Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Nhân ngày tết nguyên tiêu mới kể LÝ LONG TƯỜNG - VỊ BẠCH MÃ HOÀNG TỬ ĐÁNH BẠI QUÂN MÔNG CỔ TRÊN XỨ CAO LY

 Minh Bảo




 

Lịch sử hay nhắc đến nhà Trần với 3 lần thắng quân Mông Cổ như một thần tích. Nhưng ít ai biết là trên xứ Cao Ly xa xôi, một dũng tướng Đại Việt cũng đường hoàng đánh bại quân Nguyên Mông đến 2 lần. Đó chính là hoàng tử Lý Long Tường.

Hàn Quốc hay Cao Ly ngày xưa là một xứ sở xinh đẹp và có nền văn hóa lịch sử rất đáng ngưỡng mộ. Trong thời đại ngày nay, họ đã thành công khi phần nào khôi phục văn hóa cổ và định hình văn hóa hiện đại, đồng thời còn xuất khẩu văn hóa “Made in Korea” ra khắp thế giới.

Những chàng trai cô gái Hàn Quốc xinh tươi trong các series phim truyền hình trở nên vô cùng nổi tiếng và hút khán giả, đặc biệt ở Việt Nam.

Nhân ngày tết nguyên tiêu Tân Sửu, xin gửi đến các bạn câu chuyện độc đáo về “Bạch mã Hoàng tử” thật sự ở Cao Ly nhưng lại đến từ Việt Nam khoảng… 800 năm trước.

Chúng tôi đang kể về Hoàng tử Lý Long Tường (李龍祥, Hàn ngữ: 이용상/ Yi Yong-sang). Ông là hoàng tử triều Lý nước Đại Việt, sau trở thành Hoa Sơn Tướng quân (Hwasan Sanggun) nước Cao Ly và là ông tổ của dòng họ Lý Hoa Sơn (Hoa Sơn Lý thị) ngày nay tại Hàn Quốc.

Từ Đại Đô Đốc Hải Quân đến người tỵ nạn xứ Cao Ly

Lý Long Tường sinh năm 1174 (Giáp Ngọ), là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138-1175) và Hiền phi Lê Mỹ Nga. Ông được ban chức Thái sư Thượng trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Thượng thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc hải quân, tước Kiến Bình vương. Ông là em trai vua Lý Cao Tông và là chú của Lý Huệ Tông.

Với tư cách là con vua Anh Tông, em trai vua Cao Tông, chú vua Huệ Tông nên có thể nói Lý Long Tường là một trong những hoàng thất quan trọng có vai vế vào hàng cao nhất của nhà Lý. Ông lại nắm trong tay lực lượng trên biển hùng mạnh nhất trong khu vực thời bấy giờ, đó là hạm đội hải quân nhà Lý (trú đóng tại Đồ Sơn).

Nhưng cuộc đời vốn không như là mơ, một vị hoàng thất tôn quý quyền uy như vậy cũng không thoát khỏi số phận trầm luân trong thời khắc biến động của lịch sử. Năm 1225, Trần Thủ Độ lật đổ nhà Lý bằng cách đưa cháu là Trần Cảnh vào hầu Lý Chiêu Hoàng, dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để lập ra nhà Trần. Sau đó Trần Thủ Độ tiến hành tàn sát con cháu nhà Lý, buộc con cháu nhà Lý đổi qua họ Nguyễn, đày con cháu nhà Lý đi lên vùng núi non hiểm trở phía bắc.

Năm 1226 (tức niên hiệu Kiến Trung thứ hai đời vua Thái Tông nhà Trần), để bảo toàn tính mạng và lo việc thờ cúng tổ tiên, Lý Long Tường đã bí mật về Kinh Bắc, vái lạy tạ biệt lăng miếu Đình Bảng, tới Thái miếu thu gom các bài vị, các đồ tế khí, rồi trở lại Đồ Sơn cùng sáu ngàn gia thuộc qua cửa Thần Phù, Thanh Hóa chạy ra biển Đông trên ba hạm đội. Vậy là hoàng tử nhà Lý đã trở thành một trong những thuyền nhân tỵ nạn đầu tiên của nước ta.

Điềm lành đến từ phương Nam

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Công dân cuối cùng của Liên Xô là ai?



