Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Thiện Nhân đương kim Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh


Nguyn Nguyên Bình
Thưa ông,
Cc chng đã mi phi gi ti ông theo cách này. Bi vì nhng người dân như tôi bây gi không còn cách nào khác đ thưa bt c chuyn gì vi các ông bà lãnh đo na ri. Gi đường bưu đin có ghi đa ch nhà riêng hn hoi, chc chn thư cũng chng đến tn tay được vì lý do bo đm an ninh mà. Tôi nói điu này là có căn c.
Mt là, ông P, đng viên, li là cháu rut mt ông nguyên y viên BCT ca Đng CSVN, ông y đã gi nhiu thư đến các v lãnh đo tht cao mà thư đu mt hút, chng ai tr li là đã nhn được hay chưa. S thư tht lc, ông y đã đem thư đến tn cng nhà ông Tng Bí thư đ nh người đưa tn tay nhng ý kiến đóng góp chân thành, xây dng. Nh người bo v chuyn thư, h không chu nhn; ông y thy có cái hòm thư cng, đnh ti b vào, thì người gác cng lin nhào ti, đưa lưng chn kín hòm thư, không cho b

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

RÁC VĂN HÓA


Bài của Nguyễn Phan Khiêm



Hôm qua nói các thầy cúng, tiện thể hôm nay nói thêm các thầy đồ mới. Xin dẫn chứng bằng mấy tấm hình anh em yêu Hán Nôm thu gom để dễ bàn.
Mở đầu các bài văn tế ngày xưa thường có câu: "Vật bản hồ Thiên, Nhân bản hồ Tổ", nghĩa là mọi vật do Trời sinh ra, mọi người hình thành do Tổ. Trong đó Hồ là giới từ, trong câu này có thể dịch là “do”, “ở” … nhưng Thầy chắc tra Google ẩu đã thay chữ hồ đó bằng chữ Hổ, con hổ. Vì vậy bức hoành đáng lẽ viết “BẢN HỒ TỔ” thành ra “BẢN HỔ TỔ”.
Bản Hổ Tổ, nghĩa là Gốc ở con/loài hổ. ( ảnh 1)
Ở bức hoành chắc treo ở đình, đền có bốn chữ “SẮC PHONG THƯỢNG ĐẲNG” nghĩa là Thần ở đây đã được Vua ban sắc phong là Thượng đẳng thần. Tiếc là chữ Sắc, chỉ loại văn bản hành chính của vua, bị viết nhầm thành Sắc đẹp, sắc màu… (ảnh 2)
Một bức khác ở chùa có hoành phi đề bốn chữ quen thuộc “ĐẠI HÙNG BẢO ĐIỆN” nghĩa là Điện quý thờ Phật, "Đại Hùng" là cách gọi tôn quý Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, ý nói Cụ có sức mạnh hàng phục tứ ma. Trong kinh Pháp Hoa có lời tán tụng như sau: "Thiện tai, thiện tai Đại Hùng Thế Tôn (tốt lành thay, tốt lành thay, đức Thế tôn Đại Hùng). Nhưng ở đây thay vì chữ HÙNG là hùng mạnh thì Thầy cho chữ HÙNG là con Gấu. Do đó, bốn chữ này có nghĩa là Điện quý thờ gấu to. (ảnh 3)…
Còn nhiều nữa nhưng xin dẫn ba ví dụ thôi. Ở nhà thì vái lạy tổ tiên con Hổ, ra đình làng thì vái lạy Sắc đẹp, sang chùa thì lạy con Gấu… Tâm linh người Việt đang ở giai đoạn nào kỳ vậy?!
Các cụ vốn khiêm tốn, không phải ai cũng dám cho chữ, nhất là làm hoành phi câu đối, khắc bia… nhưng nay thì các Thầy mọc lên như nấm, cứ Google mà chơi, dễ dàng quá. Xã hội bây giờ cũng lắm tiền, làm hoành phi câu đối dễ quá nên họ cũng chả coi trọng nội dung, miễn là có để trang trí, để “thể hiện” vậy thôi. Và thế là rác lên bàn thờ…


Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Tuyên bố về vấn đề sách giáo khoa và cơ chế của ngành Giáo dục


