Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

ĐÔI LỜI CHÓT MINH OAN CHO SÁCH TIẾNG VIỆT 1- BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

Giang Tử

Cơn bão lũ phản ứng sách Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều vẫn chưa hẳn ngưng trên mạng xã hội, mặc dù những người làm sách đã hứa hẹn sẽ chỉnh sửa lỗi.

Chẳng phải họ thành tâm cầu thị. Ban đầu ông chủ xị ngạo nghễ lên tiếng xỉ mắng người góp ý là “không tử tế”, “cạnh tranh không lành mạnh”. Mấy người biên tập sách thì mắng giới FB là “bất lương”, “xảo trá”… đủ cả.

Chỉ vì ông thủ tướng Phúc đã giận dữ tuyên bố gay gắt về bộ sách này, nghe nói Quốc hội cũng chuẩn bị đưa chủ đề vào kỳ họp.

Chỗ rách sẽ càng rách to hơn.

“Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ”.

Nhà báo Bạch Hoàn cho biết chị đã mua đủ 5 bộ sách và đọc một mạch.

“Không chỉ bộ Cánh Diều, bốn bộ sách khác của Nhà xuất bản giáo dục (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng độc hại không kém. Sau khi dành hai ngày đọc hết tất cả các sách Tiếng Việt lớp 1, tôi thật sự xót xa và hoảng sợ. Con cháu chúng ta bị nhồi sọ từ những bước đầu đời, bị dạy dỗ những điều sai trái, những tư duy độc hại, phản giáo dục, phản văn minh… Điển hình là Bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” - cũng đang tồn tại vô số lỗi sai và các thông điệp giáo dục độc hại.

Thông điệp giáo dục ẩn sau bài học mà lệch lạc và độc hại thì sẽ đáng sợ hơn nhiều so với câu từ vụng về, bài học nhạt nhẽo. Thế nên, tôi thấy mình có trách nhiệm phải tập trung vào thông điệp giáo dục, thay vì chỉ nhặt sạn câu từ.

Với tôi, thông điệp giáo dục sai là một liều thuốc độc”.

Trong số các ý kiến phản biện, có một ý kiến lãng mạn của nhà giáo TS Giáp Văn Dương. Anh học nước ngoài về (nước Áo), dạy Trường Tiểu học Times School, Hà Nội, không hề biết gì về triết lý giáo dục Việt Nam. Bởi vậy anh khẳng định với vẻ đòi hỏi thúc bách:

“Triết lý giáo dục rất quan trọng, vì nó trả lời thẳng thừng vào câu hỏi: Chúng ta định đào tạo con người nào? Chỉ khi nào có một triết lý giáo dục đúng đắn dẫn dắt, thì các hoạt động giáo dục mới trở nên có ý nghĩa và có tính hướng đích”.

Vô số giáo viên dạy học nhưng rất ít người biết Luật Giáo dục đã qui định Triết lý giáo dục.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

LUẬT TRỜI VÀ LUẬT NGƯỜI

LUẬT TRỜI VÀ LUẬT NGƯỜI

Thái Bá Tân

 

Phật dạy: Nếu không có

Duyên nợ gì với nhau,

Thì làm sao con cái

Và vợ chồng gặp nhau?

Gặp nhau có nguyên cớ.

Chia tay có nhân duyên.

Kiếp này sướng hay khổ

Phụ thuộc vào kiếp tiền.

Đó không phải mê tín,

Mà nhân quả, luân hồi.

Là nghiệp mà sớm muộn

Cũng phải trả mà thôi.

Có thể vợ chồng bạn

Và con cái kiếp này

SÁCH “CÁNH BUỒM” KHÔNG LIÊN QUAN GÌ VỚI SÁCH “CÁNH DIỀU”!

Mạc Văn Trang


 

Chết thật! Có nhiều người nhầm lẫn nguy hiểm, có cô giáo hỏi tôi:

- Sách Cánh Diều cũng là sách Cánh Buồm phải không?

- Không! Không! Không! Nó cũng giống như hàng “Xôi gà Ông Già”; nổi tiếng ởTây Hồ, ít lâu sau thấy xuất hiện bên cạnh một cửa hàng to hơn: “Xôi gà Ông Già xịn” rồi sau đó lại thêm cửa hàng mới hoành tráng: “Xôi gà Ông già Nhà quê”…khiến dân tình không biết đâu mà lần!

