Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

Đường lối của quốc tế xã hội chủ nghĩa đang ảnh hưởng tới những vấn đề toàn cầu[1]

Vũ Cao Đàm

 


Dẫn nhập

Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đã từng xuất hiện các tổ chức gọi là “Quốc tế”

-    Quốc tế I, do Marx sáng lập năm 1864, tồn tại trong khoảng thời gian từ 1864-1878;

-  Quốc tế II, do Engels sáng lập, 1889-1914;

- Quốc tế III, do Lênin sáng lập năm 1919, Stalin giải thể năm 1943; chính Stalin đã tái lập năm 1947 và Khrouchev giải thể năm 1956;

- Quốc tế IV do Trosky sáng lập năm 1938, đến 1953 bị phân liệt nhanh chóng đi đến tan rã; 

- Quốc tế V với tên gọi Liên đoàn Quốc tế V, được kêu gọi thành lập năm 2003 ( thực chất là từ 1951 ) . Đến 2010 đã có nhiều hoạt động tại ÁoSécĐứcPakistanThụy ĐiểnSri LankaVương quốc Anh và Hoa Kỳ. Nhóm cộng sản New Zeland cũng tổ chức những đối thoại cho một quốc tế thứ năm[2];

- Cuối cùng, còn tồn tại hiện nay là Quốc tế xã hội chủ nghĩa với 120 chính đảng lao động và xã hội dân chủ, trong đó đã có 21 đảng tham gia chính phủ ở các mức độ khác nhau[3].

Quốc tế xã hội chủ nghĩa (Socialist International), được thành lập năm 1951 tại Franfurt (Cộng hòa Liên bang Đức), tiếp nhận đường lối của Quốc tế II, và cũng có thể xem là tổ chức hậu thân của Quốc tế II[4]. Theo Báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam (CSVN), đường lối của Quốc tế xã hội chủ nghĩa đã “cố gắng đáp ứng những vấn đề xã hội và những vấn đề toàn cầu”[5]. Đây là một nhận định khách quan trên cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN. Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với nhận định này.

Chúng tôi muốn viện dẫn một nội dung trong đường lối của Quốc tế xã hội chủ nghĩa: Phát triển bền vững. Chính sách này bắt nguồn từ những bế tắc trong tư duy phát triển của nhân loại. Chúng tôi cũng bắt đầu từ đây.

Những bế tắc trong tư duy phát triển của nhân loại

Những bế tắc này bắt nguồn từ một thông điệp cảnh báo rất nghiêm trọng trước thế giới vào năm 1972.

Đó là Nghị trình của Câu lạc bộ Rôm (Rome, tiếng Việt trước đây gọi là La Mã, thuộc nước Ý). Trong những cuộc thảo luận của Câu lạc bộ Rôm, Meadow đã trình bày một báo cáo gây chấn động dư luận về những bế tắc trong các chính sách phát triển. Báo cáo có tên là “Những giới hạn của sự phát triển” (Limits to growth), trong đó đưa ra dẫn liệu nhiều mặt của sự bế tắc, được xem là tư tưởng bi quan trong phát triển. Có thể tóm tắt như sau:

- Tài nguyên bị khai thác ngày càng cạn kiệt.

- Năng lực sinh lý của con người không thể điều khiển trước tốc độ ngày càng tăng cao của  máy móc

- Tất cả các chủng loại vật liệu hiện có không đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng trong sản xuất, chẳng hạn, vừa đáp ứng các tham số cơ học, nhiệt học, hóa học, quang học, v.v…, lại vừa đáp ứng các tham số sinh học, như kiểu mặt điện thoai thông minh, máy tính bảng và hàng loạt thiết bị được sử dụng trong nền sản xuất hiện đại.

- Đặc biệt, công nghiệp khai thác và chế biến tài nguyên ngày càng dẫn tới phá vỡ hệ sinh thái và tàn phá môi trường sống. Con người đang tự mình gây tổn thương cuộc sống của chính mình, thậm chí đến mức có thể nói, dường như nhân loại đang tự sát.

-   v.v…

Những nỗ lực giải thoát bế tắc trong tư duy phát triển