa học gia lại nhầm tưởng là có từ thời cổ đại và ra sức khảo cổ để chứng minh điều... không có thật.

Nếu chỉ dựa vào cái chữ thì theo tôi, ở dân tộc này, từ kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc đến văn chương cũng chỉ có hai thời đại nếu phân kỳ một cách nghiêm ngặt: thời đại chữ Hán và thời đại chữ Latin. Đó là chưa nói, tất cả đều có khuynh hướng hoài cổ, kể cả vọng ngoại và nhập ngoại. Cảm giác chung là không có ranh giới giữa hiện đại và cổ điển (đúng hơn là cổ lỗ), giữa ta và kẻ khác. Không chừng một ngày kia, đi trên đất nước ta mà con cháu nhầm tưởng sống trên quốc gia của kẻ khác, kể cả dân tộc khác nhầm tưởng quốc gia ta là của họ. Đó là chưa nói, sống trên mốc thời gian hiện tại với dòng chảy hướng về tương lai, nhưng con cháu ta không thấy thời gian vận động. Duy trì bản sắc hay con cháu ta phải sống trong cái nấm mồ của những biểu tượng ta không ra ta mà hao hao giống Tàu rồi giống Tây?

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mượn lời ông Tây ví Việt Nam như cô gái đồng trinh bị văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Tôi thì bảo lịch sử dân tộc ta được các kiến trúc sư kiến tạo giống như một bà cụ không có tuổi nhưng có hai thằng chồng. Hơi quái là bà này dạy con cái căm thù cả hai thằng chồng ấy. Căm thù nhưng khi chửi thằng này thì lại quay sang ôm cổ thằng kia. Hậu quả, bà không dạy con cái mình có cội nguồn ở đâu ra, kể cả tự tạo căn cước rõ ràng cho dòng máu của chính bà, và quan trọng hơn, phải thoát khỏi cái "bóng đè" của hai thằng chồng đó để làm nên lịch sử đích thực.

Buồn!

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

Thư của Cụ Chu Đình Xương gởi BCH Trung ương đảng Cộng sản Việt nam - tháng 2/1983

 Phan Trí Đỉnh

 ( Em mạn phép anh Chu Hảo và bạn Chu Quang Bình).

 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

 

Kính gởi: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM,

 

Kính thưa các đồng chí,

 Tôi là CHU ĐÌNH XƯƠNG, 70 tuổi, đảng viên kỳ cựu của Đảng ta, về mặt công chức Nhà nước thì đã hưu trí, nhưng về mặt trách nhiệm đảng viên thì không thể hưu trí được, nhất là trước tình trạng khó khăn và bê bối của đất nước hiện nay.

Mới đây, tôi được đọc bài phát biểu ý kiến của đ/c PHẠM HÙNG trước hội nghị tư pháp toàn quốc đăng trên báo Saigon Giải Phóng ngày 15/01/1983, một câu trong đó đã làm tôi quá đau xót, đau xót bến mức mất ăn mất ngủ: “Như các Nghị quyết số 128 và 188 của Hội đồng Bộ trưởng đã nêu lên, tệ tham ô lãng phí trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa còn nghiêm trọng ở hầu hết các ngành, các cấp”.

Trời đất ơi? Nhà nước của chúng ta lại bất lực đến thế kia ư?

Một Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng trực tiếp làm công tác chuyên chính đàn áp mà phải công bố công khai điều đó trên mặt báo chí, là đúng hay là sai, đã làm tôi rất băn khoăn.

Nhưng điều làm tôi khắc khoải hơn cả là nguyên nhân của tình hình nghiệm trọng trên là đâu? Gần một tháng nay tôi lo âu suy nghĩ, sưu tầm và chủ quan thấy rằng mình đã tìm ra nguyên nhân chính xác:

Thủ phạm chính là MAO TRẠCH ĐÔNG và chủ nghĩa MAO.

Tôi xin phép được trình bày ý kiến của mình lên Trung Ương xem xét.

Kinh thân,

Ký tên CHU ĐÌNH XƯƠNG

31 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội (tháng 2 năm 1983)

 

 

BÀN TAY NHAM HIỂM VÀ TÀN BẠO CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG ĐÃ THÒ SANG VIỆT NAM CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

 

I. BẢN CHẤT MAO TRẠCH ĐÔNG

1. Về bản chất của Mao Trạch Đông thì thế giới đã bàn nhiều, rất nhiều rồi và cũng đi đến nhất trí tóm tắt như sau:

a) Mục đích, ý đồ, tham vọng của Mao là: làm bá chủ trước hết ở Trung Quốc, rồi đến Đông Nam Á, rồi ra cả thế giới, ngày nay Đặng Tiểu Bình vẫn đang tiếp tục thực hiện mục đích ấy. Trung quốc tuy rất nghèo, nợ nần quốc tế khá lớn, nhưng vẫn bỏ tiền bỏ của ra nhiều khu vực trên thế giới để phá hoại phong trào cách mạng.

b) Phương tiện, thủ đoạn của y là:

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

CHƠI TẾT MÙNG BA THÁNG BA LÀ "PHONG TỤC CỔ CỦA AN NAM TỪ XƯA"

 Bài của PGS. TS Trần Thị Băng Thanh



 

Nhân dân ta từ rất xa xưa có tục ăn tết Mồng ba tháng ba. Trong ngày tết ấy người dân không nhóm lửa, chỉ ăn đồ nguội, vì thế Tết mồng ba tháng ba còn gọi là “Tết hàn thực” (Tết ăn đồ nguội). Ngày nay tục lệ ấy vẫn thịnh hành. Giải thích về tục lệ này, nhiều người đều cho là bắt nguồn từ Trung Quốc, gắn với câu chuyện về cái chết thương tâm của Giới Chi Thôi.

Tích truyện kể rằng Tấn Văn Công trong những ngày gian khổ mưu cầu sự nghiệp bá vương, có lúc bị đói, Giới Chi Thôi đã cắt thịt đùi mình dâng ông ăn. Sau khi thành công, khen thưởng, Tấn văn Công quên Giới Chi Thôi, Giới buồn hận bỏ đi. Sau Văn Công nhớ ra triệu vời nhưng Giới không đến, trốn vào rừng. Tìm gọi mãi không được, Tấn Văn Công sai đốt rừng để Giới phải chạy ra; nhưng Giới Chi Thôi ôm cây chịu chết cháy chứ nhất định không tha thứ cho vị quân chủ mà Giới cho là vô tình. Tấn Văn Công sửa lỗi, nhưng lỗi lại chồng thêm lỗi nên hối hận, từ đó sai lệnh cấm lửa trong ngày này (mồng 3 thấng 3) để tưởng nhớ người bề tôi trung thành mà ông vì vô tâm đã bỏ quên. Cho đến ngày nay, chắc chắn chúng ta cũng đinh ninh nguồn gốc của ngày tết này là như thế.

Nhưng cách đây đúng 720 năm, Trần Nhân Tông (1258 – 1308) đã nói rõ đó là “phong tục cổ của An Nam từ xưa”. Ông khẳng định điều đó trong một bài thơ kèm theo mâm bánh biếu sứ giả nhà Nguyên Trương Hiển Khanh (tên là Lập Đạo) sang Việt nam năm 1292. Bài thơ như sau:

Giá chi vũ bãi thí xuân sam,

Huống trị kim triêu tam nguyệt tam.

Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính,

Tòng lai phong tục cựu An Nam.

(Múa giá chi rồi, thử áo xuân

Hôm nay Hàn thực, buổi thanh thần

Bánh rau tinh khiết đầy mâm ngọc

Phong tục An Nam theo cổ nhân.)

Biếu Trương Hiển Khanh bánh xuân

(Trần Lê Văn dịch)

Bài thơ giọng điệu trang nhã, vừa rất ân cần với khách vừa ý tứ sâu xa.

Trước hết hãy nói về Trương Hiển Khanh. Người Việt nam chắc ai cũng nhớ, vào năm 1288 nước ta vừa “đại phá” cuộc xâm lược của nhà Nguyên lần thứ ba. Vua Nguyên (Hốt Tất Liệt) vốn rất hận, đã tập trung lực lượng chuẩn bị đánh lần thứ tư vào năm 1294. Trương Hiển Khanh là Thượng thư bộ Lễ của Nguyên triều sang Việt Nam có nhiệm vụ “dụ” vua Trần phải thực tâm thần phục, sang triều kiến vua Nguyên và chịu làm theo mọi điều kiện nhà Nguyên áp đặt, nếu không thiên triều sẽ “trừng phạt”. Có thể Trương Hiển Khanh cũng còn một nhiệm vụ nữa là quan sát xem nước Việt sau năm năm với hai cuộc chiến khốc liệt, thế và lực ra sao. Vua tôi nhà Trần hiểu rất rõ điiều đó, cho nên cuộc tiếp sứ lần này thực chất là một cuộc đấu tranh ngoại giao gai góc chứ không phải là cuộc thăm hỏi xã giao. Nhưng Trần Nhân tông hết sức chủ động, nhà vua chủ trương “hóa giải” tình hình đó, trước hết với vị sứ thần có địa vị cao trong Nguyên triều và chắc chắn có học vấn. Vua tiếp sứ giả ở Điện Tập hiền với phong cách rất thân mật, chủ tâm theo phong tục An Nam: đặt tiệc mời toàn hải sản, trong lúc trò chuyện thỉnh thoảng lại mời ăn trầu, thậm chí còn mời vào trong trướng “ngồi xuống đất”. Trong cả chuỗi sự kiện tiếp đãi với tinh thần khẳng định bản lĩnh dân tộc đó, vua Nhân Tông trong ngày tết Mồng ba tháng Ba đã biếu Trương Hiển Khanh một mâm bánh với bài thơ trên. Các vua nhà Trần là những người có học, chắc chắn nhà vua biết rõ câu chuyện Giới Chi Thôi, nhưng với căn cứ gì vua Nhân Tông khẳng định đó là “phong tục cổ An Nam từ trước tới nay”? Trần Nhân Tông không ghi chú rõ, nhưng gần đây tìm hiểu ý tứ của bài thơ này, chúng tôi đã thấy một căn cứ. Nguyên là theo sách Kinh Sở tuế thời ký thì ngày thứ 105 trong tiết đông, thường có mưa to gió lớn, gọi là tiết Hàn thực, người ta cấm lửa trong 3 ngày; Lời chú của sách này nói: Theo lịch thì tiết ấy vào khoảng trước thanh minh 2 ngày, cách ngày đông chí 106 ngày. Một sách “biệt lục” của Lưu Hướng cũng nói tiết Hàn thực có từ đời Chu; tiết này được gắn với truyện Giới Chi Thôi là từ thời Hậu Hán. Cũng sách này còn ghi người bản địa “thổ nhân” trong ngày 3 tháng ba còn ra bến sông, thả chén chỗ sông quanh vui uống rượu. Như vậy có thể nói ngày 3 tháng ba là một lễ hội của cư dân nông nghiệp phía nam, từ vùng Kinh Sở trở xuống (mà Việt Nam ngày nay xa xưa cũng là một trong Bách Việt. Bách Việt khác Hán tộc). Vì thế Nhân Tông mới nhấn mạnh đây là “phong tục cổ của An Nam”. Cũng có thể còn thêm một căn cứ nữa là nếu cứ theo tích Giới Chi Thôi thì tết mồng ba tháng ba là một cái tết buồn, nhưng trái lại với Việt Nam đây là một lễ hội vui, có múa hát, có mặc áo mới và ăn một thứ bánh có rau, tinh khiết như “hồng ngọc” mà vua gọi là “bánh xuân”. Bài thơ hai mươi tám chữ tặng Trương Hiển Khanh của Trần Nhân Tông quả là có một chiều sâu tư tưởng, một vẻ đẹp nhân văn rất đáng để hậu thế chiêm ngưỡng và suy ngẫm.

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM ẤN TƯỢNG NHẤT TRONG LỊCH SỬ TIỀN TỆ VIỆT NAM

 Viêt Cuong , sưu tầm và biên soạn từ ký ức



 

Trong lịch sử tiền tệ từ khi thành lập nước VNDCCH đến CHXHCNVN đã trải qua 6 lần đổi tiền.Những người ở lứa tuổi ngoại ngũ tuần ngày nay ấn tượng nhất, gắn liền với họ nhiều kỷ niệm nhất là đồng tiền phát hành trong lần đổi tiền thứ 3 vào năm 1959 và kết thúc lưu hành vào 2/5/1978.

Những đồng tiền Việt Nam có mệnh giá rất thấp nhưng giá trị lại rất cao và ổn định trong suốt 20 năm lưu hành. Tỷ giá hối đoái của 1 đồng VN = 1,36 Rúp Liên Xô và = 1,2 USD.

Mệnh giá đồng tiền gồm các loại:

*Tiền giấy đợn vị Hào : 1hào, 2 hào, 5 hào.

* Tiền giấy đơn vị Đồng:

1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, đến 1965 có thêm mệnh giá 10 đồng.

* Tiền kim loại đơn vị Xu:

1 xu, 2 xu, 5 xu.

10 xu=1 hào,10 hào =1 đồng.

Đồng tiền có mệnh giá lớn nhất là tờ 10 đ được dân giã gọi vui là tờ Cụ mượt hay tờ Cụ nghiêng(hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh in trên tờ tiền) là tờ tiền rất giá trị trong sinh hoạt của người dân. Thanh niên thời đó mặc áo Popelin trắng, túi áo ngực có tờ Cụ mượt thì trông oách lắm, chẳng khác gì các thiếu gia bây giờ.

Trên tất cả các loại tiền này đều in năm sản xuất là 1958, nhưng thực tế phát hành là 1959 theo sắc lệnh số 15 SL ký ngày 27/2/1959.

Lương cấp bậc của CNVC nhà nước và giá cả hàng hóa đươc tính đến từng xu.