Tham nhũng chẳng những
không thể xóa bỏ và thậm chí không thể ngăn chặn dưới các chế độ độc tài toàn
trị như chế độ cộng sản (CS). Nếu tham nhũng có thể ngăn chặn được thì Liên Xô
đã không sụp đổ.
Bản phân tích mật số
SOV 8510145X của CIA vào tháng 8, 1985 được bạch hóa năm 2014 cho biết phong
trào chống đối tại Ba Lan phát xuất từ tình trạng tham nhũng trầm trọng trong
hệ thống đảng và nhà nước CS Ba Lan.
Cũng theo phân tích
mật này, Yuri Andropov, “đồ tể của Budapest” vì vai trò của y trong vụ đàn áp
cuộc nổi dậy tại Hungary 1956 và Mùa Xuân Tiệp Khắc 1968 và từng là Giám đốc
KGB từ 1967 đến 1982, khi lên nắm quyền Tổng Bí thư Đảng CSLS đã ra lệnh bỏ tù
hàng loạt cán bộ các cấp lãnh đạo đảng vì tội tham nhũng.
Chính sách chống tham
nhũng cứng rắn của Andropov có hai mặt, (1) để thanh lọc hàng ngũ giới cai trị
và (2) lấy lòng dân.
Andropov chết,
Konstantin Chernenko lên thay và cũng tiếp tục chính sách chống tham nhũng của
Andropov nhưng cả hai cuối cùng đều thất bại.
Tại Liên Xô cũng như
tại các nước CS khác tham nhũng có tính đảng. Nói rõ hơn tham nhũng là căn bịnh
cơ chế, tồn tại trong lòng cơ chế và chỉ có thể được chữa trị sau khi cơ chế
độc tài toàn trị bị xóa bỏ.
MINH BẠCH CỦA CHÍNH
PHỦ (GOVERNMENTAL TRANSPARENCY)
Một tiêu chuẩn quốc tế
để đo lường mức trong sạch của một xã hội là sự minh bạch của Chính phủ.
Minh bạch của Chính
phủ (Governmental transparency) là gì?
Theo
định nghĩa của The Encyclopedia of American Politics, minh bạch của Chính phủ
(Governmental transparency) là “Công khai, trách nhiệm, và thành thật xác định
tính minh bạch của Chính phủ. Trong một xã hội tự do, minh bạch là trách nhiệm
của Chính phủ để chia sẻ thông tin với người dân. Minh bạch là trọng tâm để qua
đó người dân quy trách nhiệm cho các viên chức chính quyền.” (Openness, accountability,
and honesty define government transparency. In a free society, transparency is
government’s obligation to share information with citizens. It is at the heart
of how citizens hold their public officials accountable.)
Theo định nghĩa đó, ba
đặc điểm của minh bạch cần phải có gồm (1) công khai, (2) trách nhiệm và (3)
thành thật. Đồng thời, ba hậu quả của không minh bạch trong Chính phủ gồm (1)
thông tin bị bưng bít, (2) lạm dụng quyền hành và (3) tham nhũng.
Dưới chế độ CSVN hiện
nay, nếu chỉ phải trả lời theo lối trắc nghiệm, một người có nhận thức chính
trị căn bản nào cũng có thể dễ dàng chọn “không” cho ba đặc điểm và “có” cho ba
hậu quả.
GORBACHEV VÀ MINH BẠCH
Sau khi phong trào CS
Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhiều nhà nghiên cứu đổ xô đi tìm lý do. Mỗi người
nhìn sự sụp đổ của phong trào CS quốc tế từ một góc cạnh khác nhau tùy theo mục
đích nghiên cứu của mình nhưng đều cùng nêu ra một lý do chung: Chính quyền CS
không minh bạch.
Là lãnh đạo CS cao cấp
nhất của Đảng và Nhà nước Liên Xô, hơn ai hết, Mikhail Gorbachev biết rất điều
đó. Ông ý thức rằng hệ thống Soviet dựa vào tuyên truyền dối trá và nhà tù, hơn
70 năm đã kìm hãm sự phát triển tự do của nhận thức con người, đi ngược lại sự
chuyển động tự nhiên của xã hội.
Vào cuối thập niên
1980, văn minh nhân loại đã phát triển đến mức những câu chuyện tuyên truyền
hoang đường về một thiên đường CS đã thành những chuyện cười trong các quán
rượu ở Nga, và nhà tù không thể nhốt hết 300 triệu người dân trong 15 nước
thuộc liên bang Xô Viết.
Muốn Liên Xô tồn tại,
Đảng CS phải thực hiện những thay đổi tận gốc rễ của chế độ và trước hết là
minh bạch. Chính từ lý do đó, một trong những trọng điểm của chương trình
Glasnost (Cởi mở) mà Gorbachev phát động vào năm 1986 là để gia tăng mức độ
minh bạch trong Chính phủ.
Gorbachev chủ trương
tạo một không khí tranh luận giữa Chính phủ và người dân về tất cả các vấn đề
của đất nước, và điều này cũng có nghĩa giới hạn quyền kiểm soát của trung ương
Xô Viết như đã có trước đây. Nhưng những cố gắng của Gorbachev đến quá trễ và
trở thành con dao hai lưỡi, chặt đứt chế độ mà ông ta nỗ lực để cứu vãn.
TỪ ĐẶNG TIỂU BÌNH ĐẾN
TẬP CẬN BÌNH VÀ MINH BẠCH
Học bài học Liên Xô,
Đặng Tiểu Bình và các thế hệ lãnh đạo Trung Cộng sau y thay vì mở rộng đã chọn
lựa ban cho người dân cơm áo nhưng siết chặt xã hội Trung Quốc bằng một chế độ
hà khắc về đời sống tinh thần không khác gì Tần Thủy Hoàng hai ngàn hai trăm
năm trước.
Lãnh đạo Trung Cộng
ngăn cấm sử dụng internet ngoài giới hạn cho phép. Các mạng thông tin xã hội
quen thuộc với phần lớn nhân loại như Facebook, Twitter hay Youtube bị chặn.
Mọi đường thông tin ra ngoài Trung Quốc đều do Đề án Lá chắn Vàng (Golden
Shield Project) thuộc Bộ An ninh Quốc gia kiểm soát. Để trấn áp dân chúng trong
lãnh vực thông tin, Bộ An ninh Quốc gia Trung Cộng tuyển dụng một lực lượng an
ninh mạng khoảng 2 triệu nhân viên.
Trong một bài bình
luận gởi riêng cho báo New York Times ngày 15 tháng 6, 2015, Bào Đồng (Bao
Tong), cựu Trưởng Ban Cải cách Chính trị Trung ương Đảng CSTQ và là Thư ký
riêng của cố Thủ tướng Triệu Tử Dương, nhận xét rằng chính sách “làm giàu trước
đã” của Đặng đã biến xã hội Trung Quốc thành một xã hội tham nhũng từ địa
phương đến trung ương, lãng phí tài nguyên, tàn phá môi trường thiên nhiên và
di họa cho các thế hệ mai sau.
Họ Đặng đã là làm mọi
cách để gia tăng tổng sản lượng bất chấp những tai họa do các chính sách đó gây
ra.
Đầu năm 2015, trước áp
lực quốc tế và sức phản kháng của người dân như mạch nước ngầm đang chuyển
động, Tập Cận Bình lo lắng và tuyên bố sẽ minh bạch hơn trong các chính sách
kinh tế, quốc phòng và đẩy mạnh chính sách chống tham nhũng. Tuy nhiên, theo
các nhà phân tích, hành động của họ Tập chỉ nhằm mục đích thanh trừng các phần
tử chống đối và củng cố quyền lực cá nhân hơn là gia tăng minh bạch trong Chính
phủ.
Trung Cộng tồn tại
được bao lâu hiện đang là một chủ đề được các nhà nghiên cứu kinh tế chính trị
tập trung vào.
Không ai biết chắc về
thời điểm hay cách thức nhưng đều đồng ý Trung Cộng sụp đổ chỉ là vấn đề thời
gian. Lần nữa, một trong những lý do là không minh bạch trong Chính phủ.
CSVN VÀ MINH BẠCH
Việt Nam, về bên
ngoài, đang đối diện với con quái vật Trung Cộng đang ăn tươi nuốt sống từng
phần thân thể, và bên trong, là một chế độ toàn trị tồn tại bằng tuyên truyền
lừa bịp, bằng nhà tù và sân bắn.
Nhìn cách lãnh đạo
CSVN giải quyết vụ cá chết để thấy truyền thống bịa đặt, bao che, giả dối, đổ
thừa vẫn chưa thay đổi.
Mỗi khi có một biến cố
ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo, trước hết họ im lặng mong cho biến cố tự
động qua đi. Nếu không im lặng được, không lấp liếm được, họ nặn ra một nguyên
nhân chỉ để đổ thừa mặc cho hàng triệu ngư dân đang đói khát, tài nguyên đất
nước tiêu hao và những kẻ thật sự gây ra tai họa có thêm thời gian để xóa đi
bằng chứng.
Người viết đã bàn khá
nhiều về chính sách tẩy não, tuyên truyền lừa bịp và chế độ công an trị, ở đây
chỉ nêu ra những thống kê quốc tế về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam.
Theo Index Corruption
Perceptions do tổ chức Transparency International công bố, năm 2018, về chỉ số
tham nhũng, Việt Nam bị xếp vào hạng 117 trong số 180 quốc gia được phân tích,
tụt xuống 10 hạng so với chỉ số 2017. Đa số các quốc gia cùng nhóm tham nhũng
nặng như Việt Nam là những nước nghèo nàn, độc tài và lạc hậu Phi Châu.
Mặc dù lãnh đạo CS gào
thét chống tham nhũng trong không biết bao nhiêu nghị quyết, tình trạng tham
nhũng ngày thêm trầm trọng. Chỉ số tham nhũng của Việt Nam đã rớt từ hạng 76
năm 2000 xuống hạng 112 năm 2012, và rớt xuống hạng 117 năm 2018.
Khẩu hiệu “Cá cần nước
sạch, Dân cần minh bạch” do các bạn trẻ giương cao trong phong trào chống
Formosa không chỉ là một đòi hỏi mà là một khẳng định. Người dân cần được lãnh
đạo bởi một chính quyền minh bạch.
Nhưng tìm đâu ra minh
bạch tại Việt Nam?
Không tìm đâu ra bởi
vì đơn giản minh bạch không tồn tại dưới chế độ CS, và do đó, cách duy nhất để
có minh bạch là người dân phải đứng lên góp phần tạo dựng một cơ chế chính trị
mới thành thật, công khai, trách nhiệm, một Chính phủ thật sự do dân và vì dân.
T.T.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét