Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

TỈNH BẮC GIANG TẬN THU “THUẾ “ CẢ NGƯỜI TU HÀNH !



Tô Oanh ( đã gửi RFA )
Mấy năm nay, nông thôn Việt Nam đã bỏ thuế nông nghiệp. nhưng để bù lại, nhà nước bắt dân phải đóng góp hơn chục loại nghĩa vụ khác nhau như nộp tiền giao thông nông thôn, lao động công ích, quỹ an ninh, quỹ xóa đói giảm nghèo, đê điều, trạm xá, khuyến học …. Đấy là chưa kể tiền đóng góp cho những người tham gia các hội nọ hội kia do đảng giám sát và chỉ đạo….Nhưng…
Chiều nay, tôi đưa thằng cháu ngoại hơn 1 tuổi lên vãn cảnh chùa Hồng Phúc ( nơi đặt đại bản doanh Ban trị sự Hội phật giáo tỉnh Bắc Giang) thì thấy vị đứng đầu Hội phật giáo tỉnh đang to tiếng với một vị Tì kheo ( đại đức ) là người quê ở Bắc Giang nhưng đang trụ trì tại tỉnh Tây Ninh. Nếu không có tôi can ngăn thì có lẽ hai vị có thể “ choảng nhau “, sự thể như sau ( tôi có xem giấy tờ của vị Tì kheo và một băng ghi âm đối thoại của vị sư này với chủ tịch xã nơi quê ông ) :

Ông là  Nguyễn Văn Toản, sinh ngày 5/10/1963 tại thôn Đỉnh, nguyên Phó công an xã Liên Sơn, Tân yên, Bắc Giang. Ông đã có vợ và 2 con. Năm 2006 ông đã vào chùa  học đạo và năm 2008 ông chính thức xuất gia ( đã báo cáo UBND xã và xã nơi quê ông có đóng dấu xác nhận. Giấy chứng minh nhân dân của ông có pháp danh Thích Phước Giác, trụ trì tại chùa Phước Quang ấp Tân Đông, Tân Thành, Tân Châu, Tây Ninh. Nhưng từ 2006 đến nay, gia đình ông vẫn phải nộp tất cả các khoản nghĩa vụ đóng góp của ông cho chính quyền địa phương ! Nay ông ra bắc về thăm quê, ông có lên gặp chủ tịch xã để hỏi việc thu “ thuế “ này thì được chủ tịch xã nói là vì không cắt khẩu tại địa phương nên địa phương vẫn phải thu tất cả các loại nghĩa vụ mà nhà nước và hội đồng nhân dân các cấp quy định. Vị chủ tịch xã còn thách thức ông cứ đi “kêu” các cửa đi chứ xã không làm sai! Vì bức xúc, ông chạy lên Hội phật giáo tỉnh để hỏi cho ra nhẽ. Tiếc rằng người đứng đầu hội phật giáo tỉnh Bắc Giang tuyên bố thẳng thừng rằng “đấy là việc của chính quyền” không liên quan gì đến Hội phật giáo Quốc doanh của ông! Rằng ông ( vị Tì kheo ) “không có quyền hỏi tôi” , rằng “ tôi không có nghĩa vụ phải trả lời”. Không biết Hội phật giáo tỉnh có nhận lương của nhà nước không mà lúc ấy mới 4 giờ chiều, vị đứng đầu Hôi phật giáo tỉnh thản nhiên ra ngắm vườn rau của nhà chùa mà không thèm tiếp xúc với người cùng xuất gia như mình ở phía Nam  lặn lội về quê muốn thỉnh cầu đôi lời. Bổ đầu nhân khẩu để thu “ nghĩa vụ “ đối với vị tu hành nơi xa chẳng biết đúng hay sai, nhưng qua chuyện  này, xin hỏi :
1.     Đã đi tu,  có nghĩa là không kinh doanh, không làm kinh tế , đi ở ẩn làm phúc giúp người thì lấy tiền đâu mà nộp “ nghĩa vụ “ cho địa phương và Nhà nước cơ chứ? Thời thế đã mạt vận lắm rồi sao mà phải tận thu cả vài đồng bạc hàng năm của người đã xuất gia ?
2.     Ở ngoài Bác, gia đình có người chết, muốn mời được người nhà chùa đến làm thủ tục khâm liệm cho người quá cố, gia đình phải có chí ít cũng từ 2 đến 4 triệu đồng thì việc mới xong! Tôi đã nhiều lần vô Nam, đám tang trong đó, các vị sư chẳng hề đòi đồng nào của gia chủ cả. Vậy Tì - kheo lấy đâu ra tiền mặt để nộp “ nghĩa vụ “ cho chính quyền nơi quê ông đây ? Là người cùng trong giới xuất gia, sao lại vô trách nhiệm và vô cảm thế thưa vị “ bồ tát “ đứng đầu giới phật giáo quốc doanh ở Bắc Giang !
3.     Việc liên lạc giờ đây không còn khó khăn như trước đây, thiết nghĩ địa phương nên tìm hiểu xem Thầy Thích Phước Giác có thực đi tu ở Tân Thành, Tân Châu, Tây Ninh không? Là sư “ thứ thiệt “ hay lừa đảo để mà sớm có quyết định thu tiền “nghĩa vụ “ công dân tại địa phương hay nơi cư trú chứ ? Cư trú một nơi, thu tiền nghĩa vụ công dân một nẻo nghĩa là sao, có bất tiện không ? Người dân hiện phải nộp quá nhiều khoản tiền cho cái gọi là tiền  “ nghĩa vụ “ , nhưng cũng không nên thu tiền của những người trong giới Tu hành.
4.     Đồng đạo với nhau mà sư quốc doanh miền Bắc không thèm tiếp sư miền Nam, công dân đi biểu tình phản đối bọn Tàu được an ninh cho là phản động…; xem ra chính sách “hòa giải hòa hợp dân tộc “ của đảng chỉ là một trò mị dân mà thôi !
Ghi chú :
-         Số ĐT di động của ông Thích Phước Giác : 01683707071; 01695679053
-         Số Chứng minh nhân dân của ông Giác: 120419753, cấp ngày 1/12/2011
                                                   Bắc Giang ngày 21/12/2014
                                                            Tô Oanh
                                                     Nhà 6c, ngõ 75, Trần Đăng Tuyển, TP Bắc Giang
                                                     Email : tooanh@ymail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét