Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018
Vì sao Luật Đặc khu phải lùi vô thời hạn?
‘Luật bán nước’ chính là một minh chứng hùng hồn về
quan điểm quên dân và gạt dân. Dù đã được âm thầm chuẩn bị trong nội bộ đảng
cầm quyền từ vài năm trước, nhưng chỉ đến sát kỳ họp Quốc hội tháng 5 - 6 năm
2018, ‘luật bán nước’ mới được công bố một cách chính thức như đặt sự đã rồi.
Còn trước đó, đã không có bất kỳ một động tác nào, dù là nhỏ nhất hoặc chỉ
mang tính mị dân, nhắm đến việc thông báo cho dân hoặc lấy ý kiến của dân về
dự luật đặc khu. Và càng tuyệt đối không có bất kỳ ý tưởng nào của chính quyền
về ‘trưng cần dân ý’ đối với dự luật gắn liền với cơ thể chủ quyền lãnh thổ
này – P.C.D.
Sự vận động nội tại để cho một đảng rơi hẳn cái mặt nạ
chính danh xuống đất chính là thời điểm mà những nhân vật chóp bu trên sân khấu
ngang nhiên đem lãnh thổ của dân ra bán chác. Thời điểm ấy đã được chuẩn bị dần
dà từ trong bóng tối lâu nay nhưng đã lộ diện trắng trợn với “luật bán nướ c”
này. Thôi thì đủ mọi bộ mặt mà xưa kia Vũ Trọng Phụng đã vẽ ra trong kiệt
tác Số đỏ của mình, nay tái hiện gần như đầy đủ, mà cụ cố Hồng thì
“bị nó lừa” là rõ rồi. Cụ làm sao điều khiển nổi cả một đám đang nhâu nhâu
quanh bàn tiệc sốt đất, từ mụ Phó Đoan đến Me xừ Xuân… vốn đã, đang tuột ra
khỏi bàn tay nhăn nheo của cụ. Có lẽ đây cũng là những pha gay cấn chót trong
một vở kịch sắp hạ màn.
Để rồi xem.
Bauxite Việt Nam
|
Biểu tình chống Luật Đặc
Khu.
Sự kiện bản dự luật Đặc khu - đối tượng đã tạo địa chấn biểu
tình khổng lồ và gây sóng gió trong chính trường Việt Nam - vừa bị Ủy ban Thường
vụ quốc hội ‘quyết’ không mang ra bàn tại kỳ họp Quốc hội tháng Mười năm 2018 mà
để ‘lùi lại’ nhưng không xác định thời hạn, khiến người ta nhớ lại mẩu
chuyện dưới đây.
Vào đầu tháng Bảy năm 2018,
tức khoảng một tháng sau khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối ‘Luật bán nước’ (một
tục danh mà nhân dân đặt cho dự luật Đặc khu) ở Sài Gòn với nhân số lên đến hàng
trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh hành trong cả nước, Tổng bí thư Trọng
có gặp một ai đó và thốt lên ‘Nó lừa mình!’.
Tuy thật khó hoặc không thể kiểm chứng về tính xác thực của
mẩu chuyện dân gian truyền miệng trên, nhưng việc một số người dân và cựu quan
chức ở Hà Nội xì xào về nó lại có vẻ phần nào logic với cách đánh giá của một bộ
phận trong giới quan sát chính trị về quan điểm Nguyễn Phú Trọng - luật Đặc
khu: không phải là tác giả nguyên thủy của dự luật này như những Phạm Minh Chính
thời còn là bí thư Quảng Ninh và Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng nhiệt tình ủng hộ
dự thảo của Phạm Minh Chính vào thời đó, cũng không bị dư luận nổi lên nhiều đồn
đoán về việc ‘đã gom đất đặc khu giá thấp’ như một số quan chức cao cấp để chờ
khi thông qua luật Đặc khu thì sẽ ‘xả hàng’ với giá cao ngất, là nhân vật tỏ ra
có thái độ nước đôi đối với luật Đặc khu chứ không hẳn cắm đầu lao vào nó - với
một biểu hiện là cách nói hàng hai về dự luật này trong một cuộc tiếp xúc cử
tri Hà Nội vào cuối tháng Sáu năm 2018, ông Trọng có vẻ chưa dứt khoát trong
quyết định về việc luật Đặc khu có được thông qua hay không, hoặc ít nhất dự luật
này có được đưa ra Quốc hội để thảo luật thêm một lần nữa hay không.
Trong khi đó, nếu mẩu chuyện dân gian trên là có cơ sở, người
dân sẽ rất tò mò và cũng rất hào hứng để biết được ‘nó’ là ai, và đã ‘lừa mình’
là lừa cái gì và lừa theo thủ đoạn nào và ngoạn mục như thế nào.
Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018
Ukraine: Ngưng bán quả địa cầu in sai bản đồ VN

Quả địa cầu bán ở Ukraine xếp nhiều tỉnh biên giới Việt Nam vào lãnh thổ TQ, và không hiển thị hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, làm xôn xao cộng đồng mạng tiếng Việt.
Trong email trả lời BBC ngày 24/8, công ty Globus Plus của Ukraine cho hay họ đã ngưng bán sản phẩm quả địa cầu in sai hình bản đồ Việt Nam.
"Chúng tôi không phải là nhà sản xuất những quả địa cầu này."
"Và, thật không may, chúng tôi không biết rằng bản đồ thế giới đã được in lỗi."
"Chúng tôi đã ngưng bán những sản phẩm địa cầu này."
"Chúng tôi xin lỗi vì sai sót này," email từ người quản lý công ty, tên Alexander, cho hay.
Tuy nhiên Globus Plus không trả lời BBC Tiếng Việt quả địa cầu có xuất xứ từ đâu.
Thông tin từ mạng xã hội
Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018
GẠC MA “Vả mõm” Nguyễn Thanh Tuấn(*)
Phan Trí Đỉnh
(thương binh chiến trường Quảng Trị năm 1972)
Có bạn cho tôi xem bài viết của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, trong đó có những dòng chỉ trích, bôi nhọ tôi như sau: “…Có thể khẳng định một cách chính xác Đỉnh và những kẽ như ông thực chất là bọn đồng loã với đám trở cờ chống Đảng …’’.
Thưa ông Trung tướng, ông nói một nửa sự thật thì không phải là sự thật vậy mong ông hãy chịu khó đọc kỹ những gì tôi viết sau đây để phản
bác ông. Ông hãy
nghiên cứu có hệ thống các tài liệu đã công khai bấy lâu rồi sử dụng tư duy LÀNH MẠNH để tự mình kết luận nhé:
1/ Nội dung hồi ký của vị Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Trần Quang Cơ. Người từng có 44 năm công tác
trong Bộ này và được BCT giao rất nhiều
nhiệm vụ tối quan trọng.
2/ Tổng kết của Bộ Tổng tham mưu về những sai lầm khuyết điểm của quân đội trong chiến tranh Trung - Việt và chiến dịch bảo vệ Gạc Ma (có ảnh chụp kèm theo ở cuối bài).
3/ Nội dung bài phát biểu của ông Lê Đức Anh tại Trường Sa ngày 7/51988. Ngay sau
khi giặc TQ đánh
chiếm Gạc Ma và thảm sát 64 chiến sỹ HQ lại có những nội dung “lạ lùng, đặc biệt, khó tin” trong bối cảnh toàn dân,
toàn quân đang
ngút trời căm hận (http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/loi-the-cua-dai-tuong-le-duc-anh-o-truong-sa-nam-1988-435629.html)
4/ Nội dung đoạn trích của cuốn Lịch sử Quân chủng Hải quân khẳng định rõ có phương án tác chiến “Không nổ súng nhưng quyết tâm giữ đảo” (có ảnh chụp kèm theo ở cuối bài - trang 383)(**).
5/ Nội dung một bài báo đăng trên tờ Nhân Dân từ 1988 có tường thuật rất cụ thể cách đ/c Thiếu tá Trần Đức Thông Lữ đoàn phó Lữ 146 truyền đạt mệnh lệnh “Không được nổ súng” TRỰC TIẾP tới cán bộ chiến sỹ khi sắp xảy ra sự kiện giặc TQ nổ súng tấn công (có ảnh chụp kèm theo ở cuối bài).
Xin
các bạn chú ý: Trước đó BCH đã có cuộc họp khẩn trên tàu 604 để quán
triệt phương án tác chiến “Không nổ súng nhưng quyết tâm giữ đảo”. Khi sắp nổ ra sự kiện thì Thiếu tá Trần Đức Thông trực tiếp đứng trước mũi tàu quát to mệnh lệnh “Không được nổ súng khi chưa có lệnh của tôi”. Điều này góp phần giải thích tại sao có chiến sỹ nghe rõ lệnh (ví dụ anh Thống, anh Lanh…) lại có chiến sỹ không biết có lệnh (Anh Lê Hữu Thảo chẳng hạn).
6/ Không phải là ngẫu nhiên mà một Hội đồng Thẩm định Quốc gia đã được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban TGTW và Ban
Bí thư TW để làm “bà đỡ” cho
cuốn sách này!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)