Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

XÁC NÀO LÀ EM TÔI ?

Trung Nguyễn (28/10/2019)


Cả nước đang xôn xao về vụ 39 người chết trong xe container trên đường nhập cư lậu vào nước Anh. Cảnh sát Anh đang điều tra nhưng có lẽ xác suất rất cao là phần lớn, hoặc tất cả, những người chết đều là người Việt Nam.

Họ đang trên đường đến một xứ sở mà công dân ở đó có thể thực hiện những quyền con người căn bản đã được nêu ra trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ và được ông Hồ Chí Minh nhắc lại trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. Đó là các quyền “sống”, quyền “tự do”, và quyền “mưu cầu hạnh phúc”.
Người dân nước Anh đã thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số trên chuyến container định mệnh ấy. Tôi cũng đọc được rất nhiều lời tiếc thương và cầu nguyện cho các nạn nhân trên mạng xã hội Facebook. Hiện tại chúng ta còn phải đợi cảnh sát Anh đưa ra kết luận điều tra cuối cùng nhưng việc các gia đình Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Tĩnh, có con em đang tìm cách nhập cư lậu vào Anh nhưng mất liên lạc với gia đình là có thật. Tính đến chiều chủ nhật 27/10/2019, đã có 24 gia đình ở Nghệ An, Hà Tĩnh báo cáo người thân mất tích ở châu Âu với nhà cầm quyền.
Báo VnExpress cho biết trung bình mỗi gia đình phải bỏ ra gần một tỷ đồng để có thể nhập cư lậu vào nước Anh. Cái giá bằng tiền rất lớn và có nguy cơ mất trắng nếu bị bắt, thậm chí mất cả mạng sống, nhưng nhiều gia đình vẫn quyết định mạo hiểm ra đi. Tất nhiên là họ phải cầm cố sổ đỏ để có thể vay được tiền với hi vọng con cái đi làm ở châu Âu sẽ gửi tiền về trả được nợ và thoát nghèo.
Hậu quả của việc chọn Formosa
Tôi có một số bạn ở Nghệ An, Hà Tĩnh phải đi xuất khẩu lao động ở nhiều nước. Các bạn ấy tâm sự với tôi là, kể từ sau thảm họa Formosa, kinh tế Hà Tĩnh, Nghệ An đi xuống nghiêm trọng và các bạn ấy không còn cách nào khác phải rời quê đi kiếm việc làm ở nơi khác. Một số chọn vào Sài Gòn, một số chọn sang Lào, Campuchia, Nga và một số tìm cách đi được những nước phát triển hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc và tất nhiên có châu Âu, trong đó có nước Anh.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

Tôi buồn, tôi tức giận, tôi thương

Chau Doan




Tôi lưỡng lự mãi mới viết stt này. Tôi đã không định viết bởi các bạn đã viết rất nhiều nhưng đêm nay tôi không ngủ được và trong lòng cảm thấy không yên nếu như không viết. Có thể nói hiện tượng bỏ nước ra đi là vấn đề phổ biến và có lịch sử lâu dài của người Việt Nam.
Năm 1954, đã có một triệu người miền Bắc chạy nạn cộng sản vào miền Nam, năm 1975 chạy tiếp và hơn một chục năm sau thì phong trào thuyền nhân đã làm chấn động thế giới. Mấy trăm ngàn người đã bị hải tặc giết, hãm hiếp làm mồi cho cá. Máu và nước mắt của thuyền nhân đã làm đỏ lòm và mặn chát Biển Đông.
Nếu người cộng sản, bên thắng cuộc biết cách ứng xử văn minh với bên thua cuộc thì thảm kịch ấy chắc không đến mức kinh hoàng như vậy. Giờ đây, sau mấy chục năm, người Việt vẫn muốn bỏ nước ra đi. Trước có thuyền nhân giờ có thùng nhân.
Bi kịch thuyền nhân thì khủng khiếp gấp cả nghìn vạn lần nhưng vết thương đã lâu rồi, còn bi kịch thùng nhân với lời nhắn: “Mẹ ơi, con chết vì không thở được” đã như một lưỡi dao chọc vào con tim của bao triệu người có lòng thương yêu con người. Con đã chết vật vã đau đớn như vậy, con kêu trong hoảng loạn như vậy nhưng cha mẹ đâu thể làm gì, mặc dù lời nhắn có thể được nhận ngay trong lúc ấy.

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

THƯ NGỎ CỦA LÃO TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH




Hiện nay tôi đã già lắm rồi, nhưng vẫn cố gắng theo dõi những việc chính của đất nước.
Ngày 15/10 (2019) vừa qua, Đài truyền hình trung ương đưa lên buổi tiếp xúc cử tri của ông Phú Trọng ở Hà Nội.
Trước tình hình nước sôi lửa bỏng do Trung Quốc lại xâm phạm vùng biển nước ta mấy tháng qua, thế mà ông Trọng và một số cử tri quen mặt vẫn nói một giọng lập lờ như bao nhiêu năm trước.
Tôi thấy quá buồn.
Gần đây tôi cũng đã xem một số hình ảnh của cuộc tọa đàm về bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế, ngày 6/10/2019. Tôi thấy anh chị em nói rất hay, nhiều phát biểu có nghiên cứu, có tính toán, đưa ra ý kiến xây dựng.
Ý kiến của Anh hùng Lê Mã Lương, tuy có chút gây sốc, nhưng cũng là một ý kiến rõ ràng, mạnh mẽ về việc phải kiên quyết giữ được bãi Tư Chính. Trước hết phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Tôi cũng nghe ý kiến ông Phú Trọng nói về cuộc tọa đàm vừa qua. Ông có vẻ khó chịu, mỉa mai chì chiết tiếng nói yêu nước của nhiều người dân (mà đó là các công dân đã từng đóng góp công sức trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và chưa hề bị tước quyền công dân). Ông Trọng nói họ là “một số phần tử cố tình kích động, to tiếng lên, lên gân lên, ra vẻ ta là anh hùng, ra vẻ ta là yêu nước” (!).
Vậy là ông đã quên lời dạy của CT Hồ Chí Minh, rằng: “Trừ một bọn rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước”?
Đã thế, ông cũng lên gân, vỗ ngực: “Vậy còn Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng bí thư không yêu nước à?”
Cung cách của ông tôi thấy sao mà giống như đôi co giữa chợ, chả giống phong cách chính khách tí nào!
Thiết nghĩ, là người đứng đầu bộ máy, chắc ông Trọng phải có đủ thông tin về âm mưu, thủ đoạn, mục tiêu, biện pháp của bọn Tàu từ xưa tới nay đối với nước Việt ta, đặc biệt là trong mấy tháng qua ở bãi Tư Chính.
Tình hình đang rất nguy ngập và cấp bách, vậy mà khi khai mạc Hội nghị trung ương 11 vừa qua, ông vẫn nói phải “phân tích, dự báo tình hình”? Thật quá bức xúc trước thái độ như thế. Giống như bàng quan, thờ ơ vậy.
Hội nghị trung ương đã không ra nổi một nghị quyết kịp thời, dứt khoát để đối phó với tình hình đang cấp bách ở Biển Đông, mà còn cứ nhai lại khái niệm “thời kỳ quá độ”? Để làm gì? Để đánh lạc hướng dư luận, để câu giờ, để ngụy biện cho sự trốn tránh trách nhiệm hay sao?
Theo tôi, ông Trọng viện lý do phải “khôn khéo”, thực chất có phải đang bế tắc khi tìm giải pháp? (Hay ông có tư tưởng đầu hàng?)
Hiện nay đang có nhiều nước trên thế giới ủng hộ ta kiện Trung Quốc vì ta có chính nghĩa, và pháp lý đứng về phía Việt Nam.
Hơn nữa, tại sao ông không tìm giải pháp ngay trong những ý tưởng, giải pháp đã nêu ra trong cuộc tọa đàm khoa học về vùng biển Tư Chính và Luật pháp quốc tế ngày 6/10 vừa qua?
Vả lại, ngay các cơ quan chính thống của Đảng, Nhà nước cũng đã nhiều lần nhấn mạnh, Việt Nam có đầy đủ căn cứ, chứng lý về chủ quyền ở Biển Đông. Vậy còn trở ngại gì mà không đưa đơn kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế?
Hà Nội ngày 18/10/2019
NGUYỄN TRỌNG VĨNH


Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

ĐẤT NƯỚC TÔI - CÓ NƠI NÀO NHƯ THẾ?


Đất nước tôi, đất nước của chùa chiền
Của tượng đài và muôn nghìn lễ hội
Của niềm tin lần mò trong đêm tối
Tìm tâm linh mà lễ bái, kêu cầu!

Đất nước tôi chẳng giống của ai đâu
Người đạp lên người tranh nhau lạy bái
Giữa thói đời dẫu ai khôn, ai dại
Cùng gồng mình nuôi lớp lớp kiêu tăng

Đất nước tôi ông bỗng hoá ra thằng
Thằng nên ông giữa dòng đời trợn trạo
Nghĩa vợ chồng hợp tan như thay áo
Huynh đệ tương tàn, phụ tử phân ly!

Đất nước tôi có muôn sự diệu kỳ
Chùa phải to, tượng dài thêm vĩ đại
Lễ quanh năm rồi lễ hoài, lễ mãi
Cứ cầu xin dù chẳng biết được gì

Đất nước tôi, đất nước của Thần uy
Của quỷ ma chập chờn quanh kiếp sống
Luôn thấp thỏm đâu đây cơn quái mộng
Đợi một ngày dân tộc hoá vong nô!

Đất nước tôi gì cũng cứ phải to
Nào bánh chưng, bánh xèo cùng tô phở
Để mai kia hoá nên rồng, nên hổ
Cùng ma tăng, quỷ giáo dựng vương đồ.

Đất nước tôi, đất nước giữa tỉnh mơ
Bao chúng sinh ngơm ngớp chờ cháo thí
Cướp ấn Trần mong tranh công, đoạt vị
Mặc an nguy dân tộc đã cận kề

Lớp lớp người chen chúc chốn biển mê
Thoả cầu xin những thứ đời không có
Lạnh khói hương nơi từ đường tiên tổ
Để tranh nhau lặn ngụp chốn Phật đài!

Đất nước tôi muôn thuở chẳng giống ai
Cái gì cũng cầu, nơi nào cũng lễ
Từ non cao đến đầu sông cuối bể
Gốc cây to, chó đá cũng thành Thần!


Ôi nước non văn hiến bốn nghìn năm!
Thế này ư và thế nào hơn nữa?
Dải giang sơn đang tả tơi nghiêng ngửa
Mà nhân tình mãi đắm đuối biển mê?

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

'Hạt giống đỏ' giữa dòng chảy thị phi


LÊ THIẾU NHƠNCập nhật: 08:43, Thứ 2, 14/10/2019
Làm sao để có được “hạt giống đỏ” thực sự có ích cho quá trình phát triển đất nước? Báo NNVN đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Khoa học Phan Hồng Giang - nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật, nguyên Ủy viên Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương.

Tiến sĩ Khoa học Phan Hồng Giang.
Quy định số 205-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền vừa ban hành đã tạo được nhiều ý kiến hưởng ứng và tranh luận trong xã hội. Chống chạy chức, chạy quyền không chỉ liên quan đến “lợi ích nhóm” mà còn tác động đến đội ngũ cán bộ nguồn - những “hạt giống đỏ” vẫn đang đối mặt không ít thị phi. 
Thưa Tiến sĩ Khoa học Phan Hồng Giang! Ông là một dịch giả vào hàng trưởng lão của giới cầm bút nước ta. Lẽ ra, chúng ta nên có một cuộc đối thoại về văn chương. Thế nhưng, khi thời cuộc đang đặt ra nhiều câu hỏi ngổn ngang, thì bàn chuyện thi phú e rằng không phù hợp lắm. Xin hẹn ông dịp khác. Hôm nay, tôi muốn nghe ý kiến của ông về “hạt giống đỏ”, vì ông cũng là một nhân vật xuất thân trong gia đình thuộc hàng danh giá.
Khái niệm “hạt giống đỏ” chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây. Thời của chúng tôi, làm gì có “hạt giống đỏ”. Ngay cả chế độ phong kiến, cha truyền con nối về vương quyền, nhưng cũng không tuyển chọn người tài theo kiểu “hạt giống đỏ”.
Người nào giỏi giang, cứ ra ứng cử khoa bảng mà giúp đời, giúp nước, giúp dân. Lịch sử Việt Nam đã có bao nhiêu đại quan được truyền tụng, cũng có xuất thân từ nông dân chân lấm tay bùn đấy chứ.
Một cậu bé chăn trâu trở thành Trạng Nguyên, một anh thợ cày thi đậu Bảng Nhãn, hoặc một chú tiều phu đề danh Thám Hoa là biểu tượng của những điều tốt đẹp nhất mà ai cũng mơ ước. Thế nhưng, khi “hạt giống đỏ” đã có mặt, thì mọi thứ phải khác và sẽ khác. Dù bệ phóng từ truyền thống gia đình rất quan trọng, nhưng theo tôi, “hạt giống đỏ” không có nghĩa là bố cõng con vào quan trường…
Cái tư duy “hạt giống đỏ” rất bất ổn. Một xã hội muốn phát triển lành mạnh thì mọi người phải bình đẳng trước pháp luật và bình đẳng trước cơ hội. Nước Mỹ có nhiều gia tộc chính khách nổi tiếng, nhưng cơ chế dân chủ đã tạo điều kiện cho một người da màu như ông Obama cũng có thể bước chân vào Nhà Trắng.
Khi và chỉ khi khả năng sáng tạo của từng cá nhân được khuyến khích tuyệt đối, thì sẽ tạo ra sức mạnh to lớn cho dân tộc thịnh vượng. Ở nước ta, “hạt giống đỏ” vẫn chưa chứng minh được giá trị thực sự của họ. Ngay hàng bộ trưởng, thì mới có vài ba người được biết đến!
Ở trung ương thì ít, nhưng ở các địa phương thì “hạt giống đỏ” nhiều lắm. Xã hội đã nói nhiều đến trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh ở thành phố Đà Nẵng. Tôi cứ phân vân thế này, liệu họ có năng khiếu làm chính trị hoặc có đam mê làm chính trị? Bởi lẽ, sau khi cha anh họ không còn “một tay che trời” thì họ cũng xin rút khỏi vị trí mà họ đang nắm giữ. Ví dụ các trường hợp Nguyễn Bá Cảnh và Trần Văn Mẫn ở Đà Nẵng hoặc Lê Phước Hoài Bảo ở Quảng Nam…
Ở trung ương luôn luôn đặt trong tình trạng “quan trên trông xuống, người ta trông vào” nên tình trạng “hạt giống đỏ” ít hơn. Còn ở địa phương ít bị sự giám sát của dư luận hơn. Vì vậy, cha mới tìm cho con cái ghế béo bở để ngồi. Đôi khi cũng không phải mưu cầu vai trò lãnh đạo mà cũng chỉ nhắm vào kinh tế. Những chỗ như Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư… vẫn được nhiều lãnh đạo dòm ngó và sắp xếp cho con em mình.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019

Liệu có nhầm không

Nguyễn Đình Cống


Tôi đọc sách Chia tay ý thức hệ của TS Hà Sĩ Phu (HSP), Tự do xuất bản. Đang rất say sưa với những ý tưởng, những nhận xét, những đề xuất rất chính xác, rất phù hợp thì bỗng nhận ra một điều, rằng liệu có phải HSP trước đây đã bị nhầm, như tôi cũng đã từng bị nhầm như vậy. Đó là về vai trò của Mác-Lê ở VN. Từ năm 2012 tôi đã phát hiện ra chỗ nhầm lẫn của mình. HSP viết một ý tương tự với sự nhầm đó trong bài Đôi điều suy nghĩ của một công dân, vào năm 1993. Không biết đến bây giờ ông đã nhận ra chưa.
Nghĩ rằng còn có nhiều người mắc phải nhầm lẫn như vậy nên tôi viết bài này nhằm trao đổi, thảo luận. Liệu tôi đúng hoặc sai bao nhiêu phần trăm trong các lập luận dưới đây. Liệu có phải tôi và HSP bị nhâm hay không.
Xin trích câu của HSP (trang 137, sách đã dẫn): “ Ta biết ơn chiệc thuyền nan đã đưa ta qua sông, nhưng sang bờ rồi mà cứ cắm cúi mang “chiếc thuyền Marxist chỉ huy” trên lưng như cái mai rùa thì tránh sao khỏi bị người ngoài đàm tiếu và người thân nghi ngờ rằng có sự che đậy hoặc cất giấu cái gì trong đó”.
Chiếc thuyền nói về câu chuyện một Hành giả đi tìm đất Phật, gặp con sông, may nhờ tìm được chiếc thuyền nan giúp vượt qua. Sang được sông rồi, Hành giả cõng chiếc thuyền trên lưng, tiếp tục trèo núi.
Tôi cũng như HSP đã dùng hình tượng chiếc thuyền để chỉ việc ĐCSVN mang trên lưng, đội lên đấu Chủ nghĩa Mác-Lê (CNML), cho rằng nhờ nó mà ĐCS đã thắng lớn trong chiến tranh cách mạng và thống nhất đất nước (CTCM). Nhận thức này được nhiều người công nhận, dựa trên suy luận như sau:

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

TỌA ĐÀM KHOA HỌC “VÙNG BIỂN BÃI TƯ CHÍNH VÀ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ” ngày 06/10/2019

Đặng văn Sinh tường thuật chi tiết
Về danh nghĩa, cuộc tọa đàm do VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức, nhưng nội dung của nó, nhất là ở phần THẢO LUẬN, lại có cái gì đó giống như một semina của tổ chức XÃ HỘI DÂN SỰ đang dần dần hình thành trong lòng chế độ cực quyền toàn trị.
Khách mời dự tọa đàm phần lớn là các nhân sĩ trí thức hàng đầu, những nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có không ít vị, đang hoặc đã từng đảm nhiệm các chức vụ cao trong bộ máy công quyền như Đại sứ Nguyễn Trung, Đại sứ Nguyễn Trường Giang, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, Tiến sĩ Chu Hảo, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Thiếu tướng Lê Mã Lương, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, Luật sư Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Vương, Nhà văn Hoàng Quốc Hải, Thạc sĩ Hoàng Việt, Thạc sĩ Đào Tiến Thi…
Cuộc tọa đàm bắt đầu từ 8 giờ sáng Chủ nhật, ngày 6 tháng 10 năm 2019, không có thủ tục giới thiệu quan khách với đầy đủ chức danh dài lê thê, mất thời gian và phản cảm như các hội nghị “quốc doanh”. Khán phòng cũng không bài trí băng rôn khẩu hiệu lòe loẹt. Trên bục, chỉ có bát hoa nhỏ, hình như là hoa nilon. Một cuộc tọa đàm khoa học đúng với nghĩa của nó. Điều đáng quan tâm là, các “đồng chí” An ninh Hà Nội đến rất sớm và việc đầu tiên của những viên chức mẫn cán này là yêu cầu Ban Tổ chức tại Khách sạn Công Đoàn Việt Nam (14 Trần Bình Trọng, Hà Nội) chuyển giao danh sách khách mời để họ “chăm sóc”…
Dẫn chương trình là Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Phó Viện trưởng Viện Các vấn đề phát triển (VIDS), Thư ký Chương trình Minh triết làm chủ Biển Đông… Điều khiển cuộc tọa đàm là thiếu tướng Lê Văn Cương và Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019

KHI TÔI CHẾT HÃY ĐEM TÔI RA BIỂN

 Du Tử Lê (1942-2019)

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi sao trở lại quê nhà

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì sá gì thêm một xác cong queo

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)

Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.


Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

Thư ngỏ của Giáo sư Tương Lai gửi Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII THƯ NGỎ

Kính gửi HỘI NGHỊ lần thứ 11 BCHTƯ khoá XII
Tôi là Tương Lai, đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam, vào Đảng ngày 6.1.1959 và ngày 2.9. 2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng bị Nguyễn Phú Trọng thao túng để tiếp tục chiến đấu với tư cách đảng viên Đảng Lao động Việt Nam, Đảng của Hồ Chí Minh như đã từng giữ đúng phẩm chất và nhân cách của một đảng viên trong suốt 58 năm qua, kính gửi đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN lần thứ 11 những ý kiến dưới đây:
1. Hội nghị TƯ lần thứ 11 họp đúng vào lúc đất nước ta đang đối diện với những nguy cơ lớn do bọn xâm lược Trung Quốc với những toan tính nham hiểm của Tập Cận Bình gây ra. Sự kiện “Bãi Tư Chính” đã phơi bày rõ toan tính nguy hiểm đó: một mặt nhằm mục tiêu lợi dụng tình hình quốc tế đang có nhiều biến động rối ren hiện nay để đẩy tiếp chiến lược độc chiếm Biển Đông, mặt khác muốn lợi dụng thế mạnh áp đảo tại chỗ nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác trong lúc Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn trong đối nối nội và đối ngoại mà giai đoạn đầu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung với những hệ lụy kinh tế và chính trị đối với nội trị Trung Quốc, lò thuốc súng ở Hồng Kông và tác động mạnh đến Đài Loan đang quyết tâm thoát khỏi mưu toan của giải pháp “một quốc gia hai chế độ” của Bắc Kinh.
Không chỉ thế, tờ International Business Times của Mỹ ngày 5.10.2019 đã chỉ rõ hai yếu tố giải thích hành động lần này của Trung Quốc. Thứ nhất là Bắc Kinh muốn tranh giành nguồn dầu khí tại Biển Đông để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này. Thứ hai, là Bắc Kinh không bao giờ tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng như Việt Nam, thậm chí đã bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ Philippines kiện Trung Quốc... Việc điều giàn khoan Hải Dương 982 đến Biển Đông cũng nhằm gửi một thông điệp đến Hoa Kỳ rằng Trung Quốc đang củng cố sự kiểm soát của họ trên các vùng biển tranh chấp, xem đây là “mặt trận thứ hai” trong cuộc đối đầu với Mỹ. Lựa chọn mục tiêu bãi Tư Chính lúc này, Trung Quốc coi đây là hướng duy nhất có thể giành thế chủ động trong đối kháng Mỹ - Trung hiện nay. Nhưng lại cần phải thấy cho rõ, đó là sự lựa chọn trên thế yếu của Trung Quốc. 

Tọa đàm khoa học " Vùng biển bãi Tư Chính và luật pháp Quốc tế " : MỘT CUỘC TỌA ĐÀM HẾT SỨC SÔI NỔI VÀ CẢM ĐỘNG

Bài của Đào Tiến Thi
Không kể những cuộc gây hấn trên biển trong thập niên thứ nhất thế kỷ XXI mà không mấy ai biết đến, kể từ mùa hè 2011, với hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, giới chóp bu cầm quyền trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Trung Cộng) đã lộ nguyên hình bộ mặt xâm lược, bành trướng đầy tham vọng và đầy tàn ác. Cũng từ đấy, ngoài những vụ lẻ tẻ trong năm, không có mùa hè nào Trung Cộng không gây sự nghiêm trọng trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Và song song với những cuộc gấy hấn ấy, đã bùng lên phong trào chống xâm lược Trung Cộng trong nhân dân Việt Nam, kể cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại.
Cùng với những cuộc xuống đường là những cuộc hội thảo, đưa kiến nghị, thư ngỏ tới những người, những cơ quan có trách nhiệm quản trị đất nước. Hoạt động này trong mấy năm đầu cũng rất sôi nổi, nhất là khi Trung Cộng gây hấn lớn.
Tuy nhiên, phong trào chống xâm lược Trung Cộng cứ yếu dần, yếu dần. Nếu như mùa hè năm 2011 ở Hà Nội, Sài Gòn có những cuộc xuống đường với hàng ngàn người thì mùa hè năm nay, với sự kiện bãi Tư Chính, số người xuống đường ở mỗi thành phố trên chưa được 10 người, và cũng chỉ một, hai lần. Cũng như vậy với những hoạt động hội thảo, đưa kiến nghị, thư ngỏ cũng chỉ lác đác.
Trong khi ấy vụ Tư Chính là vụ gây hấn nghiêm trọng nhất của Trung Cộng từ trước đến nay.
Bãi Tư Chính là một rạn đá trong khu vực Nam Biển Đông, cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý, cách biển Hải Nam (TQ) 600 hải lý, là điểm cuối cùng về phía nam của “đường lưỡi bò” - một vùng nước “chủ quyền” do Trung Quốc ngụy tạo. Từ năm 1989, Việt Nam đã xây dựng ở đây hệ thống nhà giàn phục vụ công việc thăm dò và khai thác dầu khí. Khoảng đầu tháng 7 năm nay, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã đi vào khu vực Bãi Tư Chính. Nhưng Đảng và Nhà nước VN đã không có thái độ mạnh mẽ như hồi năm 2014 với vụ tàu Hải Dương 981. Do đó, ngày 19/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng chính thức tuyên bố Bãi Tư Chính nằm trong “quần đảo Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc” và yêu cầu “quốc gia có liên quan” tôn trọng quyền chủ quyền của họ. Cho đến nay Hải Dương 8 và nhiều tàu khác của Trung Quốc vẫn không chịu rút khỏi bãi Tư Chính.
Tôi đã gần như buông xuôi, gần như hết hy vọng thì may sao có cuộc tọa đàm này. Tọa đàm do Viện nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, đứng đầu là PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao chủ trì.
Ngoài một loạt “chiến hữu” quen thuộc đối với tôi, như cụ Chí sỹ Nguyễn Khắc Mai, GS. Nguyễn Đình Cống, Nhà văn Hoàng Quốc Hải, Nhà ngoại giao Nguyễn Trung, Anh hùng LLVT Lê Mã Lương, PGS. Trần Thị Băng Thanh, Nhà thơ Trần Nhương, PGS. Nguyễn Vi Khải, KTS. Trần Thanh Vân, PGS. Chu Hảo, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Nhà văn Nguyên Bình, Nhà văn – Cựu tù nhân lương tâm (vì chống Trung Cộng xâm lược) Phạm Viết Đào, GS. Trần Ngọc Vương, TS. Đinh Hoàng Thắng, TS. Công Nghĩa Tụ, TS. Nguyễn Đại, TS. Phạm Văn Chung, TS. Nguyễn Văn Vịnh, TS. Nguyễn Xuân Diện, Nhà báo tự do Lê Dũng,… tôi được gặp thêm nhiều vị trí thức đáng kính khác mà trước đó mới chỉ nghe tên tuổi, thấy hình ảnh trên mạng hoặc gặp ở hội nghị nhưng chưa được tiếp cận cá nhân, đó là: PGS.TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, PGS. Hoàng Ngọc Giao, Nhà ngoại giao Nguyễn Trường Giang, Cựu quan chức Chính phủ Nguyễn Nam Cường, ThS. Hoàng Việt (một chuyên gia về luật biển, hiện đang là Giảng viên Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh),… Có một thanh niên nông dân người thấp bé tên là Nguyễn Văn Sẵn, từ Bắc Giang xuống. Cậu nói cậu bỏ cả việc đồng áng đang bề bộn để xuống đây dự họp.
Xuất hiện đầu tiên trên màn hình trình chiếu là hình ảnh Cảnh Sảng – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – cùng lời nói ngang ngược của y về bãi Tư Chính.
Liền sau đó trên màn hình có câu hỏi:
“TỔ QUỐC LÂM NGUY, HÀNH ĐỘNG HAY KHÔNG HÀNH ĐỘNG?”
Chao ôi, nghe câu này, ai mà có chút chữ nghĩa mà không nhớ đến câu của Hoàng tử Hamlet trong vở bi kịch cùng tên của Đại văn hào Shakespeare:
“TO BE OR NOT TO BE?”
(Tồn tại hay không tồn tại/ Sống hay không sống?)

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019

Lại bàn về diễn văn của Tổng thống Trump đọc ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Lưu Trọng Văn
Diễn văn của Tổng thống Trump tại Phiên họp thứ 74 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc được cả thế giới đặc biệt quan tâm .Vì, nó đề cập tới những vấn đề cốt lõi của thế giới. Rất tiếc báo chí chính thống của VN hầu như cắt bỏ những phần rất quan trọng của Diễn văn này.
Trump nói về một chân lý của thời đại là:
"Nếu bạn muốn tự do, hãy tự hào về đất nước của bạn. Nếu bạn muốn dân chủ, hãy giữ vững chủ quyền của bạn. Và nếu bạn muốn hòa bình, hãy yêu quốc gia của bạn. Các nhà lãnh đạo khôn ngoan luôn đặt lợi ích của chính người dân và đất nước của họ lên hàng đầu.
Tương lai thuộc về những người yêu nước. Tương lai thuộc về các quốc gia có chủ quyền và độc lập, những nước bảo vệ công dân của họ, tôn trọng hàng xóm của họ và tôn vinh sự khác biệt làm cho mỗi quốc gia trở nên đặc biệt và độc đáo."
Soi rọi ở quá nhiều quốc gia là thành viên LHQ mà lãnh đạo của họ đang ngồi nghe Trump nói
thì nhà cầm quyền đã quá ngu xuẩn khi đặt lợi ích của mình, phe nhóm độc tài, độc quyền của mình trên lợi ích của người dân và lợi ích quốc gia dẫn đến tự do, dân chủ, hoà bình, hạnh phúc của người dân bị chà đạp. Và, với Trump đó không thể là chính đạo mà là tà đạo.