Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

VƯỜN RAU LỘC HƯNG: QUẢ BOM NỔ CHẬM DO CHÍNH QUYỀN TẠO RA!


  -Nguyễn Đăng Quang-
Tôi không nén được phẫn uất khi nhìn thấy nhà cửa, nơi ở, đồ đạc và tài sản của người dân Khu vườn rau Lộc Hưng (quận Tân Bình, Tp.HCM) bị chính quyền điều xe ủi đến phá sập và san bằng,  người dân nơi đây phải màn trời chiếu đất, giống hệt cảnh đổ nát điêu tàn sau chiến dịch B.52 Mỹ ném bom rải thảm phố Khâm Thiên (quận Đống Đa, Hà Nội) dịp lễ Noel năm nào!
Tôi quặn đau và xót xa nhìn người phụ nữ Lộc Hưng liều chết nằm chắn ngang đầu xe ủi, lấy thân mình cản xích xe, không cho chúng tiến vào ủi sập nhà cửa, phá tan nơi ở và tổ ấm của họ!
Tôi uất ức và hờn oán khi nhìn thấy cảnh tượng bàn thờ tổ tiên, tượng đức Chúa Giê-su, giường tủ, đồ đạc và đồ chơi con trẻ rơi vung vãi, ngổn ngang khắp mặt đất!

                                                          (Nguồn: Ảnh Internet)
Những cảnh tượng nói trên không thể xảy ra ở một một quốc gia dân chủ, pháp quyền, thượng tôn pháp luật! Nó càng không thể xảy ra trong một chính thể xã hội do dân, vì dân và của dân!
Một câu hỏi lớn cần đặt ra: Tại sao nó lại diễn ra ở Tp. HCM, thành phố lớn nhất nước, là trung tâm và đầu tầu kinh tế của cả nước, vào giữa thời điểm các sai phạm tày đình của chính quyền Tp.HCM bị phơi bày và đổ bể trong vụ Thủ Thiêm? Và đặc biệt nó lại diễn ra gấp gáp khi chỉ còn mấy tuần lễ nữa là đến Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, như một trận đánh úp vậy?
Đây rõ ràng không phải là thiên tai hay địch họa! Song rất khó hiểu, đây lại là tai họa và tội ác do chính con người gây ra giữa thời đại văn minh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0! Hơn nữa, nhân tai này lại xẩy ra khi toàn dân từ Bắc đến Nam đang được kêu gọi góp sức xây dựng Nhà nước và Chính phủ kiến tạo! Đây còn là đòn giáng mạnh không chỉ vào chính sách tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc, mà còn giáng vào chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ra sức cổ súy và tuyên truyền suốt trên nửa thế kỷ qua!
                                                                        

                                                                (Nguồn: Ảnh Internet)

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

VĂN TẾ 74 TỬ SĨ TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA NGÀY 17 – 19.01.1974


Tác giả: Nguyễn Phúc Vĩnh Ba


Hỡi ơi!

Nhẹ tựa lông hồng,
Nặng tày non Thái.
Những cái chết đã đi vào quốc sử, con cháu nghe mà xót dạ bàng hoàng,
Bao con người vì gánh vác giang sơn, cây cỏ thấy cũng chạnh lòng tê tái.
Anh linh kia hoài phảng phất thiên phương,
Chính khí đó sẽ trường tồn vạn tải.
Mới hay,
Giòng giống Việt luôn còn nòi nghĩa dũng, thịt tan xương nát sá chi,
Trời đất Nam đâu thiếu bậc anh hùng, máu đổ thây rơi nào ngại.
Kính các anh vị quốc thân vong
Bày một lễ thâm tình cung bái.
Nhớ các anh xưa,
Tuổi trẻ thanh xuân,
Khí hùng chí đại.
Thời binh hỏa đâu màng gì nhung gấm, chọn tri âm tri kỷ chốn sa trường,
Thuở can qua há tiếc chút bình an, nguyền báo quốc báo dân nơi hiểm ải.
Một tấc đất vẫn là cương thổ, ông cha xưa bao đời gầy dựng, sao cam lòng để vuột mất đi.
Dăm hòn đảo ấy vốn bản hương, anh em nay mấy độ canh cày, quyết tận sức ra gìn giữ mãi.
Từ Chúa Nguyễn sách văn[1] chép rõ, nhân dân Nam từng khai thác làm ăn,
Đến Pháp Thanh công ước[2] còn ghi, chủ quyền Việt chẳng luận bàn tranh cãi.
San Francisco hội nghị[3], mừng biết bao, thấy thế giới đồng lòng,
Việt Nam Quốc gia chính quyền[4], vui xiết kể, đón sơn hà trở lại.
Thế nên,

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

Nói về Tết truyền thống và ăn Tết ngày nào cho đúng ?


        GS Võ Tòng Xuân nói nên từ bỏ Tết Âm Lịch, và chuyển về ăn Tết Dương Lịch tôi thấy đúng. Bài viết của GS khá bị nhiều người ném đá, vì họ cho rằng Tết Âm Lịch là Tết Cổ Truyền..??
     Nhưng họ đâu có biết Tết Âm Lịch chính là Tết của Trung Quốc, được bắt nguồn từ Hán Vũ Đế kẻ đã xâm lược rồi đô hộ nước ta 1.000 năm.
      Như trước tôi có nói về Tết Cổ Truyền của chúng ta, đấy chính là Tết Bách Chưng- Tết Lang Liêu. Nhưng do Hán Vũ Đế đô hộ đã ép DÂn Việt ta, phải bỏ Tết Cổ Truyền để ăn theo Tết Tàu Âm Lịch....
     Mời xem bài viết của Chí Khiếu dưới đây :
Mấy ngày nay nhiều người lại khui cái vụ ăn tết dương lịch với âm lịch ra bàn cãi như lệ thường mỗi năm. Dương lịch thì dựa vào vị trí của Trái Đất đối với Mặt Trời còn âm lịch thì dựa vào vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất, cái này ai cũng biết, nhưng ít người biết dương lịch và âm lịch liên hệ với nhau thế nào. Trong âm lịch, tháng là thời gian từ một ngày không trăng (ngày sóc) tới trước ngày không trăng kế tiếp, còn năm thì có hai khái niệm:
- năm Mặt Trời, gọi là "tuế", là thời gian từ ngày đông chí (winter solstice-ngày mà ánh nắng giữa trưa xiên nhất trong năm ở bán cầu bắc, thường là ngày 21 hay 22 tháng 12 dương lịch) tới trước ngày đông chí kế tiếp, hay nói đơn giản là thời gian Trái đất quay quanh mặt trời đúng một vòng, một "tuế" luôn dài 365 ngày 5 giờ 48 phút 45,51 giây,
- năm Mặt Trăng, gọi là "niên", là thời gian từ đầu tháng âm lịch chứa ngày đông chí (tháng Tý) tới trước ngày đầu tháng chứa ngày đông chí kế tiếp, một "niên" có thể có từ 12 đến 13 tháng âm lịch, tức là từ 353 tới 383 ngày.
Liên hệ giữa âm và dương lịch như vậy là: tháng âm lịch chứa ngày đông chí luôn luôn là tháng Tý hay còn gọi là tháng mười một. Tại sao như vậy? Vì ngày đông chí là ngày khí dương yếu nhất trong năm, sau ngày này khí dương mạnh dần lên, cho nên tháng chứa ngày đông chí là tháng "chí âm sinh dương", thời gian luôn luôn được xem như bắt đầu một chu kỳ. Cũng như một ngày thì bắt đầu bằng giờ Tý là khoảng thời gian giữa đêm, chí âm sinh dương, tháng chứa ngày đông chí cũng là tháng được người xưa chọn làm tháng đầu năm, tên là Tý, con giáp đầu tiên. Vì thế, trong tiếng Việt xưa, tháng Tý được gọi là "tháng một", ngày nay một số người Việt vẫn gọi như thế. Theo lệ xưa, cứ qua tháng Tý thì mỗi người được tính thêm một tuổi chứ không phải qua sinh nhật, bởi vì qua tháng Tý thì thêm một "tuế", mà chữ "tuế" người Tàu đọc là "suẩy" còn ta thì đọc trại thành "tuổi".

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

BỘ CHÍNH TRỊ


Thông tin, "Bộ chính trị (BCT) đồng ý tăng vốn cho hai tuyến metro" của Sài Gòn bị gỡ ngay sau khi mạng xã hội cho rằng, quyết định đó phải thuộc quyền Quốc hội. "Gỡ" không phải là cách làm minh bạch nhưng xét ở góc độ lắng nghe thì đấy là một cách làm có "chính trị".
"Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện (làm thay)” là một tiến trình chuyển đổi rất khó khăn. Trước đây, những quyết định làm đảo lộn vận mệnh quốc gia như "thống nhất bằng con đường bạo lực"(Nghị quyết 15); đưa quân sang Campuchia... đều là của đảng. Thậm chí có những quyết định đặt hàng vạn con người vào bi kịch như "Phương án II", Z30... còn được đưa ra chỉ bởi một vài người chứ không phải là "nghị quyết".
Sau "đổi mới 1986", các quyết định liên quan đến chính sách quan trọng nhất vẫn bắt đầu từ đảng. "Khoán 10" theo Nghị quyết 10 của BCT (5-4-1988) - cho tư nhân và hộ gia đình "nhận khoán ruộng và rừng" - là một ví dụ. Bước cải cách quan trọng nhất chỉ đến sau Hiến pháp 1992.
Sau Hiến pháp 1992, cho dù các quyết định sống còn nhất vẫn được đưa ra từ Đảng nhưng chúng thường chỉ ảnh hưởng tới dân sau khi đã được "nhà nước thể chế hoá". Tuy vậy, "Ước mơ" của Chủ tịch QH khoá VIII Lê Quang Đạo - "Đảng lãnh đạo nhân dân cầm quyền chứ không phải thay dân cầm quyền" - vẫn còn trong sách.
Cũng sau Hiến pháp 1992, chưa bao giờ Đảng lại "danh chính ngôn thuận" khẳng định vai trò quyền lực như mấy năm gần đây. Quyết định cho bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nghỉ hưu không phải là một quyết định đăng báo (dù rất hoan nghênh các báo săn được tin này để đăng) mà vẫn được đưa lên báo chí.

ÉO NÓI NHIỀU



Ủng hộ bác thôi éo nói nhiều
Bác này là bác Trọng kính yêu

Giải tán quốc hội và chính phủ
Phê duyệt kiểm soát mọi chi tiêu

Ủng hộ bác thôi éo nói nhiều
Bác là tổng tịch rất lắm mưu
Thâu tóm giang sơn về một mối
Ngân, Phúc phen này sẽ tiêu diêu

Ủng hộ bác thôi éo nói nhiều
Bắc Kỳ “ný nuận” thật cao siêu
Tóm thâu quyền lực về tay bác
Củi nào khác phái có lò thiêu
*

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

THƯ GỬI NGÀI TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC




Thư gửi Ngài António Guiterres 
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

Hà Nội, ngày 1 tháng 1 năm 2019

Kính gửi Ngài António Guiterres
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
405 East 42nd Street
New York, NY 10017
 Thưa Ngài,
 Nhân kỷ niệm 100 năm bản Yêu sách của người dân Annam (tháng 6/1919) – tài liệu được soạn bởi một nhóm người Việt Nam yêu nước, ký tên Nguyễn Ái Quấc và gửi tới Hội nghị Versailles của những nước thắng trận trong Thế chiến Thứ Nhất, họp ở Paris nước Pháp – chúng tôi chân thành đề nghị Ngài giúp cho Yêu sách 2019 đính kèm của chúng tôi được sự chú ý của các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
 Thưa Ngài,
 Ngài có thể hỏi vì sao người Việt Nam, sau khi đã giành được độc lập và thống nhất hoàn toàn vào năm 1975, giờ đây lại yêu cầu thế giới biết đến kiến nghị và khát vọng từ 100 năm trước của mình? Một kiến nghị có thể bị lu mờ vì Bản Yêu sách chưa bao giờ có cơ may được đưa đến tay Tổng thống Woodrow Wilson.

Câu trả lời là Bản Yêu sách 8 điểm chưa bao giờ được thực thi dưới chế độ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với danh nghĩa độc lập và thống nhất, một chế độ tìm cách dập tắt tiếng nói của mọi người bất đồng, nhiều người trong số đó đã bị biến thành tù nhân lương tâm. Vì thế, chúng tôi đề nghị Ngài hướng dẫn và giúp đỡ công bố rộng rãi bản Yêu sách này – tiếng kêu xé lòng của người dân Việt Nam. (Cho đến hôm nay, ngày 1 tháng 1 năm 2019, bản Yêu sách đã được 22 tổ chức và hơn 1600 cá nhân ký tên hưởng ứng).
 Trong khi trông đợi vào hảo tâm và sự đáp ứng công chính của Ngài, chúng tôi xin Ngài nhận ở đây lòng biết ơn và cảm kích sâu xa, chân thành nhất.
 Kính thư,
Nguyễn Quang A
 Thay mặt một số tổ chức và cá nhân đại diện cho những người khởi xướng và hưởng ứng bản Yêu sách:
1. TS Tin học Nguyễn Quang A, nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, đại diện Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam
 2. Nhà văn Nguyên Ngọc, đại diện Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam
 3. Nhà báo Phạm Chí Dũng, đại diện Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam
 4. GS Phạm Xuân Yêm, đại diện Nhóm Bauxite Việt Nam
 5. Nhà hoạt động xã hội Lê Thân, đại diện Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng Việt Nam 
 6. Luật sư Nguyễn Văn Đài, đại diện Hội Anh Em Dân Chủ
 7. Thạc sỹ Vũ Quốc Ngữ, đại diện Nhóm Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders)
 8. Nhà văn Võ Văn Ái, đại diện Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam 
 9. Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Khắc Mai, Việt Nam
 10. TS Kinh tế Nguyễn Kiều Dung, Việt Nam
 11. Nhà thơ Hoàng Hưng, Việt Nam
 12. GS Nguyễn Huệ Chi, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Việt Nam
 13. Nhà báo Võ Văn Tạo, Việt Nam
 14. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, đồng Chủ tịch Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam
 15. Luật gia Lê Công Định, Việt Nam
 16. Nhạc sĩ Tuấn Khanh, Việt Nam
 17. TS Luật Cù Huy Hà Vũ, lưu trú tại Hoa Kỳ
 18. GS Lê Xuân Khoa, nguyên GS thỉnh giảng Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ
 19. Thái Văn Cầu, Chuyên gia khoa học không gian, Hoa Kỳ
 20. GS Ngô Vĩnh Long, Đại học bang Maine, Hoa Kỳ
 21. TS Kinh tế Phạm Đỗ Chí, Florida, Hoa Kỳ
 22. TS Kinh tế Đinh Xuân Quân, California, USA
 23. TS Đỗ Đăng Giu, Giám đốc nghiên cứu CNRS, CH Pháp
 24. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo, Pháp
 25. Hà Dương Tường, Nhà giáo về hưu, Pháp
 26. Nhà văn Vũ Thư Hiên, Pháp
 27. Dr. Trương Thanh-Đạm (hưu trí), International Institute of Social Studies, Erasmus University, Rotterdam, Netherlands 
 28. GS Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège, Bỉ
 29. TS Toán Nguyễn Sĩ Phương, CHLB Đức
 30. TS Y khoa Nguyễn Đình Nguyên, Australia