Mạng Xã hội trong những ngày gần đây có hiện tượng tập trung rất nhiều vào việc tranh cãi xung quanh “cách đánh vần lạ” và một số chi tiết khác được chụp trên sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục, từ đó đến tranh cãi về toàn bộ phương pháp Công nghệ Giáo dục đang được thực hiện trên diện rộng. Vì Giáo dục liên quan đến mọi gia đình, hiện tượng trên là điều dễ hiểu, và cũng là mặt tích cực của Mạng Xã hội, phương tiện chưa từng có để người dân Việt Nam phát biểu ý kiến của mình về các chủ trương chính sách của Nhà nước.
Góp ý, phê bình cho một quyển sách dạy tiếng Việt và một phương pháp giảng dạy mới liên quan đến hàng triệu con em của đẩt nước là việc rất đúng, rất tốt.
Tuy nhiên, việc tập trung bất thường vào một bộ sách giáo khoa phi-nhà nước đang có triển vọng cạnh tranh với bộ sách giáo khoa chính thống của Bộ Giáo dục đương lưu hành cũng như một bộ sách giáo khoa mới cũng của Bộ Giáo dục sắp đưa ra, cùng với những thông tin mang tính gán ghép, xuyên tạc, suy diễn, khiến nhiều người không thể không băn khoăn.
Đáng băn khoăn hơn nữa, khi thông tin về buổi họp Quốc hội mới đây, một số vị lãnh đạo Quốc hội công khai nêu lên khả năng sửa lại Luật Giáo dục để bãi bỏ quy định “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”, trở lại một bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục độc quyền soạn, in và bán.
Chúng tôi cực lực phản đối bất kỳ ý đồ của ai, của cấp nào, nhân vụ tranh cãi trên Mạng Xã hội quanh sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, để rắp tâm quay lại áp đặt ách độc quyền đã chứng tỏ quá tai hại đối với nền giáo dục đã khủng hoảng đến tận cùng!
Nền giáo dục Việt Nam phải được cải tổ từ căn bản, từ triết lý Giáo dục, khôi phục tinh thần “Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng”, đến phương pháp Giáo dục cập nhật những thành tựu của nhân loại, và tổ chức Giáo dục theo hướng Dân chủ, cởi mở, trong đó có việc Tự do soạn, xuất bản và lựa chọn học sách giáo khoa như đã và đang là chuyện bình thường ở tất cả các nước Dân chủ.
Xoá bỏ Độc quyền sách giáo khoa nằm trong toàn bộ tiến trình xoá bỏ Độc quyền về mọi mặt của thể chế. Lộ trình đi đến đích ấy là rất gian nan, không thể chấp nhận một bước lùi như một số người có trách nhiệm cao nhất của chính quyền đang dự kiến.
Ngày 13 tháng 9 năm 2018
Nhóm Lão Mà Chưa An


Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Mấy lời gan ruột


Dạ Ngân

Thời điểm 1978, năm mà Công nghệ giáo dục (CNGD) có mảnh đất thực nghiệm ở Giảng Võ, đất nước mình như thế nào? Thê thảm. Cả nước ăn bo bo, nỗi nhục mà dân miền Nam không quên là miền Tây Nam bộ mà cũng phải ăn bo bo. Cả nước bị dựng ngược với “thay trời đổi đất sắp xếp lại giang sơn”, với “trăm phần trăm phải hợp tác hóa tập đoàn hóa”, với “phát huy quyền làm chủ tập thể” ra rả trên loa phường loa xã và hệ thống truyền thông độc quyền. Rồi cuộc chiến ở hai đầu đất nước, phía Bắc và Tây Nam, cuộc chiến 10 năm trời, ngài TBT ngùn ngụt khát vọng thay trời đổi đất đã bộc lộ một sai lầm chết người (trong chuỗi sai lầm của ông và ê kíp) là ghi Trung Quốc - kẻ thù vĩnh viễn vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ơi trời, có là thù truyền kiếp đi nữa thì cũng không được ghi vào như vậy, bởi đây là Hiến pháp của nước VN, kế thừa Hiến pháp 1946 kia mà.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Trả lời chính thức của Viện Ngôn ngữ học về đề xuất cải cách chữ viết của ông Bùi Hiền


03/09/2018 10:59
Xin đăng lại bài viết của GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Bài viết của GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp là ý kiến chính thức của Hội đồng Khoa học Viện Ngôn ngữ học trả lời lãnh đạo cấp trên về văn bản đề xuất cải cách chữ Việt của PGS.TS. Bùi Hiền.
CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, CHUYỆN KHÔNG NÊN BÀN NỮA
Tưởng chuyện này đã êm rồi (xã hội còn nhiều chuyện cần bàn hơn) nhưng hôm nay đọc những dòng giận dữ của GS Trần Đình Sử, tôi thấy cần lên tiếng để ủng hộ GS Trần Đình Sử, góp thêm tiếng nói bác bỏ đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền (thông qua Bản đề xuất của tác giả).
Những điều tôi viết ra đây cũng là ý kiến của Viện Ngôn ngữ học gửi lãnh đạo cấp trên (tháng 1/2018), nhân có chỉ đạo đề nghị Viện Ngôn ngữ học cho ý kiến về Bản đề xuất cải cách chữ viết của PGS Bùi Hiền (một người mà trong quan hệ bình thường hàng ngày tôi rất kính trọng).
Hội đồng khoa học của Viện Ngôn ngữ học đã họp (mở rộng) thảo luận về đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiển, sau đó đã tổng hợp các ý kiến để báo cáo lên lãnh đạo cấp trên. Ý kiến của Hội đồng khoa học Viện Ngôn ngữ gồm có 3 phần:
-Vài nét về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ (bao gồm những điểm bất cập và những đề nghị cải tiến, sửa đổi trước đây)
-Những bất hợp lí trong đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền
-Kết luận của Viện Ngôn ngữ học

Với tư cách là Viện trưởng, tôi là người tổng hợp các ý kiến của Hội đồng khoa học mở rộng, tôi cũng trao đổi ý kiến với một số chuyên gia về ngữ âm, chữ viết có uy tín như GS Nguyễn Văn Lợi, PGS Hoàng Dũng …Vì đây là nội dung được gửi lên lãnh đạo cấp trên (chắc không có ai là nhà ngôn ngữ học) nên cách viết phải giản dị, tuy nhiên vẫn không tránh được một số thuật ngữ chuyên môn. Sau đây là những nôi dung được tổng hợp:
1 Vài nét về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ được hình thành trong khuynh hướng chung của các giáo sĩ Tây Phương muốn Latin hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ. Quá trình xây dựng chữ Quốc ngữ là một quá trình lâu dài, với sự góp sức của nhiều người, trong đó có người Việt Nam.
Các tài liệu cho thấy vào thế kỉ 17, chữ Quốc ngữ đã có một diện mạo khá ổn định, gắn với việc xuất bản cuốn Từ điển Việt – Bồ Đào Nha – Latin (Dictionarium Annamaticum Lusitinum et Latinum) của linh mục Alexandre de Rhodes tại Roma, năm 1651.
Có thể nói, thế kỷ 17 với sự ra đời của Từ điển Việt – Bồ Đào Nha – Latin (Dictionarium Annamaticum Lusitinum et Latinum) của Alexandre de Rhodes đã đánh dấu diện mạo hiện đại của chữ Quốc ngữ. Thế kỷ 18, 19, chữ Quốc ngữ tiếp tục hoàn thiện và có hình thức như ngày nay.
Chữ Quốc ngữ là loại chữ ghi âm tương đối khoa học. Tuy nhiên nó vẫn có nhiều điểm không hoàn hảo như tất cả bộ chữ ghi âm khác. Ở diện mạo hiện nay, chữ Quốc ngữ vẫn tồn tại một số nhược điểm sau đây:
– Cùng một âm nhưng được ghi bằng những con chữ khác nhau. Ví dụ, 3 chữ cái “c”, “k” và “q” đều được dùng để ghi âm /k/, chữ “y” và “i” đều được dùng để ghi âm /i/;
– Âm đệm có lúc ghi là “u”, có lúc ghi là “o”;
– Các nguyên âm đôi có cách ghi lưỡng khả, phụ thuộc vào vị trí của nguyên âm đôi trong âm tiết, ví dụ: iê/yê/ia/ya, ươ/ưa, uô/ua;
– Vị trí đánh dấu thanh không theo nguyên tắc nhất quán: lúc thì đánh vào âm chính, lúc thì đánh ở giữa âm tiết cho cân đối.