Khi Liên Xô tan rã thành nước Nga và các nước cộng hòa. Có một người Liên Xô không ở trên trái đất, phi công vũ trụ Sergei Krikalev. Nước Nga rơi vào khủng hoảng sau đó, không ai quan tâm đến chuyện trên trời nữa và anh hùng phi công vũ trụ bị rơi vào quên lãng. Chuyện quan trọng của nước Nga những năm 90 là ổ bánh mì chống đói.

Sergei Krikalev cũng trở thành phi hành gia bất đắc dĩ lập kỷ lục thế giới về thời gian dài nhất trên vũ trụ và vật thí nghiệm bất đắc dĩ về khả năng con người sống sót trong không gian. Các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học cho rằng cơ thể con người ở trên vũ trụ khoảng 3 tháng trở lên sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến xương, cơ và hệ thống miễn dịch vì vậy tối đa chỉ nên ở 6 tháng. Bức xạ vũ trụ sẽ gây ung thư. Ngoài ra, còn hàng tỉ nguy cơ khác mà con người chưa biết đến.

Đến ngày anh cần phải bay về trái đất thì anh nhận được thông báo “Cái quốc gia Liên Xô đưa anh vào vũ trụ giờ không còn tồn tại nữa. Chúng tôi không có tiền để đưa anh trở về từ trạm vũ trụ Mir ”.

Có một khoang thoát hiểm tương tự ghế phóng của phi công máy bay. Sergei có thể rời trạm Mir nhưng điều đó cũng là sự kết thúc của trạm vũ trụ. Sergei đã không từ bỏ vị trí của mình mặc dù không còn tổ quốc.

Sergei bắt buộc phải ở lại và gọi trạm vũ trụ là nhà .

Nếu Robinson Crusoe, khi một mình lạc trên hoang đảo, có thể phơi nắng, tắm biển, nằm ngắm trời, ngắm đất, vào rừng hái quả, xuống biển bắt cá cho đỡ buồn thì Sergei Krikalev chỉ có một không gian nhỏ hẹp toàn hợp kim để chui rúc. Nếu không có thần kinh thép chắc chắn điên.

Nước Nga rơi vào khủng hoảng siêu lạm phát ở Nga và bán mọi thứ có thể, các công ty nhà nước bị đem bán cho tư nhân, từ ngân hàng cho đến các công ty dầu khí được đem bán với giá rẻ mạt và trạm không gian vũ trụ Mir cũng không phải nằm ngoài ngoại lệ. Trạm không gian vũ trụ Mir thậm chí còn bị bán tống bán tháo vì sợ Sergei trầm cảm hoặc buồn chán lại nhảy vào khoang thoát hiểm nhấn nút bùm một cái thì xong vì vậy các quan chức muốn bán càng sớm càng tốt khi nó vẫn đang hoạt động. Ai có tiền là mua được. Nhật Bản mua một khoang với giá 12 triệu đô la; nước Áo bé tí thấy cơ hội chỉ cần bỏ ra có mấy triệu đô la cũng trở thành quốc gia vũ trụ xuống 7 triệu mua một khoang. Vấn đề là các nước này mua chỉ để làm thương hiệu. Sergei chỉ được cho bay về nhà khi chính phủ Đức trả 24 triệu đô la và cử phi hành gia vũ trụ lên thay thế cho Sergei.

Sergei Krikalev trở về trái đất vào ngày 25 tháng 3 năm 1992 trong bộ đồ bay của phi công vũ trụ vẫn còn viết ký tự CCCP (USSR) thậm chí khi trồi ra khỏi khoang tiếp đất, ông còn cầm lá cờ Liên Xô vẫy vẫy để cho báo chí chụp ảnh như được huấn luyện về tuyên truyền đúng bài bản dưới thời Liên Xô.

Cơ thể tiều tụy, kiệt sức, mặt tái mét, nhợt nhạt như một bóng ma, cần phải có bốn người đỡ ông xuống đất.

Nơi ông hạ cánh, ngoại ô Arkalyk, đã không còn là lãnh thổ của Liên Xô và là một phần của nước cộng hòa Kazakhstan.

Leningrad quê hương của ông đã trở thành St.Petersburg.

Với mức lương phi công du hành vũ trụ vào loại oách thời Liên Xô là 600 rúp, giờ ông chỉ có thể mua một kg xúc xích.

Cũng may sau đó nhờkiến thức, kinh nghiệm quý báu về vũ trụ của ông là thứ không ai thèm để ý ở Nga nhưng là hàng quý hiếm ở phương Tây, ông đã được tuyển mộ cho tàu con thoi của NASA và là người đầu tiên ở trạm không gian vũ trụ quốc tế ISS.