Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

Israel và Palestin là cái gì?

 




Israel là quốc gia của người Do Thái, giống như nước Campuchia của người Khmer í mà. Người Do Thái đã sống ở đây từ hơn 3.000 năm trước cơ. Đầu TK7 người Ả Rập đến chiếm đóng, từ đó người Do Thái gọi họ là Palestine. Dần dà, Palestine trở thành tên của vùng đất này. Xung đột tôn giáo dữ dằn khiến người Do Thái bỏ béng quê cha đất tổ, lưu vong tung tóe khắp nơi, nhiều nhất là châu Âu. Cuối TK19 phong trào phục quốc ra đời, người Do Thái lần lượt trở về Palestine mua đất, lập các khu định cư. Sau Thế chiến 2, nhờ sự vận động tích cực và tiền bạc dồi dào của các đại gia Do Thái, năm 1947 Liên Hợp Quốc (LHQ) xẻo 1 nửa lãnh thổ Palestine cho người Do Thái, riêng TP Jerusalem thì do LHQ quản lý. Dân Palestine phẫn nộ vì đây đã là quê cha đất tổ của họ từ 1.400 năm cơ mà. Năm 1948 nước Israel “tuyên ngôn độc lập”, 30 phút sau Mỹ tuyên bố công nhận, hôm sau liên minh Ai Cập, Jordan, Syria, Iraq và Li Băng xúm vào uýnh. Người Do Thái luống cuống tự vệ rồi mãnh liệt phản công, đánh bật hết người Palestine ra khỏi vùng đất mà LHQ giành cho họ. Từ đó dân Palestine cắm lều lưu vong vất vưởng ở các nước xung quanh. Năm 1967 Liên Xô xúi liên minh Ả Rập phục thù. Sau 6 ngày giao tranh, Israel thắng, chiếm thêm mấy vùng đất rộng lớn của các nước láng giềng và lấy luôn Jerusalem làm thủ đô. LHQ hỡi ôi nhưng ứ làm gì được. Năm 1973 Liên Xô lại xúi Ai Cập và cộng đồng Ả Rập uýnh. Sau 20 ngày, Israel lại thắng, chiếm thêm nhiều vùng đất nữa.

Jerusalem là cái gì mà LHQ phải quản lý?

Tại ông Thượng Đế oái oăm chọn chỗ này làm đất thánh cho cả 3 tôn giáo khủng: Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Đúng vậy (Amen!), TP Jerusalem chứa chấp cả 3 thánh địa linh thiêng nhất quả đất: Đền thờ Mount của Do Thái giáo, Nhà thờ Mộ Thánh Chúa của Kitô giáo và Nhà thờ Al-Aqsa của Hồi giáo. Do Thái giáo ra đời tại đây vào cỡ năm 1.500 TCN, coi đền thờ Mount là nơi linh thiêng nhất, nay còn 1 đoạn tường gọi là Bức tường Than thở. Mãi 2.000 năm sau, tức là giữa TK1 những người ly khai Do Thái giáo lập ra Ki-tô giáo, coi nhà thờ Mộ Thánh Chúa, nơi chôn thi hài Chúa Jesus là nơi linh thiêng nhất. Hồi giáo xuất hiện đầu TK7, coi nhà thờ Al-Aqsa là thánh địa linh thiêng, vì nhà tiên tri Muhammad bước lên mái vòm, nhún 1 phát bay lên thiên đường. Ba thánh địa này chen chúc trong 1 diện tích chật chội, khiến không khí nơi đây đặc sánh mùi tôn giáo, hễ 1 tí là tranh chấp và uýnh nhau chí mạng.

Năm 1948 LHQ chia đôi TP Jerusalem: Jordan kiểm soát vùng phía Đông, Israel kiểm soát phần phía Tây. Nghiệt 1 nỗi, thành cổ Jerusalem và cả 3 thánh địa linh thiêng đều nằm ở Đông Jerusalem. Năm 1967 Israel chiếm được Đông Jerusalem, từ đó kiểm soát toàn bộ TP này. Tuy nhiên, người Palestine vẫn là đại đa số ở Đông Jerusalem và luôn coi nơi đây là thủ đô của Nhà nước Palestine trong tương lai.

Hamas là cái gì?

Là viết tắt của Phong trào kháng chiến Hồi giáo của người Palestine, ra đời năm 1987 với mục tiêu đấu tranh vũ trang nhằm giành lại vùng đất mà LHQ đã chia cho năm 1947.

Sao bi chừ uýnh nhau?

Gần đây, người Palestine điên tiết vì khi lễ Ramadan bắt đầu thì chính quyền Israel ra lệnh đóng cửa 1 quảng trưởng nổi tiếng của Hồi giáo, đồng thời trục xuất 7 gia đình Palestine ra khỏi Đông Jerusalem. Mức độ nhạy cảm ở TP này còn vì 2 sự kiện đó trúng vào Đêm Quyền lực của người Hồi giáo 8-5 và Ngày Jerusalem của người Israel 9-5. Thế mới sinh chuyện.

 

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

NHỮNG KỈ LỤC “VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU” CỦA VUA CHÚA PHONG KIẾN VIỆT NAM

 


Không tính thời Hùng Vương huyền sử, trải qua hàng nghìn năm, các triều đại phong kiến Việt đã xác lập những kỷ lục "vô tiền khoáng hậu" liên quan đến ngôi thiên tử.

1. Ở ngôi lâu nhất: Lý Nhân Tông: 56 năm (1072 - 1127), Lê Hiển Tông: 47 năm (1740 - 1786), Lê Thánh Tông Tư Thành: 37 năm (1460 - 1496);

2. Ở ngôi ngắn nhất: Tiền Lê Trung Tông Long Việt: 3 ngày (1006), Dục Đức (Nguyễn Cung Tông): 3 ngày (1883).

3. Lên ngôi trẻ nhất: Lê Nhân Tông lúc 1 tuổi (1442); Mạc Mậu Hợp lúc 2 tuổi (1562); Lý Cao Tông lúc 3 tuổi; Lý Anh Tông cũng 3 tuổi; Lý Chiêu Hoàng lúc 6 tuổi (1224);

4. Lên ngôi già nhất: Trần Nghệ Tông, khi 50 tuổi (1370).

5. Trường thọ nhất: Bảo Đại 85 tuổi (1913-1997), vua Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321 - 1394).

Nếu tính cả các chúa thì chúa Nguyễn Hoàng thọ hơn Bảo Đại: 89 tuổi (1525 - 1613)

6. Yểu mệnh nhất: Lê Gia Tông Duy Khoái 15 tuổi (1661 - 1675); Lê Huyền Tông Duy Vũ 17 tuổi (1654-1671).

Nếu tính cả vua không chính thống thì Lê Quang Trị bị giết khi 7 tuổi (1509-1516).

7. Sống nhiều năm nhất ở nước ngoài trong thời gian làm vua: Bảo Đại.

8. Vua có tôn hiệu dài nhất: Lý Thái Tổ (được truy tôn hiệu dài 52 chữ).

9. Vua có niên hiệu sử dụng lâu nhất: Lê Hiển Tông - niên hiệu Cảnh Hưng trong 47 năm (1740-1786).

10. Nữ vương đầu tiên: Trưng Nữ Vương (Trưng Trắc) vì chỉ xưng vương từ năm 40-43;

11. Nữ hoàng duy nhất: Lý Chiêu Hoàng Phật Kim (1224 - 1225), vợ vua Trần Thái Tông Cảnh (1226 - 1258).

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

Biên niên sử bỏ túi về xung đột Israel – Palestine: Từ góc nhìn công pháp quốc tế

 


Nguyễn Quốc Tấn Trung

Cuộc tranh chấp điển hình nhất, dai dẳng nhất về chủ quyền lãnh thổ

Lịch sử xung đột giữa người Israel và người Palestine có lẽ là một câu chuyện có nhiều góc nhìn phân cực còn hơn cả chiến tranh Việt Nam, theo nhận định riêng của người viết. Cách một người hiểu về xung đột này hoàn toàn lệ thuộc vào việc người đó có cảm tình với người Do Thái hay với thế giới Arab.

Tranh chấp Israel – Palestine được xem là cuộc tranh chấp điển hình nhất, nhưng dai dẳng nhất liên quan đến chủ quyền quốc gia, biên giới, xung đột vũ trang và phi thực dân hóa… trong quan hệ quốc tế. Trong bài viết này, người viết hy vọng cung cấp được một lượng thông tin vừa phải, được trung tính hóa qua lăng kính pháp luật quốc tế, nhằm góp phần giúp các cuộc thảo luận tại Việt Nam về chủ đề này mang tính xây dựng hơn.

Người viết nhận thức được rằng các yếu tố đồng minh và địa chính trị, như việc Israel là bạn “vào sinh ra tử” của Hoa Kỳ tại Trung Đông, và việc Palestine là anh em “giọt máu đào” của cả Liên Hiệp Arab (Arab League) lẫn Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (Islamic Cooperation Organization – ICO) hùng mạnh là lý do quan trọng khiến cho xung đột giữa hai thực thể kéo dài đến tận ngày nay.

Tuy nhiên, chỉ biết cúi đầu chấp nhận trước tư duy “cá lớn nuốt cá bé” chưa bao giờ là cách mà lịch sử, pháp luật và sự tiến bộ của nhân loại chuyển động, tiến hóa. Có hiểu biết và có nhìn nhận sâu sắc về sự kiện này thông qua lăng kính pháp lý mới có thể giúp người Việt Nam nhìn nhận nghiêm túc hơn về công lý quốc tế và một trật tự pháp lý quốc tế bình đẳng.

1. Israel và Palestine có danh nghĩa gì trong pháp luật quốc tế?

Có thể sẽ có học giả mang hai học thuyết là thuyết cấu thành (constitutive theory) và thuyết tuyên bố (declaratory theory) để bàn về tính chính danh và sự tồn tại của một quốc gia.

Thuyết cấu thành cho rằng một thực thể chính trị chỉ có thể được xem là một quốc gia nếu nó được các quốc gia khác công nhận. Tuy nhiên, thuyết này đã quá lỗi thời và thậm chí có tính phản động, vì nó từng tạo ra sân chơi độc quyền giữa các quốc gia tự nhận mình là văn minh. Họ thường xem các quốc gia khác là chưa đủ phát triển để có thể tự quyết định vận mệnh của mình, từ đó tạo nên nền tảng của chủ nghĩa thực dân.

Thuyết tuyên bố lại cho rằng một thực thể chính trị đương nhiên phải được công nhận là một quốc gia nếu nó đã đạt đủ các quy chuẩn khách quan theo pháp luật quốc tế. Đây là học thuyết đã và đang được đại đa số học giả quốc tế ủng hộ.

Vậy tiêu chuẩn khách quan đó là gì?

Có bốn yếu tố cơ bản để đánh giá một thực thể chính trị đã đến ngưỡng quốc gia (state) trong pháp luật quốc tế hay chưa, xuất phát từ Công ước Montevideo (được ký kết và có hiệu lực từ năm 1933 giữa một số quốc gia châu Mỹ). Ngày nay, bốn nguyên tắc Montevideo đã được xem là tập quán pháp quốc tế và được thừa nhận rộng rãi.

Bốn nguyên tắc này bao gồm:

Có dân cư xác định;

Có lãnh thổ xác định;

Có chính quyền đại diện, quản lý;

Có khả năng tham gia và bảo đảm các nghĩa vụ quốc tế.

Như vậy, trong trường hợp của Israel, nó đương nhiên được xem là một quốc gia theo pháp luật quốc tế mà không còn gì để bàn cãi. Tuy nhiên, nếu buộc phải nói thêm về sự thừa nhận quốc tế, có thể ghi nhận thêm rằng Israel là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1949 và được hầu hết các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc công nhận.

Hiển nhiên, vẫn có trên dưới 30 quốc gia Arab và Hồi giáo, điển hình như Iran, không công nhận sự tồn tại của Israel. Họ công khai cho rằng quét sạch Israel và người Do Thái ra khỏi bản đồ thế giới là nghĩa vụ tôn giáo của mình.

Riêng về Palestine, câu chuyện có hơi phức tạp hơn.

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ ÍT AI BIẾT

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ ÍT AI BIẾT

Có đến 90% là bạn chưa biết gì về câu chuyện lịch sử này. Bởi vì... ngay cả những bậc trí thức, học giả, những nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở VN cũng không biết khi trả lời câu hỏi: "Trước thế kỷ 20, cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Hoa vào Việt Nam là cuộc xâm lược nào? Trong sự kiện ấy, ai là tổng chỉ huy của quân đội Trung Hoa? Ai là người đánh bại đội quân xâm lược đó?”

Hầu hết người được hỏi đều trả lời: Đó là cuộc xâm lược của Mãn Thanh thời Hoàng đế Càn Long vào năm 1789, chỉ huy đội quân xâm lược là Tôn Sĩ Nghị, người đánh bại đội quân xâm lược đó là Hoàng đế Quang Trung.

Chỉ có một học giả duy nhất trả lời đúng: Cuộc xâm lược cuối cùng là vào thế kỷ 19, thời Từ Hy thái hậu của Mãn Thanh, chỉ huy đội quân xâm lược là Phùng Tử Tài, còn người đánh bại cuộc xâm lược đó của Trung Hoa là… thực dân Pháp. (Nói rõ hơn: đó là học giả Trần Trọng Kim, webmaster ghi thêm)

Tại sao hầu hết những người am tường sách vở ở Việt Nam mà tôi có dịp được hỏi lại hoàn toàn không nhớ gì về cuộc xâm lược trong thế kỷ 19 này của Trung Hoa?

Vì nó hoàn toàn bị xoá khỏi lịch sử. Nó không được dạy trong chương trình sử ở cả bậc đại học lẫn trung học.

Cuối thế kỷ 19, Việt Nam đối diện với hai siêu cường, Pháp và Mãn Thanh, một bên đến từ phương Tây, mang theo nền văn minh của chủ nghĩa tư bản, một bên là thiên triều ngàn năm vẫn đang chìm đắm trong ảo giác mình là trung tâm của thế giới.

Ngay sau khi Pháp lấy Nam Kỳ, Mãn Thanh cũng lập kế hoạch đánh chiếm miền Bắc.

Mãn Thanh quyết tâm đánh chiếm Bắc Kỳ vì Việt Nam đã suy yếu, và nhằm bảo vệ mô hình thiên triều - chư hầu ngàn năm. Pháp thì quyết lấy nốt phần còn lại. Hai bên tất yếu bước vào một cuộc đụng đầu lịch sử, dần dần đi đến chỗ đánh nhau ác liệt ngay trên lãnh thổ Việt Nam, qua một loạt trận đánh như Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Tuyên Quang năm 1883.

Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021

ISRAEL, PALESTINE VÀ JERUSALEM

 Dũng Phan

 


Câu chuyện hôm nay được viết lại từ sự kiện hôm nay, khi Israel – Palestine đối diện khả năng bùng nổ chiến tranh toàn diện. Bắt đầu bằng việc chính quyền Israel đuổi 6 gia đình Palestine sinh sống tại khu vực Sheikh Jarrah thuộc Đông Jerusalem, thổi bùng lên ngọn lửa giận dữ của người Palestine. Cảnh sát được gọi đến và đụng độ đẫm máu xảy ra. Hamas, tổ chức vũ trang của người Palestine ở Dải Gaza tuyên bố đứng về phía người dân Palestine bị lấy đất. Cùng thời điểm đó, hàng chục ngàn người Palestine biểu tình bên ngoài đền thờ Al-Aqsa, địa điểm linh thiêng thứ ba của người Hồi giáo. Đền thờ nằm tại khu thành cổ Jerusalem và sát với Bức tường than khóc - địa điểm linh thiêng bậc nhất với người theo Do Thái giáo. Chưa hết, hàng ngàn người Do Thái cũng đổ về khu thành cổ để kỷ niệm ngày Israel chiếm được Đông Jerusalem.

Tính từ khuya ngày 10 tháng 05, đã có hơn 1.000 quả rốc két được bắn về phía Israel. Lá chắn bảo vệ Israel mang tên “vòm sắt” đã được kích hoạt với một hình ảnh đẹp kinh khủng trên bầu trời, nhưng là một hình ảnh đẹp đáng sợ của chiến tranh. Quân đội Israel cũng không để yên, đáp trả bằng hàng trăm cuộc không kích.

Câu hỏi:

-Tại sao lại có chuyện thù hận này?

-Tại sao từ ngày chúng ta biết đọc tin tức và đọc thời sự, đã luôn nghe về việc này?

-Và tại sao Jerusalem lại quan trọng đến thế?

-Tại sao họ lại cùng giành nhau một địa điểm linh thiêng?

“Hãy đi tìm lịch sử, bởi chỉ có lịch sử mới đi kể cho bạn về nguồn gốc của vấn đề”.

//

1. Tôn giáo – sự ra đời của mâu thuẫn

Thiên chúa giáo, Hồi giáo, vì sao mà sinh ra? Lý do vì sao xuất hiện các cuộc thập tự chinh? Lý do vì sao Israel lại là cái gai trong mắt của cộng đồng Ả Rập.

Đầu tiên là một sự thật gây bất ngờ cho tất cả: Do Thái giáo, Kito giáo (Thiên Chúa Giáo theo cách gọi của tiếng Việt) và Hồi giáo – 3 tôn giáo đang đánh nhau chí chóe ở khu vực Trung Đông ... đều có cùng chung một gốc. Đấy được gọi là các tôn giáo độc thần mà nguồn gốc chung của chúng đến từ một nhân vật sống vào đầu thiên niên kỷ 2 TCN (tức cách đây 4000 năm), gọi là Abraham.

Và địa điểm mà người cha ấy sinh ra các tôn giáo đó chính là chỗ bom đạn đang nổ ầm ầm: Trung Đông và Jerusalem.

3000 năm về trước, tộc người Do Thái đến định cư ở phía tây bán đảo Ả Rập. Vị vua của người Do Thái tên là vua David (người đã đánh bại tên khổng lồ Goliath) mà nhiều người vẫn dùng thành ngữ. Thủ đô và trung tâm của người Do Thái bạn có biết là tên gì không? Nó tên là … Jerusalem. Và trên quê hương với những vùng đất được định hình này, Do Thái giáo đã được sinh ra từ gốc khởi nguồn của Abraham.

1/ Do Thái giáo của người Israel đã xuất hiện từ rất lâu, và còn xuất hiện đầu tiên.

2/ Vùng đất mà họ đang sinh sống của hôm nay, là nơi mà tổ tiên họ đã ở đó từ 3000 năm trước.

Nắm kỹ được 2 điều đó, chúng ta mới hiểu để đi đến phần sau của câu chuyện.

Người Do Thái lập nước được một thời gian thì bị đô hộ bởi đế quốc Babylon (Iran, Iraq) ngày nay. Sau đó đến lượt đế chế La Mã thống trị họ. Đây là quốc gia mất nước hơn 1000 năm.

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

GIÁO SƯ PHAN ĐÌNH DIỆU (1936-2018): KHÍ PHÁCH & TRÍ TUỆ

 ( Bài của Trương Huy San)

 


"Đã 3 năm rồi kể từ ngày đăng bài này, họ vẫn kiên định đi tìm ánh sáng trong đường hầm cụt.

Đất nước dường như đã cạn kiệt người tử tế, đâu đâu cũng nhung nhúc loài xôi thịt, giả trá, bất lương.

Ngày càng ngộ ra rằng, những người tài năng sinh ra trên xứ sở này đều cô độc. Có lẽ họ đầu thai nhầm dân tộc này rồi"

( Nguyen Nguyen)

 

Sáng nay tôi hỏi 5 bạn sinh trong thập niên 1980s, 3 bạn nói không biết GS Phan Đình Diệu. Tôi buồn nhưng không bất ngờ. Ông là một người mà thế hệ chúng tôi ngưỡng mộ, cả về tài năng và sự chính trực. Có lẽ vì sự chính trực ấy mà ông rất ít khi có mặt trên những bục vinh quang. Nhưng, những đóng góp thầm lặng của ông đặc biệt là trong vai trò đưa công nghệ thông tin vào VN đang ảnh hưởng lên cả những thế hệ không còn biết ông là ai nữa.

GS Phan Đình Diệu là một trong những người đầu tiên gầy dựng ngành khoa học tính toán của miền Bắc (1968). Chiếc máy vi tính đầu tiên, có thể coi là của Đông Nam Á, ra đời năm 1980 [được thiết kế với chip Intel 8080A nên được đặt tên là VT80] là từ phòng thí nghiệm Viện Tin học của ông, bắt đầu từ những hợp tác trước đó với Viện Kỹ thuật Quân sự có sự giúp sức cả về chuyên môn và vật chất của ông André Trương Trọng Thi, người được coi là cha đẻ của máy tính cá nhân.

Theo tiến sỹ Vũ Duy Mẫn: “Năm 1981, sau khi lắp ráp thành công máy vi tính VT81 và cài đặt được ngôn ngữ lập trình Basic, Viện quyết định thử nghiệm đưa máy vi tính ứng dụng vào quản lý xí nghiệp cỡ nhỏ và vừa ở Xí nghiệp máy may Sinco”.

Nhưng, cho dù có nhiều nỗ lực, ngành công nghiệp sản xuất máy tính chỉ dừng lại ở đó. Tin học là một ngành không thể phát triển trong một quốc gia tự đóng cửa về chính trị và bị cô lập về thương mại với thế giới bên ngoài. Rất tiếc là khi tình hình trong nước bắt đầu cởi mở hơn thì GS Nguyễn Văn Hiệu (người thay giáo sư Trần Đại Nghĩa, làm Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam) lại có những quyết định phi khoa học. Năm 1993, ông Hiệu loại GS Phan Đình Diệu khi ngành tin học Việt Nam cần một người lãnh đạo có tâm và có tầm nhất.

GS Hiệu nhận chức năm 45 tuổi. Ông có mọi ưu đãi của Chế độ, từ kinh phí nghiên cứu tới quyền hạn. Nắm Viện, ông Hiệu kêu gọi “các anh các chị hãy tự cứu mình”. Các công ty được thành lập, Viện khoa học Việt Nam nhanh chóng trở thành một nơi “nửa hàn lâm, nửa chợ trời”[theo TS Giang Công Thế]. Hàng nghìn cán bộ tài năng trôi giạt khắp nơi. Nền tin học Việt Nam chuyển một cách dứt khoát sang nghề… buôn máy tính.

Dù GS Phan Đình Diệu là người viết đề cương thành lập viện Công nghệ thông tin theo mô hình mới và khi bỏ phiếu thăm dò, ông nhận được tín nhiệm của đa số tuyệt đối, GS Nguyễn Văn Hiệu vẫn chọn một người có số phiếu thấp hơn vì lý do “biết làm kinh tế”. GS Phan Đình Diệu tuyên bố từ chức Viện phó Viện Khoa học Việt Nam và ra khỏi biên chế, những chuyên gia trẻ hết lòng vì khoa học như Nguyễn Chí Công, Vũ Duy Mẫn, Lê Hải Khôi, Giang Công Thế… bắt đầu phiêu bạt.

Cho dù vậy, theo GS Chu Hảo - thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ thời kỳ internet được đưa vào VN - “GS Phan Đình Diệu vẫn là linh hồn của các chính sách phát triển công nghệ thông tin của nước ta”. Ông là Chủ tịch hội Tin học và là Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phát triển Công nghệ Thông tin cho tới năm 1998.

Nếu như, GS Nguyễn Văn Hiệu nổi tiếng là một người biết sử dụng khoa học để làm chính trị và leo lên tới các đỉnh cao danh vọng thì GS Phan Đình Diệu lại là một con người mà ngay cả trong chính trị cũng chỉ tham gia với tinh thần khoa học.