Sách CÁNH DIỀU là do GS TS Nguyễn Minh Thuyết Chủ biên, theo Chương

trình quốc gia của Bộ GD& ĐT, vừa xuất bản, đưa vào sử dụng cho lớp Một từ tháng 9/2020 và gây dư luận xôn xao…

Sách CÁNH BUỒM do nhà giáo Phạm Toàn Chủ biên cùng nhóm Cánh Buồm vừa biên soạn vừa dạy cho học sinh (HS) từ năm 2009 đến nay. Sách Cánh Buồm cũng có mấy môn vừa dạy thử nghiệm, vừa biên soạn: Tiếng Việt, Văn, Lối sống, Khoa học, Tiếng Anh...cho HS Tiểu học. Nhưng trong đó môn Tiếng Việt và Văn thành công chắc chắn nhất và đã có sách dạy đến hết lớp 9. Sách Cánh Buồm được làm ra bởi một nhóm thiện nguyện do nhà giáo Phạm Toàn

khởi xướng và lãnh đạo, làm sách phi lợi nhuận, không tốn 01 đồng của nhà nước và đã đưa lên mạng ebooks cho mọi người lấy dùng miễn phí (xem trang “Sách Cánh Buồm https:canhbuom.edu.vn/sachmo/ ). Đến cuối năm 2019 đã được download gần 30 ngàn lần. Nhà giáo Phạm Toàn nói: Cánh Buồm hai tay dâng bộ sách này cho thế hệ trẻ Việt Nam!

1. PHẠM TOÀN LÀ AI?

Phạm Toàn quê tại Đông Anh, Hà Nội, sinh năm 1932 (Nhâm thân); mỗi lần gặp

hai người bạn Nguyên Ngọc, Dương Tường, ông lại đùa: “Ba con khỉ tinh nghịch”. Phạm Toàn qua đời ngày 26 tháng 6 năm 2019. Năm 1946 Phạm Toàn đi bộ đội. Cuối năm 1951 ông được đi học sư phạm cao đẳng. Sau đó ông vừa dạy học vừa viết văn với bút danh Châu Diên. Phạm Toàn là nhà văn. Ông viết Truyện ngắn, Thơ, Tiểu thuyết… không nhiều lắm, nhưng bạn bè khen văn ông hay và cá tính… Phạm Toàn là dịch giả. Những năm khốn khó, ông sống nhờ vào dịch thuật. Ông dịch khoảng chục sách văn học Pháp; dịch nhiều tài liệu lý luận, Triết học cho Viện Khoa học Xã hội; ông dịch tiếng Anh cũng nhiều, tiêu biểu là 2 cuốn “Nền Dân trị Mỹ” của tác giả Alexis De Tocqueville và “Cơ cấu Trí khôn” của Howard Garner, đều do NXB Tri thức, ấn hành…

Phạm Toàn là nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục. Phạm Toàn nhiều năm dạy HS miền núi. Ông vừa dạy vừa nghiên cứu xây dựng nên Chương trình và viết sách cho HS. Sách của Phạm Toàn dạy cho HS dân tộc vùng núi đã được Giải thưởng UNESCO (1984). Cả đời Phạm Toàn vừa dạy học, vừa viết văn, vừa dịch sách, vừa nghiên cứu Văn học, Nghệ thuật, Tâm lý học, Giáo dục học… Bằng con đường TỰ HỌC phi thường, Phạm Toàn thông thạo mấy ngoại ngữ, có vốn kiến thức sâu rộng nhiều lĩnh vực, nhất là về Khoa học giáo dục. Ông làm việc gần 20 năm tại Cơ sở Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại, nhưng ông muốn nghiên cứu những gì sâu, rộng hơn. Vì vậy ông viết “Hợp lưu các dòng Tâm lý học giáo dục” (NXB Tri Thức, Hà Nội, 2008)...

Dẫu say mê với chuyên môn, Phạm Toàn luôn đau đáu trách nhiệm xã hội, ông cùng GS Nguyễn Huệ Chi và GS Nguyễn Thế Hùng lập ra trang web Bauxite VN nổi tiếng với những phản biện mạnh mẽ...

Có lần hội thảo về sách Cánh Buồm, GS Hồ Ngọc Đại nói (đại ý): Tầng lớp trí

thức trong xã hội là một thực thể có tầng có lớp. Lớp trên cùng gọi là thiên tài, số cá thể đủ đếm trên đầu ngón tay: Nguyễn Du, Mozart, Einstein… Kế theo là tầng lớp người có ý tưởng, đông lắm nhưng các cá thể có thể gọi theo tên riêng cộc lốc, ví dụ Phạm Toàn. Dưới cùng gọi là lớp học trò, đông không đếm xuể, nên tên gọi cá thể bao giờ cũng phải kèm theo hư danh, chức tước, bằng cấp,... ví dụ, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Hồ Ngọc Đại! (Một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, tr.184) Còn Phạm Toàn nói, anh Đại là Thầy của tôi!

2. LÀM SÁCH CÁNH BUỒM LÀM GÌ?