Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Nếu dân ta đến nay vẫn dùng chữ Hán hay chữ Nôm ?

(Chu Mộng Long)
Một số người có chút trình độ Hán học cho đến nay vẫn nuối tiếc chữ Hán hay chữ Nôm. Rằng chữ Hán hay chữ Nôm là loại chữ tượng hình, vừa trực quan vừa thâm sâu. Đó là cái lý luận kiểu Nguyễn Đắc Xuân ở phần hậu thư phản đối đặt tên đường mang danh Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina:
“Từ chữ Hán, chúng ta đã sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: “Thị tại môn huyền náo/Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn chữ quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán – Nôm trước đây. Chữ quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác tác phẩm này. Mặt khác, chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện để truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu, không nên có suy nghĩ “nhờ vào chữ quốc ngữ (Latinh hoá) mà tiến bộ, văn minh”. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… không sử dụng chữ La tinh hóa, vẫn giữ ngôn ngữ từ trước đến nay, nhưng họ vẫn văn minh vẫn tiến bộ vượt bậc, chứ đâu phải chữ quốc ngữ La tinh hóa làm cho dân tộc văn minh hơn. Lào, Căm-pu-chia, Miến Điện, Thái Lan cũng thế.”
Trong đoạn trích trên, có ít nhất 3 cái sai mà thường kẻ ít học muốn nói cứ nói và người nghe cứ nghe chứ không biết sai chỗ nào:
Một là, câu “Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn” gốc Nguyễn Công Trứ giải nghĩa lối chiết tự. Đúng ra là Thị tại môn tiền náo, Nguyệt lai môn hạ nhàn ( , ).Ông Xuân yêu chữ Hán nhưng đọc chữ Tác tạc ra chữ Tộ mới khổ. Tiền chứ Huyền thì có nghĩa gì? Giảng cho ông nghe nè. Nếu đặt chữ Thị 巿 (chợ) vào trong chữ Môn sẽ thành chữ Náo , tức ồn ào. Nếu lấy chữ Nguyệt (trăng), đặt dưới chữ Môn thành ra chữ Nhàn , tức nhàn hạ, an nhiên. Đó là tư duy rặt Hán, sao lại gọi là “mang đậm hồn dân tộc Việt”, trừ phi người Việt tự nhận mình gốc Hán?
Hai là, chữ quốc ngữ là loại chữ chỉ mượn ký tự Latin ghi âm tiếng nói của dân tộc Việt, tức tiếng ta được lưu giữ đúng hồn cốt của nó, sao lại nói “làm mất cả hồn dân tộc”? Truyện Kiều cụ Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm, dù là loại chữ cải biến từ ký tự Hán nhưng vẫn là ghi âm tiếng Việt, cho nên, việc thay chữ Nôm thành ký tự Latin, âm và nghĩa vẫn không thay đổi, sao lại bảo là “dịch truyện Kiều ra chữ quốc ngữ”? Ông Xuân hiểu dùng ký tự Latin thay cho chữ Nôm là dịch ra một thứ tiếng khác? Hóa ra ông chẳng hiểu biết về chữ Nôm lẫn chữ Latin mà chỉ hóng hớt rồi nói càn. Đến nước này mà người ta gọi ông là nhà sử học thì sử ta không thành thứ phản văn hóa mới là chuyện lạ.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

TÔI VIẾT, LÀ VÌ CÁI GÌ?

GS. Mạc Văn Trang
Hôm nọ cô Em của mình bảo: Anh ơi, anh già rồi, đừng viết lách làm gì nữa. Các cháu bảo, thấy bọn nó chửi bác trên mạng mà xót xa lắm… Xã hội thì đầy chuyện xấu xa, đầy bọn tham nhũng… Cứ để kệ các phe nhóm tranh quyền, đoạt lợi đấu đá với nhau, Bác dính vào làm gì cho cực thân. Bác ngoài 80 tuổi rồi, còn ham hố gì nữa đâu mà đấu tranh?
Thực ra chuyện này nhiều người thân, bạn bè cũng đã nói nhiều, cả các Dư luận viên nữa. DLV không chỉ chửi bới đâu; họ cũng “tâm lý” lắm, nỉ non, tỉa tót vào từng khía cạnh một… Chỉ có điều họ toàn SUY BỤNG TA RA BỤNG NGƯỜI, nhiều khi nghe mắc cười… Xưa nay thì mình phớt lờ hết. Nhưng tấm lòng lo lắng của cô Em làm mình phải suy nghĩ và muốn giãi bầy đôi điều.
1. Nghe nói đến “ĐẤU TRANH” hay “Tranh đấu” dân mình rất sợ, nghĩ ngay đến bạo lực, đấu đá, đàn áp, đầu rơi, máu chảy… Thực ra nghĩa của từ đấu tranh rất rộng. K. Marx trả lời con gái “Hạnh phúc là đấu tranh” mang một hàm ý rất sâu xa. Đấu tranh là phấn đấu để bớt đi những cái bất công, vô lý, xấu xa… để cho cuộc sống Công bằng, Hợp lý, Tốt đẹp hơn… Góp phần làm được như vậy quả là vui sướng, Hạnh phúc.
Đấu tranh không chỉ nhằm vào thay đổi các đối tượng bên ngoài, mà làm thay đổi chính mình mới khó. Tâm lý học, coi việc đấu tranh với bản thân để tự thay đổi mình là cuộc đấu tranh khó khăn nhất. Ta hãy xem những người quyết tâm CAI NGHIỆN (Thuốc lá, Ma túy, Rượu, Cờ bạc…) phải dằn vặt, khó khăn, cực khổ nhường nào? Nhưng Cai nghiện được rồi, đấu tranh để không tái nghiện lại càng khó khăn hơn.
Trong đấu tranh với bản thân thì “Đấu tranh động cơ” là khó khăn nhất, hao tổn sức lực thần kinh và tâm lý nhiều nhất. Hãy hình dung một người phải lựa chọn giữa hành động tội ác và từ chối không làm, dẫu mình có chịu hiểm nguy, sẽ căng thẳng nhường nào? Hay những người đấu tranh: Nhảy lầu tự tử hay không tự tử, thật kinh khủng!

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

CHUYỆN VUI - LỢI BẤT CẬP HẠI

Chu Mộng Long

Ông bạn vong niên, huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, đã nghỉ hưu, vừa gọi điện trao đổi với tôi về điều luật đưa "thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng vào diện bí mật quốc gia" mà Quốc hội đang bàn luận. Ông hỏi rất chân thật:

- Theo ông thì nên ủng hộ hay không?

Tôi trả lời cũng rất chân thật:

- Nếu Quốc hội thông qua thì tôi phải ủng hộ, vì Quốc hội là đại biểu của tôi. Nếu không ủng hộ thì tôi đã không đi bầu. Vả lại, hàng năm tự kiểm điểm, tôi đều hứa chấp hành tuyệt đối chủ trương, đường lối...

Ông bạn có vẻ bực dọc, mắng thẳng thừng:

- Thế mày là con cừu à? Mày có thấy lợi bất cập hại không?

Tôi thẳng thắn:

- Không có gì mà không có hai mặt của nó. Nếu lợi lớn hơn hại thì nên làm. Chẳng hạn, vì đại cục, cấm tiết lộ tàu Trung Cộng gây hấn Biển Đông mà chỉ gọi là "tàu lạ" thì cũng nên làm.

Ông ta văng tục:

- Lợi đéo gì trong chuyện cấm tiết lộ thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo, mày nói tao xem?

Tôi trả lời: