Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ VIỆC TRUNG QUỐC CHIẾM ĐÓNG CÁC THỰC THỂ ĐỊA LÝ VÀ XÂY ĐẢO NHÂN TẠO TẠI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA



NGƯỜI NƯỚC HUỆ

Hôm qua, tại buổi họp báo tổ chức ở Thanh Hóa, có nhà báo hỏi tôi: “Trung Quốc hiện đang chiếm đóng bao nhiêu đảo/đá/bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa. Tôi đã trực tiếp trả lời phóng viên đó. Tuy nhiên nhận thấy đây là vấn đề nhiều người đang quan tâm hiện nay, nên tôi đăng thông tin dưới đây để ai cần thì có thể đọc.
I. CẤU TRÚC CÁC THỰC THỂ ĐỊA LÝ Ở HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
1. Đảo (Island): Hoàn toàn nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao. Xung quanh là bãi san hô ngầm. Có một số loại cây thích hợp với san hô.
2. Cồn, Đá, Bãi (Bank, Cay, Reef, Rock, Sand, Shoal): Những mỏm đá nổi lên trên mặt biển dù thủy triều cao hoặc những bãi san hô nổi khi thủy triều thấp.
3. Bãi Đá Ngầm (Submerged Reef): Những bãi san hô chìm dù khi thủy triều thấp.
II. QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Cách Cam Ranh 248 hải lý - Vũng Tàu 305 hải lý - Hải Nam 600 hải lý. Gồm có 15 đảo nhỏ và trên 130 đá, bãi nổi và chìm, bãi san hô rải rác trên một diện tích gần 410,000 km² ở giữa Biển Đông.
- Lớn thứ nhất là đảo Ba Bình, 0.460 km², do Đài Loan chiếm giữ sau Thế Chiến thứ 2, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt và trạm khí tượng.
- Lớn thứ hai là đảo Thị Tứ, 0.370 km² bị Philippines chiếm, trước đó từng có quân đội Pháp-Việt từ thời Pháp, và sau đó quân lực VNCH ở đó trước Phi.
- Lớn thứ ba là đảo Bến Lạc, 0.186 km² bị Philippines chiếm (Trước đó từng có quân đội Nhật, có thể có lính Việt cùng với lính Nhật).
- Lớn thứ tư là đảo Trường Sa, 0.130 km² bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa.
- Lớn thứ năm là đảo Song Tử Đông, 0.127 km² bị Philippines chiếm, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.
- Lớn thứ sáu là đảo Song Tử Tây, 0.120 km², Việt Nam đóng quân.
- Lớn thứ bảy là đảo Sinh Tồn, 0.080 km², Việt Nam đóng quân.
- Lớn thứ tám là đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km², Philippines chiếm giữ.
- Lớn thứ chín là đảo Sơn Ca, 0.07 km², Việt Nam đóng quân.
- Lớn thứ mười là đảo Loại Ta, 0.065 km², Philippines chiếm giữ, từng có quân đội Việt Nam ở đó trước Phi.
- Lớn thứ mười một là đảo Hoa Lau, 0.062 km² do Malaysia chiếm giữ.
- Lớn thứ mười hai là đảo Nam Yết, 0.053 km², Việt Nam đóng quân.
- Lớn thứ mười ba là đảo An Bang, 0.016 km², Việt Nam đóng quân.
- Lớn thứ mười bốn là đảo Bình Nguyên, 0.006 km², Philippines chiếm giữ.
- Lớn thứ mười lăm là đảo (cồn) An Nhơn, 0.004 km², Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số báo Việt -Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn).
III. CÁC VỊ TRÍ TRUNG QUỐC CHIẾM ĐÓNG
1. CUARTERON REEF (E) - HUAYANG JIAO (TQ) - BÃI/ĐÁ CHÂU VIÊN (VN): Chỉ có đá san hô. Cao nhất là 1.5 mét, về hướng bắc. Trung Quốc chiếm đóng từ 1988. Một phần của bãi đá ngầm London Reefs.
2. FIERY CROSS REEF + NORTHWEST INVESTIGATOR REEF (E) - YONSHU JIAO (TQ) - ĐÁ CHỮ THẬP (VN) - KAGILINGAN (PHI): Mỏm đá cao đến 1 mét. Tất cả chìm dưới nước khi thủy triều dâng, nhưng có phân chim kết tụ. Trung Quốc đã xây một cảng hải quân bằng cách nổ phá san hô, dồn thành đống, và xây bằng xi măng, nhưng họ nói rằng không có binh lính đồn trú ở đó. Trạm quan sát hàng hải được xây năm 1988; trồng dừa, linh sam, và banyan. Thực ra có 3 bãi đá ngầm. Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988.
3. GAVEN REEFS (E) - NANXUN/XINAN JIAO (TQ) - ĐÁ GA VEN (VN): Một đụn cát, cao 2 mét. Gồm một vành đá ngầm cộng thêm một bãi đá ngầm cách 2 dặm về phía nam, cả hai đều chìm dưới nước khi thủy triều dâng. Bây giờ hoàn toàn là xi măng và một giàn kim loại được dựng lên, với những căn nhà 2 tầng được xây trên đó. Bãi đá ngầm phía nam bị Trung Quốc chiếm ngày 4/7/1992. Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988. Một phần của Tizard Banks.
4. JOHNSON SOUTH REEF (E) - CHIGUA JIAO (TQ) - ĐÁ GẠC MA (VN) - MABINI (PHI): Nằm tiếp cận với bãi đá ngầm Collins (Collins Reefs) do Việt Nam chiếm đóng cách đó 4 dặm (6 cây số) phía tây bắc. Nhô tự nhiên trên mặt nuớc chỉ khi thủy triều xuống, nhưng cho rằng nhiều mỏm đá nhô trên mặt nước khi thủy triều dâng. Đây là nơi xảy ra trận đánh năm 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988. Một phần của Union Banks.
5. MISCHIEF REEF (E) - MEIJI JIAO (TQ) - ĐÁ VÀNH KHĂN (VN) - PANGANIBAN (PHI): Vài mỏm đá nhô trên mặt nước khi thủy triều xuống. Có một cái đầm. Vào tháng 2/1995, Trung Quốc đã từng xây dựng hệ thống trú phòng bằng gỗ trên những cột trụ, bắt đầu chính thức việc chiếm đóng đảo này. Năm 1999, Philippines phản đối việc xây dựng ấy và cho rằng đó là một đồn quân sự, đe dọa an ninh và quốc phòng của Philippines, vì nó chỉ cách Palawan 130 dặm (209 cây số). Trung Quốc tuyên bố rằng đây chỉ là một nơi trú ngụ cho ngư dân.
6. SUBI REEF (E) - ZHUBI JIAO (TQ) - ĐÁ XU BI (VN): Nằm 16 dặm (26 cây số) tây nam của đảo Thị Tứ (Pagasa Island) do Philippines chiếm đóng. Nhô tự nhiên trên mặt nước khi thủy triều xuống. Bao quanh một đầm nước. Trung Quốc đã xây những căn nhà 3 tầng, bến tầu, và một bãi đáp trực thăng.
7. HUGHES REEF (E) - DONGMEN JIAO (TQ) - ÐÁ HUY GƠ/TƯ NGHĨA (VN): Đá Tư Nghĩa là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá chỉ nổi khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Trung Quốc kiểm soát đá này từ ngày 28/2/1988 và đã xây dựng một toà nhà hai tầng cùng với công sự phòng thủ tại đây. Một phần của Union Banks.
8. WHITSON REEF (E) - NIUER JIAO (TQ) - ĐÁ BA ĐẦU (VN): Vài mỏm đá nhô tự nhiên trên mặt nước khi thủy triều dâng. Một phần của Union Banks.
9. MCKENNAN REEF (E) - XIMEN JIAO (TQ) - ÐÁ KEN NAN (VN): Tối thiểu cũng nhô tự nhiên trên mặt nước khi thủy triều xuống. Chiếm đóng năm 1988. Một phần của Union Banks.
Tổng cộng Trung Quốc đã chiếm 9 đá, bãi ngầm trong quần đảo Trường Sa và đang cải tạo thành đảo nhân tạo ở 7/9 đá, bãi ngầm này. Trong đó cải tạo và bồi đắp mạnh nhất là tại các đá, bãi ngầm: Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven, Châu Viên, Tư Nghĩa…
Ngoài ra, có thể một số vị trí khác như Đá Én Đất (Eldad Reef), Bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal), Cồn san hô Jackson (Jackson Atoll/Reef), Bãi Chóp Mao (Bãi Cạn Sa Bin, Sabina Shoal) cũng đang thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét